NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;

2. Địa vị pháp lý của người bị kết án phạt tù :

2.1 Thời hạn của hình phạt tù:

Theo quy định của BLHS năm 2015, hình phạt tù bao gồm tù có thời hạn và tù chung thân. Tù có thời hạn là việc người bị kết án buộc phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là 20 năm, đối với người phạm nhiều tội cũng có mức tối thiểu là 3 tháng và mức tối đa là 30 năm. Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn.

2.2 Quyền của người bị áp dụng hình phạt tù:

Những người bị áp dụng hình phạt tù, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật họ vẫn có quyền làm đơn khiếu nại lên Chánh án Toà án hoặc Viện trưỏng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị để xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tuy nhiên, trong thời gian chờ kết quả đơn khiếu nại được chấp nhận hay không được chấp nhận, người bị kết án vẫn phải thực hiện các quyết định của Toà án nêụ trong bản án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp: người bị kết án bị bệnh nặng; người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam thì gia đình họ sẽ gặp khó khăn trừ trường hợp tội phạm người đó thực hiện là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác; người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ không thể chấp hành hình phạt tù sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Người bị kết án bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù cho tới khi sức khoẻ được hồi phục. Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình và người bị kết án về tội ít nghiêm trọng nếu có căn cứ để hoãn chấp hành hình phạt tù thì họ có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù đến 1 năm theo Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù. Điều 27 Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án có hình phạt tù hay chính là quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Người được hoãn chấp hành hình phạt tù được Toà án giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án phải tuân thủ pháp luật, chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được Toà án giao nhiệm vụ quản lý người bị kết án. Nếu trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có ý định bỏ trốn thì Chánh án Toà án đã cho hoãn thi hành án huỷ quyết định đó và ra lệnh bắt người bị kết án chấp hành hình phạt tù.

Trước khi thi hành án, nếu người bị kết án đang bị tạm giam, theo yêu cầu của người thân thích, người bị kết án có thể gặp gia đình và thân nhân. Người bị kết án dù đang bị tạm giam hay tại ngoại cũng như gia đình của họ được Ban giám thị trại tạm giam thông báo về nơi người đó sẽ chấp hành hình phạt. Đối với người bị kết án đang tại ngoại, trong thời hạn 7 ngày sau khi nhận được quyết định thi hành án, phải có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù trong trại giam, nếu vắng mặt sẽ bị áp giải.

Tương tự, người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù cũng phải có mặt ở cơ quan Công an chậm nhất là 7 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù để đi chấp hành hình phạt tù, nếu không có mặt thì cơ quan Công an áp giải người đó đi chấp hành hình phạt tù.

2.3 Các quy định trong trại giam:

Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, người bị kết án có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ. Người bị kết án khi vào trại giam được gọi là phạm nhân. Phạm nhân chỉ được đưa vào trại giam những đồ dùng cần thiết cho cá nhân, nếu có tiền, tư trang (không dùng đến) phải gửi vào bộ phận lưu ký của trại. Những vật thuộc danh mục cấm không được mang vào buồng giam, nếu phải huỷ bỏ thì giám thị tổ chức huỷ bỏ (có biên bản huỷ bỏ kèm theo). Phạm nhân không được sử dụng tiền mặt trong trại giam. Trại giam tổ chức cho phạm nhân dùng phiếu thay tiền mặt. Phạm nhân lao động 8 giờ/ngày, được nghỉ ngày lễ, tết, ngày nghỉ theo quy định chung của Nhà nước. Trong trường hợp có công việc đột xuất, giám thị có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 2 giờ/ngày và phải được nghỉ bù. Kết quả lao động do phạm nhân làm ra sẽ nộp cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của trại, thưởng cho cán bộ, chiến sĩ của trại có thành tích trong việc tổ chức và quản lý sản xuất, thưởng cho phạm nhân vượt chỉ tiêu, kế hoạch, tăng năng xuất lao động, bồi dưổng cho những phạm nhân làm các công việc nặng nhọc. Trong thời gian ở trại giam, nếu phạm nhân vi phạm quy chế, nội quy trại giam, lao động chây lười, giám thị trại giam xét kỷ luật theo các hình thức sau: cảnh cáo; hạn chế số lần và lượng quà, thư được nhận, hạn chế số lần và thời gian gặp thân nhân; bị giam tại buồng kỷ luật đến 7 ngày và có thể bị gia hạn đến 25 ngày. Phạm nhân bị giam vào buồng kỷ luật phải lao động trong khu vực rào vây do giám thị quy định. Trong thời gian này, nếu phạm nhân có tiến bộ sẽ được giám thị quyết định giảm thời gian giam tại buồng kỷ luật; nếu họ vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì đề nghị truy tố. Phạm nhân phải bồi thường nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của phạm nhân khác. Các quyết định kỷ luật phải bằng văn bản và lưu vào hồ sơ của phạm nhân.

Buồng kỷ luật phải được xây dựng kiên cố. Trong thời gian kỷ luật, phạm nhân có thể bị cùm (trừ phạm nhân nữ hoặc người chưa thành niên).

Mặc dù là người bị áp dụng hình phạt tù và chấp hành hình phạt trong các trại giam nhưng phạm nhân cũng có một số quyền mà Hiến pháp đã quy định. Ngay sau khi mới vào trại, phạm nhân được khám sức khoẻ và xác định tình hình sức khoẻ, bệnh tật để lập hồ sơ sức khoẻ phục vụ cho việc giam giữ, lao động. Khi phạm nhân bị ốm được chữa bệnh tại bệnh xá của trại giam hoặc điều trị tại bệnh viện ngoài phạm vi trại. Tiêu chuẩn ăn uông của phạm nhân trong trại giam được quy định tại Điều 28 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ, bảo đảm sức khoẻ để lao động cải tạo. Đối với phạm nhân lao động nặng, độc hại định lượng ăn có thể được tăng từ 1,2 đến 2 lần so với tiêu chuẩn định lượng chung. Phạm nhân được sử dụng quà của gia đình và tiền được thưởng trong lao động để ăn thêm nhưng không được quá ba lần so với định lượng trung bình mà hàng tháng Nhà nước quy định cho mỗi phạm nhân, phạm nhân được phát hai bộ quần áo dài và các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Khi lao động, phạm nhân được cấp những phương tiện bảo hộ lao động cần thiết. Trong trại giam, phạm nhân được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ phù hợp với quy định của trại giam. Phạm nhân được gặp thân nhân 1 tháng/llần tại nhà tiếp đón của trại giam nếu không bị thi hành kỷ luật. Một lần gặp thân nhân không quá một giờ trừ những lần giám thị đồng ý thì được gặp lâu hơn nhưng không quá ba giờ. Phạm nhân ở các trại giam loại II, loại III (các trại giam giữ những người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng hoặc có mức hình phạt tù dưới 7 năm) nếu có thành tích trong lao động và chấp hành tốt các quy chế, nội quy của trại giam thì được gặp gỡ thân nhân là vợ hoặc chồng trong thời hạn từ 24 giờ đến 48 giờ tại nhà tiếp đón của trại. Phạm nhân ở các trại loại II, loại III được gửi mỗi tháng 2 lá thư, phạm nhân ở trại loại I mỗi tháng được gửi một lá thư, các thư gửi và nhận đều phải qua kiểm duyệt. Phạm nhân ở trại loại II, loại III mỗi tháng được nhận một gói quà không quá 7kg, phạm nhân ở trại loại I mỗi tháng được nhận một gói quà không quá 5kg. Các gói quà gửi đến đều được cán bộ trại giam kiểm tra trước khi phạm nhân nhận. Các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân trại giam phải gửi đến các cơ quan theo địa chỉ gửi. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, nếu phạm nhân thực sự ăn năn hốì cải, thực hiện tốt Quy chế trại giam, có thành tích trong lao động, lập công được xét khen thưởng theo các thành tích sau: biểu dương, thưởng tiền hoặc hiện vật, tăng số lần và thời gian gặp gỡ thân nhân, tăng số lần và số lượng quà nhận, được đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. Nếu phạm nhân chết trong trại giam hoặc bị thương do tai nạn lao động thì bản thân họ và gia đình được bảo đảm chế độ trợ cấp theo quy định của Bộ Bội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong các trại giam được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo các quy định trong Chương XXIV BLTTHS hiện hành và các điều 63 BLHS năm 2015. Nguyên tắc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với những người phạm tội đặc biệt xâm phạm an ninh quốc gia, những phần tử tái phạm nguy hiểm, những tên lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, những tên giết người trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải rất chặt chẽ và đốĩ với người lao động bị kết án, đã cải tạo tốt thì được xét giảm rộng rãi hơn. Người bị phạt tù từ 20 năm trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ 01 tháng đến 3 năm, những trường hợp giảm đến ba năm phải là những trường hợp cải tạo thật tốt. Mỗi người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành hình phạt tù đã tuyên.

Trong thời gian chấp hành hình phạt tù ở trại giam, người bị kết án cũng có thể được Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi chấp hành hình phạt ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù nếu người bị kết án ốm nặng cần phải đi điều trị ở bệnh viện ngoài phạm vi trại giam hoặc người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ khi có đề nghị của Viện kiểm sát hoặc Ban giám thị trại giam. Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù trong trường hợp này khác với việc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù để cho xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có kháng nghị của người có thẩm quyền. Thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt. Theo Điều 62 BLHS năm 2015, đôi với những người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án đã xét xử sơ thẩm có thể ra quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Những người có quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù nếu không thể tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại cũng có thể được Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi đang chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt tù. Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không rõ quê quán, không còn người thân thích hoặc cơ quan, đơn vị cũ không tiêp nhận và bản thân họ cũng không có chỗ ở khác thì giám thị liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội… hoặc trại có thể tiếp nhận họ sinh sông và lao động theo nguyện vọng.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group