Kính chào công ty Luật LVN Group, xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì? Có những hình thức nào đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp? Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động được thực hiện ra sao? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người hỏi: Thanh Mẫn – Bình Dương
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi năm 2018 (Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước)
2. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì?
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi năm 2018. Theo đó, cần tuân thủ nguyên tắc đó là:
– Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
– Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
– Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
– Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Có những hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nào?
Có những hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp như sau:
– Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
– Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
5. Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động
5.1. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
Doanh nghiệp đanh hoạt động được bổ sung vốn điều lệ khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp thuộc một trong các doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
– Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Thứ hai, thuộc một trong hai doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
5.2. Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
– Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
– Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
5.3. Trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
Bước 1: Doanh nghiệp lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
– Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
Bước 2: Doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
Bước 3: Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
– Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Đối với việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ;
+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ;
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
6. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
6.1. Phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
– Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
6.2. Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
6.3. Trình tự, thủ tục đầu từ bổ sung vốn nhà nước
Trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như sau:
Bước 1: Người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Kế hoạch tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước;
+ Mức vốn đầu tư bổ sung để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Bước 2: Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
+ Đối với việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu tình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Đối với việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group