NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;

2. Địa vị pháp lý của người bị kết án bị áp dụng hình phạt tử hình:

2.1 Quyền được xét ân giảm án tử hình:

Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, trong thời hạn 7 ngày, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm tới Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ vụ án có hình phạt tử hình phải được gửi ngay lên Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốì cao để những người này xem xét quyết định kháng nghị hay quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Toà án nhân dân tốì cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hay quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Trong thời gian chưa có quyết định kháng nghị, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ý kiến của Chủ tịch nước về việc ân giảm hay không ân giảm cho người bị kết án, người bị kết án tiếp tục bị giam giữ tại trại tạm giam nơi Toà án đã xét xử sơ thẩm. Thông thường, những người bị kết án tử hình ngay sau khi có bản án sơ thẩm của Toà án đã bị giam giữ một cách đặc biệt để bảo đảm ngươi này không bỏ trốn hoặc tự sát. Chế độ giam giữ này cũng tiếp tục được thực hiện sau khi có bản án phúc thẩm. Theo các quy định của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 120/2017/NĐ- CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ, trong trại tạm giam, người bị kết án tử hình cũng có những quyền về tiêu chuẩn ăn uống, nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân, gặp gỡ thân nhân, khám chữa bệnh, khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi và việc làm của cán bộ quản giáo và Ban giám thị. Người bị kết án tử hình cũng có quyền đề nghị Ban giám thị được ra ngoài buồng giam, viết đơn từ gửi các cơ quan có thẩm quyền trình bày những vấn đề liên quan tới vụ án. Trong từng trường hợp cụ thể, Ban giám thị quyết định cho phép hay không cho phép người bị kết án thực hiện nguyện vọng nêu trên. Trong thời gian bị giam giữ, người bị kết án tử hình vẫn có quyền được đối xử bình đẳng như các phạm nhân khác. Pháp luật nghiêm cấm hành vi lăng mạ, xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm, danh dự của người bị kết án tử hình từ phía người khác mặc dù người bị kết án đã bị Toà án áp dụng hình phạt nặng nhất.

Trong thời gian chờ đợi các quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ tịch nước, người bị kết án tử hình có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của trại tạm giam hoặc trại giam. Nếu người bị kết án nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của trại tạm giam hoặc trại giam thì được Ban giám thị quyết định tăng số lần gửi và nhận thư, nhận quà, gặp gỡ gia đình nhiều lần hơn, với thời gian lâu hơn. Ngược lại, nếu người bị kết án vi phạm thì có thể bị thi hành kỷ luật như tạm đình chỉ việc việc gửi và nhận thư, nhận quà và gặp thân nhân.

2.2 Nhận định:

Khoản 1 Điều 367 BLTTHS năm 2015 quy định: Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khí Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định thời hạn là hai tháng để Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét việc kháng nghị hay không kháng nghị đối với bản án có hình phạt tử hình đã có hiệu lực pháp luật nhưng không quy định thời hạn Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm của người bị kết án. Trong thực tế, việc chấp nhận hoặc không chấp nhận của Chủ tịch nước đối với đơn xin ân giảm của người bị kết án tử hình thường kéo dài hàng năm. Vì vậy, sau khi có quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án vẫn còn một khoảng thời gian rất dài để chờ đợi ý kiến của Chủ tịch nước trước khi đưa bản án ra thi hành. Quy định thời hạn 2 tháng để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị hay quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án tử hình, theo chúng tôi có những điểm bất hợp lý và trái với quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm tiêu trong Điều 379 và Điều 401 BLTTHS. Điều 379 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.”

Tương tự, Điều 401 BLTTHS năm 2015 quy định:

“1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Qua các quy định trên đây, ta thấy dường như tính nhân đạo của pháp luật bị hạn chế trong trường hợp có người bị kết án tử hình thể hiện qua việc pháp luật quy định một thời hạn rất ngắn yêu cầu người đứng đầu ngành toà án và ngành kiểm sát phải có quan điểm của mình về bản án, trong khi các vụ án có người bị kết án tử hình thường là rất phức tạp và nghiêm trọng cần phải có thời gian dài hơn để nghiên cứu, đánh giá tính khách quan, đúng đắn của nó. Ở một sô nước, trong đó có nước láng giềng Trung Quốc, pháp luật tố tụng hình sự quy định bản án tử hình chỉ được đưa ra thi hành sau hai năm, sau khi có quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước. Theo chúng tôi, quy định này vừa mang tính nhân đạo vừa là một điều kiện về thời gian để các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét một cách thấu đáo tính khách quan và tính đúng đắn về các bản án đã có hiệu lực của mình đáng được pháp luật tố tụng hình sự nước ta cân nhắc.

Chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu hết thực tiễn thi hành các bản án tử hình ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo các quy định của BLTTHS, có thể sẽ có những trường hợp xảy ra trong đó quan điểm của Viện trưỏng Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Chủ tịch nước khác nhau, ví dụ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định không kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại quyết định kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm còn Chủ tịch nước lại bác đơn xin ân giảm hoặc ngược lại. Vậy, trong những trường hợp đó, vụ án có được xem xét lại trên cơ sở kháng nghị hay bản án được đưa ra thi hàrih sau khi có quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước? Đây là một trong nhiều vấn đề mà BLTTHS hiện hành của nước ta đang bỏ ngỏ và nó cần được khắc phục bởi thông tư liên ngành toà án, kiểm sát hoặc quy định của Chủ tịch nước về thủ tục thi hành các bản án tử hình của nước ta.

Quy định người bị kết án tử hình trong thời hạn 7 ngày có quyền làm đơn xin ân giảm gửi đến Chủ tịch nước thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Tuy nhiên, thời hạn bảy ngày theo chúng tôi là quá ngắn, hơn nữa, đơn xin ân giảm của người bị kết án tử hình lại gửi đến Chủ tịch nước qua các khâu trung gian khác nhau như bưu điện, Ban giám thị trại tạm giam… nên chắc chắn sẽ có những trường hợp thất lạc. Đã từ rất lâu, Nhà nước ta đã quan tâm tới thủ tục này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kết án tử hình, đồng thời tránh những sai lầm có thể có trong khi thi hành bản án tử hình. Trong Thông tư số’ 335/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/7/1954 quy định: “Sau khi Toà án nhân dân đã lên án tử hình, phạm nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân xá, ân giảm. Đơn xin ân xá, ân giảm do uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp làm tờ trình gửi lên Chủ tịch nước”. Trong Chỉ thị số’ 07/TATC ngày 12/3/1974 của Toà án nhân dân tối cao thì “Kẻ bị kết án có quyền gửi đơn xin ân giảm đến uỷ ban thường vụ Quốc hội”. Sau khi BLTTHS năm 1988 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, trong Công văn số’ 127/KHXX ngày 09/11/1997 của Toà án nhân dân tối cao gửi các toà án địa phương nêu rõ: “Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xong mà trong đó có người bị phạt tử hình nhưng hết thời hạn kháng cáo mà Toà án cấp sơ thẩm không nhận được đơn kháng cáo và củng không nhận được đơn xin ân giảm án tử hình thì Toà án cấp sơ thẩm cần phối hợp với trại tạm giam nơi đang giam giữ người bị phạt tử hình để xác minh xem người bị xử phạt tử hình có làm đơn kháng cáo hoặc có làm đơn xin ân giảm án tử hình hay không, cần phải lập biên bản về kết quả xác minh này. Biên bản phải có chữ ký của cán bộ Toà án, cán bộ trại tạm giam và người bị xử phạt tử hình. Nêìt kết quả xác minh cho thấy người bi xử phạt tử hình không làm đơn kháng cáo mà có làm đơn xỉn ân giảm nhưng bị thất lạc, nay muốn làm đơn xin ân giảm án tử hình thì cho người bị xử phạt tử hình viết đơn xin ân giảm án tử hình. Biên bản xác minh đơn xin ân giảm tử hình và hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Ban thư ký Toà án nhân dân tối cao. Nếu kết quả xác minh cho thấy người bị xử phạt tử hình không làm đơn kháng cáo và củng không làm đơn xin ân giảm án tử hình thì trong biên bản phải ghi rõ việc người bị xử phạt tử hình không có kháng cáo và không làm đơn xin ân giảm tử hình. Biên bản xác minh cùng hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Ban thư ký Toà án nhân dân tối cao”. Rõ ràng, hướng dẫn trên đây của Toà án nhân dân tôì cao đã tạo ra một cơ chế gửi đơn kháng cáo và đơn xin ân giảm tử hình phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự, do đó cần được tiếp tục thực hiện khi BLTTHS mới có hiệu lực pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức tham gia vào việc thi hành hình phạt tử hình gồm có Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án (Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phô’ trực thuộc trung ương hoặc Toà án quân sự cấp quân khu), Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu hoặc tương đương, Công an tỉnh, thành phô’, trại tạm giam nơi tạm giam người bị kết án tử hình, cơ quan giám định pháp y, chính quyền địa phương nơi thi hành án.

3.3 Các trường hợp không bị áp dụng hình phạt tử hình:

Điều 40 BLHS năm 2015 quy định: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.. Tuân thủ theo quy định của điều luật trên đây, trước khi thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án tử hình có nghĩa vụ kiểm tra căn cước, lý lịch của người bị kết án và việc làm này cũng được tiến hành trước khi người bị kết án ra thi hành án tử hình. Người bị kết án trước khi đưa ra nơi thi hành án tử hình được ăn nhẹ, được nghe đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bản sao quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước nếu người đó có làm đơn xin ân giảm. Người bị kết án cũng được quyền yêu cầu tự mình được đọc các văn bản nói trên. Người bị kết án có quyền yêu cầu và đề nghị Hội đồng thi hành án những vấn đề mà họ thấy cần thiết, được phép viết thư, gửi lại đồ vật cho gia đình hoặc người thân. Tất cả những việc nêu trên phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng thi hành án và người bị kết án. Trong trường hợp người bị kết án không biết chữ thì có thể điểm chỉ vào biên bản. Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để bảo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Những tình tiết đặc biệt đó có thể được xem xét như căn cứ để quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hoặc như căn cứ để giảm án cho người bị kết án từ tử hình xuổhg chung thân.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group