1. Di chúc có cần người làm chứng không ?
>>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức của di chúc như sau:
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
“Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực”.
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Ngoài ra Bộ luật dân sự năm 2015 còn có một số quy định về vấn đề lập di chúc như sau:
“Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này”.
“Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.
“Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
Theo các quy định trên thì di chúc có người làm chứng phải đáp ứng các Điều 632 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp pháp mà không bắt buộc phải có xác nhận của chính quyền thì mới hợp pháp.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Di chúc thế nào là hợp pháp ?
2. Xử lý thế nào khi một phần di sản hết thời hiệu khởi kiện ?
Ông NQB (Việt kiều Mỹ) và ông NTT ngụ TP Nha Trang vốn là hai anh em ruột. Năm 1996, cha của họ mất, đến năm 2008, người mẹ cũng qua đời, để lại di sản thừa kế là nhà đất. Tranh chấp, ông B. đã khởi kiện ông T. ra tòa.
Tòa chấp nhận chia
Hòa giải không thành, tòa sơ thẩm đã đưa vụ kiện ra xét xử, tuyên chấp nhận chia di sản thừa kế như yêu cầu của ông B.
Ông T. kháng cáo án sơ thẩm về nhiều nội dung, trong đó có chuyện tòa sơ thẩm đã sai khi xử chia phần di sản thừa kế mà người cha để lại vì thời hiệu khởi kiện đã hết (đã quá 10 năm).
Tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo của ông T. với nhận định khối di sản đang tranh chấp là tài sản chung của cha mẹ hai bên đương sự vì vậy không thể tách rời phần di sản của người cha ra để xác định còn hay không còn thời hiệu. Mặt khác, tòa lập luận do các đương sự không có tranh chấp gì về diện, hàng thừa kế, đều xác định tài sản của người cha chưa chia nên tòa giải quyết theo quan hệ chia tài sản chung. (Đây là điều khá vô lý vì tên gọi vụ kiện vẫn là tranh chấp di sản thừa kế và không có các điều kiện để chuyển sang chia tài sản chung như hướng dẫn trong Nghị quyết 02 ngày 8-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao – NV).
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191
Tòa không chia nhưng lúng túng
Trái ngược với hướng giải quyết trên, gặp tình huống tương tự, nhiều tòa khác lại chọn cách chỉ phân chia phần di sản còn thời hiệu, còn phần di sản hết thời hiệu thì tách ra để đó. Vấn đề là xử lý phần tách ra này theo hướng nào thì các tòa còn rất lúng túng.
Cùng chung một lập luận là luật chưa có quy định và phần di sản hết thời hiệu không đủ điều kiện để chia tài sản chung theo Nghị quyết 02, có tòa tiếp tục giải quyết rồi bác yêu cầu, có tòa lại tuyên bố đình chỉ giải quyết. Có tòa “làm lơ” hẳn, không đề cập gì cả nhưng cũng có tòa lại mạnh dạn tuyên “tạm giao” cho đương sự đang quản lý phần di sản hết thời hiệu được tiếp tục quản lý.
Phải bổ sung quy định mới
Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành quy định thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản nhưng lại không có điều luật nào quy định đối với phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thì giải quyết như thế nào.
Vì thiếu quy định nên một số trường hợp người dân khởi kiện đòi chia di sản thừa kế (chủ yếu là nhà đất) thì tòa trả lại đơn với lý do đã hết thời hiệu, kiện đòi chia tài sản chung thì cũng không có đủ điều kiện theo hướng dẫn của Nghị quyết 02. Nếu có thụ lý thì mỗi tòa lại xử một kiểu như đã nói ở trên. Khi đương sự đi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả đồng thừa kế hoặc bản án của tòa giao quyền sở hữu cho họ nên mọi việc bế tắc.
Trước tình hình này, nhiều tòa án địa phương đã đề nghị TAND Tối cao có văn bản hướng dẫn chính thức để áp dụng pháp luật thống nhất. Tuy nhiên, chính TAND Tối cao cũng thấy lúng túng. Vì vậy, từ hai năm trước (tháng 3-2010), Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã từng phải kiến nghị Quốc hội khi sửa đổi BLDS thì cần có quy định về việc giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp đã hết thời hiệu chia thừa kế mà các đồng thừa kế không thỏa thuận được.
Quan điểm của Tòa Dân sự TAND Tối cao
Theo báo cáo tham luận từ năm 2007 của Tòa Dân sự TAND Tối cao, đối với các trường hợp đương sự tranh chấp di sản thừa kế mà trong đó có một phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện, còn một phần di sản vẫn trong thời hiệu khởi kiện thì tòa án có thẩm quyền phải nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án nếu đương sự thực hiện đúng quy định tại các điều 164, 165, 166 Bộ luật tố tụng dân sự và đã nộp tiền tạm ứng án phí (đối với trường hợp phải nộp). Thời hiệu khởi kiện được tính từ khi đương sự có đơn khởi kiện tại tòa chứ không phải từ thời điểm tòa thụ lý vụ án.
Khi giải quyết, tòa án chỉ phân chia theo yêu cầu của các bên đương sự đối với phần di sản còn thời hiệu khởi kiện, còn phần di sản hết thời hiệu thì không giải quyết.
(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)
>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;
3. Quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản khi còn sống ?
– Bố tôi là ông Đỗ Khắc Khoan đã chết tháng 9 năm 2003. Mẹ tôi sinh năm 1937 hiện còn sống.
– Chị dâu cả là Bùi Thị Sáu đã ở vậy nuôi con và đang quản lý, sử dụng tài sản thuộc cơ sở (1)
– Người con trai thứ hai là anh Đỗ Chí Nguyện, người được quyền quản lý và sử dụng tài sản thuộc cơ sở (2) bị nghiện ma túy từ năm 1998. Hiện nay đang thực hiện cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm lao động xã hội của Bộ LĐTB-XH đóng trên địa bàn tỉnh. Và đương nhiên trách nhiệm chăm sóc mẹ và bà Đỗ Thị Chừ cùng việc thờ cúng tổ tiên đã không được thực hiện từ nhiều năm nay.
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp mẹ tôi một số những điểm sau:
1. Mẹ tôi có được quyền bán tài sản thuộc hai cơ sở trên không. Nếu được bán thì cơ sở nào được quyền bán.
2. Để bán những tài sản trên mẹ tôi cần làm những thủ tục gì cho đúng quy định của luật pháp và tránh bất hòa trong gia đình.
Rất mong được anh/chị hồi âm sớm. Trân trọng cảm ơn!
Người gửi: DT Nhan
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Vì bạn không nêu rõ việc ai là người có quyền sở hữu đối với hai cơ sở và tài sản của cơ sở này bao gồm những gì nên có các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Bố mẹ bạn là chủ sở hữu hai cơ sở này, điều này có nghĩa đây là tài sản chung của hai người. Bố của bạn đã mất, mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt đối với phần nửa giá trị tài sản chung của hai người.
– Đối với tài sản là động sản có thể thực hiện việc phân chia hay dễ định giá thì mẹ bạn có quyền định đoạt đối với phần nửa giá trị.
– Đối với tài sản là quyền tài sản, bất động sản hoặc động sản nhưng phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật mẹ bạn muốn tiến hành chuyển nhượng thì bà ấy phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Bao gồm các thủ tục sau:
+Liên hệ với Phòng Công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
+Làm thủ tục khai tử tại Tư pháp xã (phường,thị trấn)
+Làm Biên bản họp gia đình có chữ ký của những người thừa kế ( ở đây là mẹ bạn và anh chị của bạn ) đồng ý để mẹ của bạn làm chủ tài sản của các cơ sở này.
+ Nộp các giấy tờ : giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản, GCNQSDĐ, bản sao giấy Chứng tử, Biên bản họp Gia đình, bản sao HKTTvà CMND của mẹ bạn UBND xã (phường, thị trấn) làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi đã làm xong thủ tục này mẹ bạn hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc hai cơ sở này.
Trường hợp 2: Bố mẹ của bạn không phải chủ sở hữu đối với tài sản của hai cơ sở. Do đó, mẹ bạn sẽ không thể chuyển nhượng tài sản của các cơ sở này.
Trân trọng ./.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
4. Cách xử lý khi người hưởng di sản chết khi chia tài sản ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo như bạn trình bày, bố của bạn mất sau thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông bạn chết) thì phần di sản thừa kế của mà bố bạn được hưởng theo di chúc của ông sẽ lại là di sản thừa kế của bố bạn. Trong trường hợp bố bạn không để lại di chúc, phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Theo đó, phần di sản đó sẽ thuộc về những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (trong đó có bạn). Nếu tất cả những người thuộc hàng thứa kế thứ nhất đồng ý để bạn nhận số tài sản này thì bạn mới có quyền đứng ra nhận số tài sản đó.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn lập di chúc, từ chối, khai nhận, thỏa thuận chia di tài sản thừa kế
5. Từ chối nhận di sản trước khi kết hôn có được không ?
Luật sư tư vấn:
Theo như phần trình bày của bạn, chúng tôi được hiểu bạn đang có thắc mắc về việc làm thể nào để tài sản của cha mẹ sau này để lại toàn bộ cho em, mà bạn không nhận bất kỳ tài sản nào. Đối với trường hợp này, pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định về việc làm cam kết trước hôn nhân về vấn đề thừa kế tài sản của cha mẹ. Vì vậy, trong trường hợp của bạn, thì bạn có thể yêu cầu cha, mẹ của bạn viết di chúc, trong đó di chúc thể hiện cho việc toàn bộ di sản của cha mẹ sẽ để lại cho em của bạn, di chúc này phải là di chúc hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.
Như vậy, cha mẹ bạn có thể cùng nhau lập di chúc, nội dung di chúc thể hiện việc để lại toàn bộ di sản cho em bạn, và di chúc này phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan, tổ chức công chứng (đối với trường hợp di sản có bất động sản, thì di chúc phải được công chứng tại tổ chức công chứng có bất động sản).
Hoặc nếu cha mẹ bạn mất không để lại di chúc, thì lúc này, di sản của cha mẹ bạn sẽ được tiến hành chia theo pháp luật. Và để không nhận phần di sản này, bạn có thể làm văn bản từ chối nhận di sản. Và theo luật dân sự thì di sản của bố mẹ bạn cũng không được chia cho con rể. Như vậy, di sản của cha mẹ cũng sẽ được để lại toàn bộ cho em của bạn.
Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp vì không muốn chồng của bạn liên quan tới số tài sản của cha mẹ bạn, thì cha mẹ bạn có thể làm hợp đồng tặng cho tài sản, trong đó xác định tài sản chỉ tặng cho bạn, thì tài sản này sẽ được xác định là tài sản riêng của bạn mà chồng bạn không có quyền định đoạt trong trường hợp này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Thừa kế – Luật LVN Group