Đại hội đồng có thẩm quyền rất rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Theo Điều 10 Hiến chương Liên hợp quốc, Đại hội đồng có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về tạt cả các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc thuộc bất kỳ thẩm quyền của các cơ quan của Liên hợp qụốc cho các thành viên Liên hợp quốc hoặc Hội đồng bào an.

Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương, Đại hội đồng thành lập 6 uỷ ban chính: Uỷ ban 1 (Giải trừ quân bị và an ninh quốc tế); Ủy ban 2 (Kinh tế- tài chính); Uỷ ban 3 (Văn hoá, xã hội và nhân đạo); Ủy ban 4 (Chính trị đặc biệt và phị thực dân hoá); Uỷ ban 5 (Hành chính – Ngân sách); Uỷ ban 6 (Pháp luật quốc tế) ?

Hoạt động của Đạihội đồng được thực hiện thông qua các khoá họp thường kỳ hàng nãm và họp những khoá bất thường (Điều 20). Theo Nghị quyết 51/24) (1997) các khoá họp bắt đầu vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày 1/9. Các khóá họp bất thường (đặc biệt) có hai loại là khoá họp đặc biệt và đặc biệt khẩn cấp.

Theo Điều 18 Hiến chương, việc biểu quyết thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng được thực hiện ữên nguyên tắc bình đẳng. Các nghị quyết về các vấn đề quan trọng, như liên quan đến duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, bầu các ủy viên không thường trực và ủy viên của Hội đồng kinh tế – xã hội, kết nạp thành viên mới, khai trừ thành viên… phải thông qua với đa số áp đảo (2/3) của các thành viên tham gia và bỏ phiếu. Các vấn đề khác thông qua bằng đa số thường. Đại hội đồng cũng có thể dùng hình thức đồng thuận nếu các thành viên có sự nhất trí cao (consensus).

Mỗi quốc gia thành viên tai Đại hội đồng có nhiều nhất là 5 đại diện: Một đại diện, một số cố vấn kĩ thuật và chuyên viên cần thiết. Khi biểu quyết vấn đề nào đó, mỗi đoàn đại diễn có một lá phiếu giá trị ngang nhau. Đại Hội đồng có quyền thảo luận bất cứ vấn đề hoặc sự việc nào trong phạm vi Hiến chương Liên hợp quốc, HỮ những vấn đề thuộc thẩm quyên xem xét của Hộiđồng bảo an.Đại hội đồngPhái đoàn đại diệntổ chức nghiên cứu và đưa ra cáckiến nghị nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốctế trong lĩnh vực chính trị, khuyến khích sự phát triểntiến bộ của luật quốc tế và pháp điển hoá luật quốctế, tức đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xã hội,văn hoá… Đại hội đồng bầu các ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an, bầu thẩm phán Toà án quốc tế, kết nạp thành viên mới…

Hàng năm, Đại hội đồng họp thường kì một lần khai mạc vào ngày thứ ba tuần thứ 3 tháng 9. Đại hội đồng cũng có những khoá họp khẩn cấp được triệu tập theo đề nghị của Hội đồng bảo an hoặc đa số các nước thành viên.

Những vấn đề chủ yếu được Đại hội đồng xem xét tại phiên họp toàn thể. Các vấn đề khác được giao cho 7 ủy ban chính. Ngoài 7 ủy ban này, trong thời gian khoá họp, Đại hội đồng còn có 2 ủy ban về thủ tục để nghiên cứu về tổ chức và điều khiển công việc của khoá họp. Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Đại hội đồng còn thành lập các cơ quan giúp việc như Uỷ ban giải trừ quân bị, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn…

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)