1. Cưới mà không đăng ký kết hôn không được công nhận là vợ chồng ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: Chị tôi lấy chồng chỉ làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn, vài tháng sau thì chia tay. Xin hỏi, hai người có được công nhận là vợ chồng không? Bây giờ, anh ta có quyền can thiệp vào cuộc sống của chị tôi không?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Quan hệ vợ chồng chỉ phát sinh khi nam nữ đủ điều kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn việc chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Theo đó, nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Như vậy, việc chị bạn lấy chồng nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới thì chị bạn và người đàn ông đó không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Hai người có quyền tự thỏa thuận chấm dứt việc chung sống với nhau.

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Theo quy định này, trong trường hợp hai người không thỏa thuận được việc chấm dứt việc chung sống thì chị gái bạn có quyền làm đơn yêu cầu tòa án cấp quận, huyện nơi cư trú giải quyết. Trong trường hợp đó, tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng chứ không tuyên chị bạn được ly hôn như những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn.

Nếu như có tranh chấp về tài sản thì dù chưa đăng ký kết hôn nhưng pháp luật vẫn cho phép các bên áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về vấn đề này như những cặp vợ chồng hợp pháp khác. Cụ thể, việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật này, tức là tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của các bên;

– Công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của người phụ nữ trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ.

Nếu ngoài vấn đề tài sản, hai bên còn có sự tranh chấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật này. Cụ thể là: Hai bên tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khi các bên đã thỏa thuận (hoặc quyết định của tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng có hiệu lực) thì người đó không có quyền can thiệp vào cuộc sống của chị bạn nữa. Nếu người đó có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của chị bạn thì tùy từng trường hợp cụ thể, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự. Có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trân trọng./.

2. Quy định về bồi thường tuổi thanh xuân khi không đăng ký kết hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, vợ chồng em cưới nhau được 04 tháng, do nhà chồng có tang nên xin chỉ cưới ở nhà gái. Giờ hai vợ chồng đang sống chung với mẹ chồng. Hai vợ chồng ở nhà phụ mẹ làm ruộng chứ không có việc làm thêm. Giờ chồng em đang nhắn tin qua lại với một người con gái khác bị em bắt được lúc nữa đêm. Hai vợ chồng nói chuyện với nhau, chồng em bảo chia tay đi vì chồng em hết thương em rồi. Với nói là ở không hợp nhau nữa nên chia tay. Đuổi em về nhà ba mẹ ruột em. Em có bảo chồng em gửi đơn ra Toà giải quyết thì chồng em nói chưa đăng ký nên không cần ra toà.
Vậy giờ em hay chồng em gửi đơn ra Toà thì có giải quyết không ạ ? và em có được bồi thường thanh xuân không ạ? Nếu em muốn được bồi thường thanh xuân thì em phải làm thế nào ạ? Chồng em có đi xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng lỡ làm ướt nên vứt rồi. Em có nói chồng em đi xin lại nhưng chồng em không đi cứ ậm ừ cho qua chuyện này để không đi đăng ký kết hôn với em. Giờ em phải làm gì và nộp đơn ở đâu ạ?
Mong sớm nhận được phản hồi của Luật sư của LVN Group, em xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, hai vợ chồng bạn có tổ chức đám cưới nhưng hai bạn lại không đăng ký kết hôn. Do đó, việc kết hôn giữa hai bạn không có giá trị pháp lý, giữa hai bạn không phát sinh quan hệ vợ chồng, cũng như không phát sinh các quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do đó, bạn hoặc chồng bạn cũng không cần phải làm thủ tục ly hôn tại Tòa án. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp, vợ chồng bạn có tranh chấp với nhau về con chung hoặc tài sản chung hoặc có nguyện vọng mong muốn Tòa án giải quyết vấn đề không công nhận quan hệ hôn nhân cho hai bạn thì có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn có nộp đơn tới Tòa án để yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng bạn thì Tòa án vẫn thụ lý đơn và giải quyết theo quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Như vậy, sau khi hai bạn không còn có ý định chung sống như vợ chồng với nhau hoặc hai bạn không thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền nộp đơn tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh nơi chồng bạn đang cư trú (có thể là đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú) để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề không công nhận quan hệ hôn nhân cho hai vợ chồng bạn theo Điều 29, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Còn về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân thì hiện nay, căn cứ vào các hệ thồng văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan thì chưa có bất kỳ một quy định nào quy định về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân khi vợ chồng ly hôn hay hai bên nam, nữ không còn chung sống như vợ chồng với nhau. Bởi lẽ, trên thực tế, để hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng với nhau hoặc đủ điều kiện để đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giữa hai bên nam, nữ đều hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc nên không thể sau khi ly hôn hoặc không còn chung sống như vợ chồng thì phải bồi thường tuổi thanh xuân được. Trong trường hợp bị lừa dối, cưỡng ép thì có thể xem xét đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không đăng ký kết hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em và chồng em không đăng ký kết hôn vậy nếu em sinh em bé có làm giấy khai sinh cho con em nơi tạm trú được hay không vì gia đình hai bên của bọn em không chấp nhận ?
Em xin chân thành cảm ơn.

Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không đăng ký kết hôn?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi không kết hôn, gọi ngay: 1900.0191

Luật sư trả lời:

Tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Mặc dù, hai bạn chưa kết hôn nhưng ai bạn có căn cứ đã chung sống với nhau như vợ chồng thì hai bạn vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con và con của bạn sẽ được mang họ của cha khi hai bạn làm thủ tục kết hợp việc làm giấy khai sinh và nhận con theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP. Cụ thể:

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

– Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

– Cơ quan giải quyết: UBND cấp xã nơi bạn đang cư trú. Nếu hai bạn có sổ tạm trú thì có thể đến UBND cấp xã nơi đăng ký tạm trú để đăng ký làm Giấy khai sinh cho con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Thẩm quyền đăng ký khai sinh khi cha mẹ không đăng ký kết hôn ?

Thưa Luật sư.Gia đình tôi có trường hợp như sau: Hai cháu lấy nhau chưa đăng ký kết hôn, sau khi sinh con thì vợ cháu bỏ đi, để lại con cho chồng nuôi, nay cha cháu muốn khai sinh cho cháu tạị nơi cha cháu có được không?
Tôi xin cảm ơn.

Quy định về bồi thường tuổi thanh xuân và giải quyết vấn đề hôn nhân khi không đăng ký kết hôn?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đinh gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

“Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.”

Mặt khác Điểm a khoản 1 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp : Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

“1. Đăng ký khai sinh

a) Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi người mẹ cư trú

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.

Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em (Ví dụ: chị T đăng ký thường trú tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhưng làm việc ổn định và sinh con tại nơi đăng ký tạm trú là phường Tân Tạo, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, thì Uỷ ban nhân dân phường Tân Tạo cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của chị T). Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ…”

Như vậy, nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì UBND cấp xã nơi ngươi cha cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con của bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Có thể hạn chế quyền làm cha khi cha mẹ không đăng ký kết hôn không ?

Thân chào Luật sư của LVN Group! Em muốn hỏi vấn đề về luật nhận cha con trong gia đình. Em với anh A cùng có một bé gái năm nay cháu được 3 tuổi, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Trong thời gian em sinh cháu thì em phát hiện anh A có con riêng với 2 người phụ nữ khác. Cũng trong thời gian này, anh A bị bắt đi cải tạo do phạm tội gây rối trật tự công cộng, phạt tù gần 3 năm.
Sau khi ra tù hồi tháng 4.2016 vừa rồi, anh A liên tục làm phiền em khi em muốn chấm dứt mối quan hệ trước kia, và em ngăn cấm anh A đến gần con gái. Hiện tại anh A hâm dọa em là sẽ giành lại con gái và nói pháp luật không có quyền ngăn cấm anh làm chuyện đó, ngay cả khi anh kêu đàn em bắt cóc cháu.
Vậy em nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. Là trong trường hợp này anh A có quyền đến gần cháu khi không được em chấp thuận hay khong? Nếu diễn biến căng thẳng hơn thì em có quyền xin phép lệnh cấm anh A đến gần con em hay không?
Em mong chờ phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Em xin chân thành cảm ơn.

>> Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

Trả lời:

Pháp luật hôn nhân gia đình và hộ tịch hiện hành quy định quan hệ giữa cha và con có thể là quan hệ dựa trên yếu tố huyết thống (quan hệ giữa cha đẻ và con đẻ) hoặc dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi).

Trường hợp của bạn, đây là quyền nhân thân nên bạn không thể tước bỏ quyền làm cha của anh ta được. Tuy nhiên nếu anh ta có những cư xử quá đáng với bạn như đe dọa tinh thần làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và con bạn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền của làm cha của anh ta đối với con của bạn. Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Theo Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

“1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên”.

Tóm lại, bạn không có quyền ngan ản anh ta thực hiện quyền làm cha với con của mình, thăm nom, chăm sóc bé nhưng nếu thấy anh ta có dấu hiệu tác động tiêu cục đén cuộc sống của bé hoặc là người có lối sống ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thàn của con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyenf làm cha của anh ta.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group