1. Địa điểm mở thừa kế là gì ?

Khái niệm về địa điểm mở thừa kế được hiểu là địa điểm cư trú cuối cùng trước khi chết của người để lại di sản hoặc địa điểm có toàn bộ hoặc phần lớn di sản nếu không xác định được địa điểm cư trú cuối cùng (Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015).

Địa điểm mở thừa kế được xác định là đơn vị hành chính lãnh thổ cấp cơ sở, nơi phát sinh quan hệ thừa kế. Địa điểm mở thừa kế là nơi công bố việc thừa kế, kiểm kê tài sản của người để lại thừa kế và xác định toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.

2. Chia di sản thừa kế khi Ông nội mất, bà nội không còn minh mẫn ?

Chào Luật sư của LVN Group công ty luật LVN Group. Luật sư tư vấn giúp tôi ạ. Ông bà nội tôi có căn nhà và mảnh vườn trị giá 2 tỷ. Ông nội tôi mất không để lại di chúc, bà nội tôi còn sống nhưng đã bị chứng bệnh a di mơ (lúc nhớ lúc không) ông bà có 2 người con trai và 4 người con gái. (bố tôi là con trưởng nhưng đã mất, tôi cháu nội tôn). Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cách thừa hưởng di sản thừa kế. ?

Trả lời:

– Tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Căn cứ vào quy định này, thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Đối chiếu với trường hợp, căn nhà hiện tại bà đang sinh sống. Nếu ngôi nhà này thuộc tài sản chung của ông bà, thì phần nửa ngôi nhà đó sẽ là di sản thừa kế của ông. Ông mất không để lại di chúc thì phần di sản của ông để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

– Tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người được thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

+ Không có di chúc;

+ Di chúc không hợp pháp;

+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, ông bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản của ông sẽ được phân chia thành 7 phần bằng nhau cho những người sau: Vợ (Bà nội), các con (2 người con trai và 4 người con gái).

– Tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn. Nếu như bố bạn mất trước ông nội hoặc cùng thời điểm với ông nội thì phần di sản mà bố bạn được hưởng sẽ chia anh, em của bạn. Những người đồng thừa kế có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về phân chia thừa kế có công chứng, chứng thực. Nếu không tự thỏa thuận được thì những người đồng thừa kế làm đơn ra Tòa án yêu cầu Tòa án phân chia phần di sản này.

– Trong trường hợp của bạn, bà nội không được minh mẫn, không thể trực tiếp quản lý tài sản, tự mình thực hiện các giao dịch dân sự. Thì gia đình bạn nên họp bàn với nhau thỏa thuận về việc yêu cầu bà mất năng lực dân sự và cử người giám hộ bà.

Tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.

Và tại Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”.

Nếu căn cứ vào quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người giám hộ đương nhiên của bà bạn sẽ bố bạn (con cả), tuy nhiên bố bạn đã mất thì người giám hộ sẽ là cô hoặc chú sinh sau bố bạn sẽ là người giám hộ cho bà quản lý tài sản của bà và thay bà thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bà.

Trân trọng ./.

3. Nghĩa vụ của người nhận di sản khi nhận thừa kế?

Xin chào Luật sư! Xin cho tôi được hỏi ba tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân ngày 31/01/2016 ba tôi đã làm thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan thuế và sở KHĐT , đến ngày 08/03/2016 thì ba tôi mất , đến ngày 12/03/2016 tất cả tài sản đứng tên ba tôi.
Tôi và mẹ tôi đã làm thừa kế. Nhưng tại thời điểm này ba tôi vẫn còn nợ 1 khoản tiền thuế phải nộp của quí 1/2016. Vậy xin Luật sư của LVN Group tư cho tôi hỏi, khoản nợ thuế của doanh nghiệp do ba tôi làm chủ được nhà nước xử lý như thế nào, chúng tôi có nghĩa vụ phải lấy tài sản được thừa kế từ ba tôi ra để nộp thuế hay không?
Xin Cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật thừa kế trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi bạn và mẹ bạn được thừa kế di sản thì cũng phát sinh quyền và nghĩa vụ tài sản do bố bạn để lại. Cụ thể quy định tại Điều 613.

“Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Và những người thừa kế thực hiện các quyền và nghĩa vụ này theo Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

Nếu không có thỏa thuận khác thì bạn và mẹ bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản bố bạn để lại, nhương không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận

Như vậy, khoản nợ thuế của doanh nghiệp mà bố bạn làm chủ thì bạn và mẹ bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả trong phạm vi tài sản thừa kế mà mỗi người đã nhận.

4. Khi đã là con nuôi thì có được thừa kế tài sản từ cha mẻ đẻ?

Xin chào Luật sư, Xin Luật sư cho tôi hỏi: Con nuôi có được thừa kế tài sản từ cha mẹ đẻ nữa không? Cảm ơn!

Trả lời:

Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:

“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”

Như vậy, luật chỉ quy định kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác. Mà không loại bỏ quyền thừa kế giữa cha mẹ đẻ và con đẻ với con đẻ khi người con này được nhận nhận làm con nuôi

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau:

“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”

Với các quy định tại Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Bộ luật dân sự năm 2015 ta thấy pháp luật không hề loại bỏ quyền thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ khi người này được nhận làm con nuôi. Do đó ta có thể hiểu khi một người được nhận làm con nuôi thì người con đó vừa có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi và vừa có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ của mình. Hay nói cách khác thì người này sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ.

Hàng thừa kế được quy định điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

>> Tham khảo bài viết liên quan:Mua lại phần thừa kế của các đồng thừa kế?

5. Phân chia di sản thừa kế khi người để lại di sản mất không có vợ con ?

Xin hỏi Luật sư của LVN Group về phân chia tài sản thừa kế: Ông nội và bà nội tôi sinh được 5 người con. Ông nội tôi mất năm 1992 không có di chúc để lại khối tài sản 1/2 thửa đất gồm 360m2 đất ở và 60m2 đất vườn. Nhưng thửa đất đó lại nằm chung với thửa của con trai cả của ông. Thửa của con trai cả là 144m2 đất ở. hiện tại mảnh đất đó gồm 504m2 đất ở và 60m2 đất vườn. Nhưng bác tôi lại mất năm 2017, bác tôi không có vợ và có con nào cả.
Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group trường hợp này phân chia như thế nào là đúng ?
Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group và rất mong nhận được trả lời từ Luật sư của LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua điện thoại, gọi: : 1900.0191

Trả lời:

Do ông nội bạn và bác của bạn không để lại di chúc nên việc chia tài sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất, đối với phần tài sản của ông bạn theo Bộ luật dân sự cũ năm 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)

Điều 651.Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, tại thời điểm ông bạn mất bác bạn vẫn còn sống theo đó tài sản của ông bạn sẽ được chia thành 6 phần cho bà nội bạn và 5 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

– Thứ hai, đối với tài sản của bác bạn

Bác bạn mất mà chưa có vợ, con nên chiếu theo quy định tại điều 676 thì người được hưởng di sản của bác bạn bao gồm phần đất của bác bạn và 1 phần di sản mà bác bạn được hưởng thừa kế từ ông bạn là một mình bà nội bạn thôi, nếu bà nội bạn mất những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của bác bạn bao gồm : anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại sẽ được hưởng phần di sản để lại của bác bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty luật LVN Group