Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn bảo hiểm xã hội của công ty Luật LVN Group.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1.Căn cứ pháp lý

Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị đinh số 54/2011/NĐ-CP của Chính phù về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Quyết định 52/2013/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu

2. Nội dung phân tích

Điều 2, Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH  hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

“1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);

d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.

2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.

3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:

Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.”

Tuy nhiên theo điều 2, Điều 2 của Quyết định 52/2013/QĐ-TTg nêu cụ thể đối tượng áp dụng chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu là:

 “Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục công lập)”.

Như vậy, trường hợp của mẹ bạn nghỉ hưu khi đang dạy trong tại trường bán công cho nên theo quy định của pháp luật hiện hành, mẹ bạn không được hưởng trợ cấp thâm niên nghề.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn hãy để chúng tôi giải đáp và xua tan bằng cách liên hệ:  Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191 để được tư vấn trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group