NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;

2. Địa vị pháp lý của người bị kết án có hình phạt cải tạo không giam giữ:

Điều 36 BLHS năm 2015 quy định hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ được quyền khiếu nại đối với bản án có hiệu lực pháp luật, đề nghị xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo các quy định trong Nghị định số 60/ 2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định hình phạt cải tạo không giam giữ thì người bị kết án cải tạo không giam giữ có các nghĩa vụ sau đây: Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản; làm cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục; thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú; ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có); hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình, trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú; 3 tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình nói tại điểm 2 Điều 4 Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ; khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Toà án cho Cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu; trong trường hợp người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương cần đi khỏi nơi cư trú thì phải xin phép Thủ trưồng cơ quan, tổ chức nơi mình đang làm việc, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phô, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú, còn nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnh đạo cơ sở giáo dục, đào tạo đồng thời phải báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú; nếu là người được giao cho ưỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo với người trực tiếp giám sát giáo dục mình, trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú. Nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ có những quyền sau đây: Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tô chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm; người bị kết án cải tạo không giam giữ là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở đó thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó; người bị kết án cải tạo không giam giữ không là các đổì tượng nêu trên thì được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú trước khi phạm tội tạo điều kiện làm ăn, sinh sông; người bị kết án cải tạo không giam giữ là đối tượng quy định tại Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởng các chế độ bảo hiểm theo các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành; người bị kết án cải tạo không giam giữ là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương thì thời gian chấp hành hình phạt cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tậi ngũ nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hành hình phạt được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án; người bị kết án có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi mình làm việc hoặc cư trú xem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được 1/3 thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Người bị kết án cải tạo không giam giữ là người chưa thành niên đã chấp hành được 1/4 thời hạn cải tạo không giam giữ thì được xét giảm hình phạt. Trong trường hợp người chưa thành niên lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được cơ quan, tổ chức, giám sát, giáo dục đề. nghị Toà án cấp huyện nơi người đó cư trú xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

3. Địa vị pháp lý của người bị kết án có hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất:

Người bị kết án với một trong những hình phạt nêu trên cũng có quyền khiếu nại quyết định, bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Cảnh cáo là hình phạt có nội dung khác so với cảnh cáo với tính chất là một biện pháp hành chính. Khi bị Toà án tuyên phạt cảnh cáo, người bị kết án không phải chấp hành hình phạt đó. cảnh cáo là một biện pháp khiển trách công khai của Toà án nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội bằng một bản án, nó làm phát sinh án tích của người phạm tội. Tuy nhiên, vì nó là một hình phạt chính nên có thể được áp dụng kèm theo với một hay nhiều hình phạt bổ sung khác. Trong trường hợp Toà án áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung khác với hình phạt cảnh cáo thì người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành các hình phạt bổ sung đó.

3.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình phạt tiền

Phạt tiền và trục xuất là hai hình phạt vừa có thể được áp dụng là hình phạt chính vừa có thể áp dụng là hình phạt bổ sung. Nếu phạt tiền được áp dụng hình phạt chính thì ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền vào công quỹ nhà nước trong một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp có thẩm quyền ra quyết định thi hành hình phạt tiền được quyết định trong các bản án hình sự. Người bị áp dụng hình phạt tiền nếu không có khả năng thi hành có thể làm đơn đề nghị Toà án giảm mức hình phạt tiền hoặc miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại theo quy định tại khoản 5 Điều 62 và khoản 3 Điều 105 BLHS năm 2015. Nếu phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung thì người bị kết án hoặc gia đình người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành trong hoặc sau khi người bị kết án chấp hành hình phạt chính.

3.3 Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình phạt trục xuất

Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung khác với trục xuất là một biện pháp hành chính. Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất được quy định tại Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất. Hình phạt trục xuất nếu được áp dụng là hình phạt chính thì người bị kết án phải chấp hành theo quyết định thi hành án của Toà án đã xét xử sơ thẩm và cơ quan Công an được giao nhiệm vụ thi hành án trục xuất (cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an). Trước khi chấp hành hình phạt trục xuất, người bị kết án phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ định bằng văn bản; nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; nhanh chóng chấp hành các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để ròi khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn; tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh. Người bị kết án trục xuất có nghĩa vụ phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn nêu trong quyết định thi hành án của Toà án và thông báo của cơ quan Công an có thẩm quyền. Người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu đang ôm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận; đang phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưỏng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xác nhận. Việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị kết án không tự nguyện chấp hành án thì họ có thể bị cưổng chế thi hành án bởi cơ quan Công an có thẩm quyền. Nếu hình phạt trục xuất được áp dụng là hình phạt bổ sung (thường được áp dụng với hình phạt tù có thời hạn) thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù, người bị kết án cũng buộc phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn do Cơ quan thi hành án quyết định. Trong trường hợp người bị kết án không tự nguyện chấp hành, họ cũng có thể bị cưỡng chê thi hành án trục xuất bởi quyết định của cơ quan Công an có thẩm quyền. Khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, người bị trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group