1. Đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký tạm trú có được không ?

Xin chào luật LVN Group. Em đang muốn đăng ký kết hôn. Hiện em và bạn gái quê ở Quảng Bình, đang làm việc tại Hồ Chí Minh. Em đang tạm trú tại quận Tân Bình. Bạn gái tạm trú tại quận Thủ Đức. Theo luật vừa ban hành, từ ngày 1/1/2016 , có thể đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú hoặc nơi đang sinh sống đúng không ạ ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Quy định về đăng ký kết hôn thế nào ?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì:

“Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.”

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”

Và Điều 1 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:

“…Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn tại nơi mình tạm trú.

2. Thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

Theo đó, tại Điều 21 Nghị định này xác định:

“Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.”

Như vậy, dựa theo các quy định như trên, khi đi đăng ký kết hôn tại TP. Hồ Chí Minh thì bạn và bạn gái bạn cần phải có:

– Chứng minh nhân dân bản chính (để xuất trình khi có yêu cầu đối chứng), bản sao có chứng thực;

– Vì hai bạn không đăng ký kết hôn tại nơi thường trú, vì vậy, cả hai bạn đề phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn và bạn gái bạn đăng ký thường trú (cấp bởi Ủy ban nhân dân xã thuộc tỉnh Quảng Bình, còn giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp);

– Nộp tờ khai theo mẫu tại cơ quan tiếp nhận;

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong vòng 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành ghi vào sổ hộ tịch, cùng 2 bạn ký vào sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho bạn và bạn gái bạn.

3. Thủ tục kết hôn với người nước ngoài:

Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 như sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú).

– Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn;

– Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Đang đi nghĩa vụ quân thì có được đăng ký kết hôn không ?

Thưa Luật sư của LVN Group em tên A hiện tại em có thắc mắc xin nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em là: Hiện tại em đang đi nghĩa vụ quân sự ở Bộ Tư Lệnh quân khu 7, thành phố HCM. Trong thời gian này em có được phép làm đám cuới và đăng kí giấy kết hôn được không ?
Kính mong luât sư giải đáp gíup em, em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Đang đi nghĩa vụ quân thì có được đăng ký kết hôn không ?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

– Công dân có quyền tự do kết hôn mà không ai có quyền ngăn cản, tuy nhiên việc kết hôn được điều chỉnh trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

– Khoản 2 Điều 5 quy định như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng….”

Do đó, việc bạn đang đi nghĩa vụ quân sự không ảnh hưởng tới việc đăng ký kết hôn, đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật, không vi phạm điều cấm của pháp luật, có điều kiện tiến hành làm lễ kết hôn thì bạn có quyền kết hôn. Tuy nhiên, trong quân độ có những đặc thù nhất định. Trên cơ sở quy định của pháp luật nêu trên, bạn cần xin ý kiến của lãnh đạo đơn vị để được chi tiết hơn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Cách tính độ tổi đăng ký kết hôn hiện nay ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Ngày 1/7/2014, tôi (21 tuổi) và bạn gái tôi chưa đủ 18 tuổi (17 tuổi 10 ngày) cùng lên ủy ban nhân dân, nơi tôi có hộ khẩu thường trú để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Cán bộ xã trả lời bạn gái tôi chưa đủ tuổi kết hôn và không tiến hành thực hiện thủ tục cho tôi.
Vậy cho tôi hỏi cán bộ xã trả lời như vậy đúng hay sai? Tại sao? Căn cứ vào văn bản nào?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình (24/) số:1900.0191

Trả lời:

Tại thời điểm anh chị đi đăng ký kết hôn là ngày 01/07/2014, lúc này Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa có hiệu lực (hiệu lực từ ngày 01/01/2015), do vậy trường hợp của anh chị sẽ áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về điều kiện kết hôn, có quy định về độ tuổi kết hôn như sau:

“Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”.

Hướng dẫn tại Mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, điều này được hiểu rằng: Không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn, do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.

Bạn gái anh 17 tuổi 10 ngày, tức là đã bước sang tuổi mười tám, vẫn đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn.

Như vậy, cán bộ xã trời lời anh chị là sai. Anh chị vẫn được phép đăng ký kết hôn mà không vi phạm quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật:1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email

4. Có thể yêu cầu cấp dưỡng cho con khi chưa đăng ký kết hôn không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em tên tô thanh hằng nhờ a tư vấn về vấn đề trợ cấp nuôi con , nhưng em chưa dkkh vì hồi đó e chưa đủ tuổi , anh cho e hỏi là em có thể làm đơn xin trợ cấp từ nhà chồng trước được không ?
Mong hồi âm sớm từ Luật sư LVN Group.

Luật sư tư vấn:

– Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Trường hợp của bạn, do hai bạn không đăng ký kết hôn, bạn muốn cha đứa bé cấp dưỡng cho đứa bé thì bạn phải xác định quan hệ cha con của hai người này. Về việc xác nhân quan hệ cha – con, nếu cha đứa bé không chịu nhận con, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cha đang cư trú, làm việc để yêu cầu xác định cha – con và sau khi đã xác định cha con rồi mà cha của đứa bé không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc cha đứa bé cấp dưỡng nuôi con:

Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Tòa án sẽ dựa trên căn cứ sau để xác định mức cấp dưỡng cụ thể của người cha phải cấp dưỡng cho con:

– Căn cứ vào thu nhập của cha đứa bé

– Khả năng thực tế của cha đứa bé

– Nhu cầu thiết yếu của con. Tham khảo bài viết liên quan: Mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Chưa đăng ký kết hôn thì có làm khai sinh cho con được không ?

Em chào Luật sư của LVN Group, em có đọc được trên trang web của công ty TNHH Luật LVN Group tư vấn rằng theo pháp luật hiện nay nếu chưa đăng ký kết hôn thì vẫn làm khai sinh cho con được. Vậy tại sao lúc con em vừa được 01 tháng, chồng em đăng ký khai sinh cho con nhưng không được chấp nhận.
Chồng em có đem giấy chứng sinh, hộ khẩu và chứng minh nhân dân của hai vợ chồng lên Ủy ban nhân dân phường để làm khai sinh cho con thì họ nói phải có giấy kết hôn mới làm được ?
Mong sớm nhận được phải hồi của Luật sư của LVN Group, em xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cách xác định cha, mẹ như sau:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Như vậy, hai vợ chồng bạn hiện nay chưa đăng ký kết hôn với nhau nhưng hai bạn đã có con chung với nhau, nếu hai bạn có ý định đăng ký kết hôn thì hai bạn sau khi đăng ký kết hôn, sẽ thừa nhận đây là con chung của hai vợ chồng bạn, thì đương nhiên, Ủy ban nhân dân phường có thẩm quyền có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho con bạn.

Căn cứ theo Mục 4 Chương II Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về đăng ký xác nhận cha, mẹ, con thì việc xác nhận cha, mẹ, con được thực hiện có thể kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký xác nhận cha, mẹ, con theo quy định

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

– Giấy chứng sinh hoặc trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.;

– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết đơn yêu cầu của công dân

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Bước 3: Trả kết quả đăng ký xác nhận cha, mẹ, con và Giấy khai sinh cho trẻ

Trong trường hợp, vợ chồng bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhưng cán bộ Hộ tịch – tư pháp phường từ chối không giải quyết thì vợ chồng bạn có quyền làm đơn Khiếu nại gửi trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường để yêu cầu giải quyết hành vi làm sai quy định của cán bộ hộ tịch – tư pháp. Việc bắt buộc phải đăng ký kết hôn mới được đăng ký khai sinh là không đúng với quy định của pháp luật, kể cả khi hai vợ chồng bạn không đăng ký kết hôn thì vẫn có thể làm thủ tục xác nhận quan hệ cha con hoặc mẹ con bình thường và đương nhiên vẫn có thể đăng ký khai sinh cho con theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group