Tôi có tìm hiểu và được biết có thể nhờ cán bộ tư pháp cùng tôi sang trại giam nơi chồng tôi đang thụ án để lấy chữ ký và hoàn tất thủ tục. Nhưng cán bộ có nói không làm được. Nhưng không đưa ra được cơ sở pháp lý nào. Vậy trường hợp này chúng tôi có được đkkh không. Và có vi phạm luật hôn nhân không ?

Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn của Luật LVN Group.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT HỘ TỊCH

2. Luật sư tư vấn:

Điều 5, khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các hành vi cấm:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Và điều 8 Luật này cũng quy định các điều kiện kết hôn:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, trường hợp của bạn không vi phạm các điều kiện và điều cấm kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 

Căn cứ quy định điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014: Thủ tục đăng ký kết hôn

“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ” 

Khi đăng ký kết hôn bạn và bạn trai bạn phải cùng có mặt và nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã và không được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Tuy nhiên vì chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù nên việc đăng ký kết hôn là rất khó. Hiện tại luật không có quy định UBND cấp xã phải cử cán bộ tư pháp xuống trại giam lấy chữ ký của chồng bạn do đó UBND cấp xã vẫn có thể từ chối đăng ký kết hôn.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Đăng ký kết hôn khi chồng đang thụ án ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group