1. Đảng viên tham gia đánh bạc thì bị xử lý như thế nào ?

Xin Luật sư cho cháu hỏi. Trường hợp đảng viên tham gia đánh bạc thì hình thức xử lý kỷ luật là như thế nào (trong người có khoảng 100.000 nghìn đồng) ?
Mong nhận được câu trả lời của luật sự, cháu xin cảm ơn.

Đảng viên tham gia đánh bạc thì bị xử lý như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật LVN Group, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên tham gia đánh bạc được quy định tại Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ướng quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạmnhư sau:

Điều 31. Vi phạm về tệ nạn xã hội

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Tham gia đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm các hành vi mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, cho vay nặng lãi hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để hành vi mại dâm, ma túy, đánh bạc và tệ nạn xã hội khác xảy ra trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.

đ) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

c) Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm.

Do bạn không nói rõ về vai trò, vị trí và mức độ vi phạm của đảng viên đã tham gia đánh bạc nên có thể căn cứ vào quy định trên để xác định biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp.

Ngoài ra, do bạn chỉ cung cấp về số tiền mà đảng viên đã tham gia đánh bạc chứ không cung cấp về tổng số tiền trên chiếu bạc nên tùy từng trường hợp về số tiền thu được trên chiếu bạc, còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cũng cần lưu ý rằng, trường hợp vi phạm của đảng viên đó đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì căn cứ khoản 5 Điều 2 về nguyên tắc xử lý kỷ luật của Quy định 102-QĐ/TW, đảng viên đó phải bị áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ :

Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

2. Bị truy tố tội đánh bạc xét xử vắng mặt được không ?

Kính chào công ty Luật LVN Group, xin hỏi: Tôi có tham gia đánh bạc và bị bắt giữ sau đó gia đinh tôi có bảo lãnh cho tại ngoại. Chúng tôi bị truy tố về tội đánh bạc trái phép theo khoản 1 điều 248 BLHS và tòa án sẽ đưa ra xét xử tội đánh bạc. Nếu tôi trốn tránh không có mặt tại phiên tòa tới đây thì tôi có bị áp dụng xử vắng mặt và sẽ bị truy nã sau ngày xét xử ? Và thời hạn của lệnh truy nã sẽ là Bao nhiêu năm thì sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tôi?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sư như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Căn cứ theo quy định trên thì tội đánh bạc quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng, do đó sau thời hạn 5 năm thì sẽ hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này, tuy nhiên bạn đã bị khởi tố về hành vi nói trên màcố tình trốn tránh thì cơ quan điều tra sẽ ra lệnh truy nã bạn và thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi bạn ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Do đó khi đã bị khởi tố về hành vi nói trên, bạn có nghĩa vụ tham dự vụ án khi vụ án được đem ra xét xử.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Tội đánh bạc cá độ bóng đá có bị khởi tố trách nhiệm hình sự ?

Kinh gửi Luật sư của LVN Group. Hồi đầu năm 2015 e có tạo 1 tài khoản tại trang website dafabet và e đã tham gia cá độ bóng đá với tổng số tiền cược thắng và thua là 159 triệu đồng trong đó e có trên 5 lần cược với số tiền tren 5 triệu đồng và bị bộ cong an triệu tap lên lấy lời khai và có giấy khởi tố truy cứu trách nhiệm hinh sự. Luật sư cho e xin hỏi với số tiền cược như trên e có thể nhận được án treo khong vì e lần đầu vi phạm ?
Mong luật su tu vấn cho e. E xin chân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Từ những thông tin mà bạn chia sẻ Luật sư nhận thấy bạn rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự năm 2015. Căn cứ vào số tiền cũng như số lần mà bạn đã thực hiện hành vi đánh bạc đồng thời căn cứ vào Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự từ 3 đến 7 năm tù theo Khoản 2 điều này.

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thứ hai: Đối với vấn đề mà bạn hỏi liệu bạn có được hưởng án treo không thì căn cứ theo Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định điều kiện hưởng án treo. Nếu mức án của bạn không quá 3 năm và có nhân thân tốt và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì bạn có thể hưởng án treo.

“Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

4. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc ?

Xin chào Luật sư của LVN Group! Tôi mới bị triệu tập vì hành vi mua số lô, đề tư nhân qua tin nhắn điện thoại (lần đầu). Tổng tiền mua là 4,3 triệu, tổng tiền trúng là 4 triệu. Khi ghi biên bản bên công an thì tổng số tiền tham gia là 8,3 triệu. Theo luật thì tôi bị xử lý như thế nào, tôi chưa bị tiền án, tiền sự gì ? Cảm ơn!

Trả lời:

Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hiện hành quy định về tội đánh bạc như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Số tiền dùng để đánh bạc ở đây được tính bằng tổng số tiền đánh đề và số tiền trúng đề là 8.3 triệu đồng. Theo đó, bạn có thể phải chịu hình phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng và cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ 3 tháng đến 3 năm.

5. Đã bị xử phạt hành về đánh bạc nay có bị phạt tù không ?

Chào Luật sư, tôi đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc 5 năm về trước. Vừa rồi tôi tiếp tục đánh bạc và bị công an phát hiện, thu giữ tổng cộng 3 triệu 5 trăm nghìn đồng. Luật sư cho tôi hỏi tôi có bị khởi tố hình sự về tội đánh bạc không?

Bị xử phạt hành chính 5 năm trước, nay đánh bạc thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc 05 năm về trước. Căn cứ quy định tại điều 7 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, sau 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm thì đương nhiên được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì:

Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trường hợp của bạn, công an đã phát hiện và thu giữ tổng số tiền sử dụng vào mục đích đánh bạc là 3.500.000 nghìn đồng thì bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc quy định tại Điều 322 của BLHS
  2. Đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Theo hướng dẫn tại mục 6 của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 12/5/2006 thì:

“Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau:

a) Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó”.

Đối chiếu quy định của Bộ luật hình sự cũng như Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp này, bạn đã được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group