1. Đi xe máy bằng một bánh bị phạt bao nhiêu?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Trên đoạn đường A thuộc phường B quận C tỉnh D, tôi có đi xe máy và tôi có đi bằng một bánh và bị cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính, vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi này bị phạt bao nhiêu tiền?
Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

– Thứ nhất là như bạn có trình bày thì bạn đi xe bằng một bánh khi đi xe máy có hai bánh. Như vây, hành vi này của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Cụ thể, Căn cứ vào Điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe gắn máy hai bánh chạy bằng một bánh sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người điều khiển xe gắn máy hai bánh chạy bằng một bánh) có thể sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

2. Mức xử phạt đối với lạng lách đánh võng ?

Xin chào Luật sư của LVN Group, tôi có câu hỏi mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Vừa rồi bạn tôi mượn xe mô tô của tôi đi thì bị cảnh sát 113 bắt và lập biên bản lạng lách đánh võng mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ thì tôi phải đóng phạt bao nhiêu?
Tôi xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi số: 1900.0191

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi không chấp hành người thi hành công vụ của bạn bạn có thể bị xử phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ bạn của bạn có thể bị xử phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

3. Cảnh sát cơ động xử lý những vi phạm?

Thưa Luật sư của LVN Group, Trên đường từ chỗ làm về nhà, tôi bị cảnh sát cơ động thổi phạt về hành vi rẽ không bật đèn tín hiệu, tôi đi xe máy. Tôi muốn biết hành vi dừng xe, yêu cầu tôi về trụ sở công an của cảnh sát cơ động như thế là giải quyết là đúng luật hay không?
Người hỏi: Trần Minh Nghĩa

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
e) Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
Về hành vi rẽ không bật đèn tín hiệu:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Tuy nhiên, cảnh sát cơ động vẫn có quyền kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn.

4. Quy định về nộp tại chỗ khi vi phạm?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có vấn đề muốn được tư vấn: Tôi quê ở Đồng Tháp, sống và làm việc tại thành phố A. Vừa rồi tôi có về quê chơi, trên đường trở lại thành phố A qua địa phận Huyện B, tỉnh C. Tôi bị cảnh sát giao thông phạt về hành vi, không có tín hiệu báo hướng rẽ, toi chạy xe ô tô, cho tôi hỏi lỗi này bị phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
Do đó hành vi này bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

5. Cảnh sát giao thông dừng xe?

Chào Luật Sư, tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group 1 số câu hỏi như sau :
Nếu tôi không vi phạm luật giao thông trên đường thì cảnh sát giao thông có quền dừng xe và kiểm tra giấy tờ của tôi không, nếu dừng thì đó gọi là kiểm tra hành chính hay là gì? Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA mới nhất tôi được biết thì cảnh sát giao thông phải có thẻ xanh thì mới được dừng xe người tham gia giao thông có phải không?
Người gửi: Vũ Hoàng

.Tư vấn luật giao thông đường bộ trực tuyến ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định thì:

Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:An toàn, đúng quy định của pháp luật;Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, cũng thông tư này thì khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, cán bộ tuần tra, kiểm soát gửi biên bản cho người vi phạm và thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ”. Đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh thì có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Đối với những trường hợp khác thì phải củng cố hồ sơ vi phạm chuyển đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.

Trân trọng !

Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty luật LVN Group