1. Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tại Mỹ
Cũng theo số liệu từ USPTO (cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ), số nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam xin đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ mới chỉ là 164 nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. Con số này thật khiêm tốn khi các DN Hoa Kỳ đã đăng ký bảo hộ 8.988 nhãn hiệu của họ tại Việt Nam.
Vì vậy việc tìm hiểu về quy trình, thủ tục hay các giấy tờ cần thiết khi Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các doanh nghiệp, các nhà quản trị Việt Nam khi mong muốn khai thác thế mạnh của thương hiệu Việt, sản phẩm Việt trên thị trường Mỹ (Hoa Kỳ).
Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office)
Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ thì trước tiên nhãn hiệu đó cần được xem xét có thỏa mãn đủ các điều kiện để được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của Mỹ hay không. Luật sở hữu trí tuệ của Mỹ quy định những điều kiện sau để một nhãn hiệu được bảo hộ, đó là:
+ Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ
+ Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ.
Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Quy trình thẩm định
Thẩm định viên của USPTO sẽ tiến hành thẩm định khả năng đăng ký của nhãn hiệu tại Mỹ. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của thẩm định viên đưa ra trong thời hạn thẩm định, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ hoặc nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận) sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Những đơn nộp trên cơ sở nhãn hiệu đã nộp tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở.
Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng. Như vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 18-21 tháng
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần
Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid (gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid), cụ thể như sau:
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Nghị định thư Madrid phải trùng với nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Việt Nam hoặc
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Thỏa ước Madrid phải trùng với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ; Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (đơn đăng ký phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Trong tờ khai cần chỉ rõ Mỹ là nước mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cần điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được nộp đơn hoặc đăng ký tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ và có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 12-14 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid) và 18-20 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid )
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần
Các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, bao gồm:
+ Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hoặc Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
+ 15 mẫu nhãn hiệu
+ Giấy uỷ quyền (gửi lại khi nhận được yêu cầu)
– Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ
– Tư vấn về các thủ tục pháp lý và đại diện trong việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ.
– Làm thủ tục xin gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Mỹ.
– Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Mỹ.
– Tham gia đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu với nhãn hiệu được bảo hộ tại Mỹ.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ miễn phí, gọi:1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Tư vấn về việc in logo các cơ quan của Mỹ có vi phạm pháp luật không ?
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của Công ty Luật LVN Group, trong trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau :
“Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
Như vậy, việc sử dụng các hình ảnh đó của bạn bạn sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng những hình ảnh đó vào mục đích gì từ đó mới có thể xác định được hành vi đó là đúng pháp luật hay không
Trân trọng./.
3. Người Việt Nam đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Mỹ như thế nào?
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Trả lời:
Chào bạn, rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty. Công ty chúng tôi xin tư vấn câu hỏi của bạn như sau:
Đối với trường hơp nhãn hiệu của bạn muốn đăng ký tại bảo hộ tại Mỹ thì có hai cách:
Thứ nhất, Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office)
Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ thì trước tiên nhãn hiệu đó cần được xem xét có thỏa mãn đủ các điều kiện để được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của Mỹ hay không. Luật sở hữu trí tuệ của Mỹ quy định những điều kiện sau để một nhãn hiệu được bảo hộ, đó là:
Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ
Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ.
Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Quy trình thẩm định
Thẩm định viên của USPTO sẽ tiến hành thẩm định khả năng đăng ký của nhãn hiệu tại Mỹ. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của thẩm định viên đưa ra trong thời hạn thẩm định, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ hoặc nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận) sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Những đơn nộp trên cơ sở nhãn hiệu đã nộp tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở.
Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng. Như vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 18-21 tháng
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần
Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid (gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid), cụ thể như sau:
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Nghị định thư Madrid phải trùng với nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Việt Nam hoặc
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Thỏa ước Madrid phải trùng với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ; Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (đơn đăng ký phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Trong tờ khai cần chỉ rõ Mỹ là nước mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cần điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được nộp đơn hoặc đăng ký tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ và có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 12-14 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid) và 18-20 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid)
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần
Tiếp theo, về vấn đề luật áp dụng khi tranh chấp xảy ra, chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Tranh chấp về sở hữu trí tuệ xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ thuộc quyền tài phán của cơ quan tài phán Hoa Kỳ (cụ thể là Tòa án có thẩm quyền) và áp dụng Luật pháp Hoa kỳ để giải quyết.
Trân trọng./.
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;
4. Tranh chấp nhãn hiệu Việt Nam trên đất Mỹ
Tre Việt đụng nhau trên đất Mỹ
Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong ở Tiền Giang chuyên sản xuất bánh tráng để xuất khẩu, trong đó có xuất sang thị trường Mỹ.
Từ tháng 10-2006, để xây dựng uy tín, bảo hộ thương hiệu, công ty này đã nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký độc quyền nhãn hiệu Ba cây tre cho sản phẩm bánh tráng, bánh phở. Nhãn hiệu Ba cây tre được vẽ kèm theo chữ là hình ba cây tre màu xanh lá cây. Dưới gốc tre còn có một dải đất uốn lượn ghi chữ “Bamboo Tree”.
Qua tháng 9-2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Ba cây tre cho Thuận Phong.
Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu quyền tại Việt Nam – 1900.0191
Xác định thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu trọng điểm, Công ty Thuận Phong đã tiếp tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu Ba cây tre của mình tại Mỹ. Cuối năm 2008, Thuận Phong cũng đã được Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office – USPTO) cấp văn bằng bảo hộ độc quyền Ba cây tre trên toàn lãnh thổ Mỹ.
Bất ngờ gần đây, Công ty Thuận Phong phát hiện tại thị trường Mỹ còn có thêm một loại bánh tráng có nguồn gốc Việt Nam khác. Điều đáng nói là nhãn hiệu này có tên là Bụi Tre và cũng sử dụng hình ba cây tre màu xanh lá cây, cách thức trình bày, màu sắc … “y chang” như Ba cây tre. Chỉ có một chút khác biệt là hình cành lá của cây tre này xòe ra sum suê hơn.
Thông tin trên bao bì sản phẩm bánh tráng Bụi tre cho thấy bánh tráng này do Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Safoco (ở TP.HCM) sản xuất.
Bụi tre khác Ba cây tre !
Báo pháp luật TP.HCM ngày 26-10-2009 dẫn lời bà Phạm Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Safoco, theo đó khẳng định bánh tráng Bụi tre
đúng là của Safoco. Safoco đã xuất gần năm tấn sản phẩm này sang Mỹ theo đơn đặt hàng của một khách hàng từ năm 2008.
Riêng về nhãn mác và bao bì, bà Hồng cho rằng mẫu mã bao bì hai bên hoàn toàn khác nhau. Cụ thể: của Công ty Thuận Phong là Ba cây tre, còn của Safoco là Bụi tre.
Tuy nhiên, Công ty Thuận Phong cho rằng Safoco đã vi phạm quyền đối với nhãn hiệu bánh tráng của mình. Hình bụi tre này khiến khách hàng nhầm lẫn bánh tráng của Safoco là bánh tráng của Công ty Thuận Phong. Bởi lẽ người tiêu dùng chỉ cần biết là cây tre thôi chứ ít ai kỹ lưỡng xem cành lá ba cây tre này khác cành lá của bụi tre ba cây kia ra sao.
Hơn nữa, thiếu gì cây, nào là cây chuối, cây mai, cây lúa, cây dừa…, sao Safoco không dùng mà lại dùng đúng cây tre? Ngoài ra, dù Safoco có sửa chữ Bụi Tre thay chỗ cho chữ Bamboo Tree thì ấn tượng của khách hàng vẫn là chữ B đầu tiên, chữ Tre thì cũng gần giống như chữ Tree mà thôi.
Ông Phạm Văn Tứ, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Thuận Phong, cho biết công ty đã có văn bản gửi Công ty Safoco đề nghị chấm dứt việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh tráng mang nhãn hiệu Bụi tre và hình cây tre. Ông cũng yêu cầu công ty này phải thu hồi sản phẩm vi phạm nhãn hiệu của Công ty Thuận Phong tại Hoa Kỳ. Nếu Công ty Safoco không thực hiện, ông sẽ khởi kiện ra tòa.
Theo chúng tôi, nếu vụ kiện xảy ra thì khả năng chiến thắng của Thuận Phong là chắc chắn.
Vì theo qui định của pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung ( cả ở Việt Nam cũng như ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới), không ai được phép sử dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu “mới” nhưng có tên gọi, cách trình bày, màu sắc … giống hoặc na ná như nhãn hiệu đã được người khác đăng ký và được bảo hộ trước đó, có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Những hành vi như vậy được gọi là “hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa”.
Ngay tại Việt Nam, cũng đã có những trường hợp tương tự như vậy được giải quyết.
————————————
Qui định của pháp luật:
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ – trong cùng nhóm hàng hoá, dịch vụ.
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ – trong nhóm hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ – trong cùng nhóm hàng hoá, dịch vụ, hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ tương tự, nếu việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
( Theo Điều 129 luật Sở hữu trí tuệ)
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! Trân trọng./.
5. Ngân hàng Việt Nam đầu tiên được chứng nhận thương hiệu tại Mỹ
Kể từ 24/5/2005, BIDV chính thức được cơ quan này chứng nhận đăng ký và bảo hộ thương hiệu BIDV cả hình và chữ cho các dịch vụ tài chính và ngân hàng thuộc nhóm 36 theo phân loại quốc tế tại thị trường Mỹ. Thương hiệu BIDV sẽ được bảo hộ trong thời gian 10 năm và sẽ được gia hạn nếu BIDV có tuyên bố tiếp tục sử dụng và có Đơn đề nghị gia hạn.
Ngân hàng BIDV từ 24/5 có quyền tuyệt đối sử dụng nhãn hiệu của mình trên lãnh thổ Mỹ; ngăn chặn bên thứ 3 sử dụng và đăng ký nhãn hiệu giống hệt hoặc nhãn hiệu tương tự có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp dùng cho các dịch vụ hoặc sản phẩm cùng loại hay tương tự với các dịch vụ hoặc sản phẩm mà ngân hàng này cung cấp cho các khách hàng tại nước ngoài nếu họ không được BIDV cho phép.
Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam1900.0191
BIDV cũng có thể sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký để chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, sử dụng như một phần tài sản lớn góp vốn trong liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài.
Luật sư Bạch Thanh Bình, đại diện sở hữu công nghiệp Văn phòng Luật sư của LVN Group Phạm và Liên danh – đơn vị được BIDV uỷ quyền làm Đại diện sở hữu công nghiệp trong việc xác lập quyền sở hữu thương hiệu tại Mỹ – nói: “Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đây là ngân hàng đầu tiên được cơ quan đăng ký sáng chế và Thương hiệu Mỹ cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu tại Mỹ”.
Ông Bình cũng cho rằng, hiện vấn đề gây không ít thiệt hại cho các DN Việt Nam cũng như nhiều nước là việc chiếm đoạt nhãn hiệu của các DN Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều DN Việt Nam đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài đã để mất thương hiệu của mình do không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước đó nên đã bị người thứ 3 tước đoạt bằng cách đăng ký trước. Rất nhiều trường hợp kẻ cướp thương hiệu chính là đối tác làm ăn của DN, kiếm lời bằng cách bắt chính chủ chuộc lại nhãn hiệu với số chi phí cao gấp nhiều lần đăng ký.
“DN sau khi mất thương hiệu sẽ phải mất nhiều công sức và tiền bạc để đòi lại tài sản của mình mà chưa chắc đã thành công, đặc biệt tại những nước áp dụng hệ thống bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc ai là người nộp đơn đầu tiên thì người đó có quyền đối với nhãn hiệu. Và ngay cả những nước áp dụng nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở sử dụng đầu tiên thì DN Việt Nam
cũng khó có khả năng theo kiện đến cùng vì rất tốn kém. Những vụ mất thương hiệu của cà phê TRUNG NGUYEN; dầu khí PETROVIETNAM ở Mỹ; thực phẩm VIFON ở Ba Lan, Mỹ; bia SAIGON EXPORT ở Mỹ và Canada; MISS SAIGON ở Đức và Philipines; thuốc lá VINATABA ở 12 nước; TANTAN ở Mỹ là những bài học lớn cho Việt Nam trong hoạt động kinh doanh quốc tế”, ông Bình nói.
Trao đổi với TS, ông Lê Đào Nguyên – Phó tổng giám đốc BIDV – nói: “Rõ ràng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến gần, chúng ta phải chấp nhận luật chơi của các tổ chức tập đoàn kinh tế toàn cầu, nên một mặt chúng ta phải thực hiện nghiêm túc việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, các quy định về bản quyền. Ngược lại, chúng ta phải có ý thức bảo vệ thương hiệu, sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp”.
Ông Nguyên cho biết, BIDV sở dĩ xúc tiến sớm việc này bởi cách đây 4 năm, tên miền của ngân hàng bị một cá nhân lợi dụng. “Chúng tôi đang tổ chức theo dõi, khi hết hạn quyền sử dụng tên miền BIDV.com, chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan lý về tên miền quôc tế để dành lại. Tuy thực tế chưa phát sinh tranh chấp và phí tổn gì lớn, nhưng chúng tôi phải sử dụng một tên miền khác là biv.com.vn và bidv.net. Thương hiệu là một vấn đề lớn nên BIDV đã hoàn thành việc đăng ký thương hiệu tại thị trường Việt Nam từ năm 2004. Còn thương hiệu tại Mỹ được cấp sau 6 tháng đệ đơn”.
Ông Nguyên cũng cho biết, theo nguyên tắc của Công ước Geneve và các quy định về bảo hộ thương hiệu, BIDV sẽ bổ sung các dịch vụ đăng ký nếu thấy cần thiết.Ông cũng tiết lộ rằng mức phí đăng ký không tốn kém nhiều lắm đối với ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
(LUATMINHKHUE.VN: Biên tập)