NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;

2. Địa vị pháp lý của người bị kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo:

2.1 Nghĩa vụ của người được hưởng án treo:

Đối với những người bị kết án với hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì Toà án giao người đó cho cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi thường trú của người bị kết án để giám sát và giáo dục. Người có án treo phải chấp hành các quy định về án treo (quy định tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000). Người được hưởng án treo phải chịu thử thách dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục và gia đình của người đó. Người được hưởng án treo có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ của công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi cư trú; ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời gian thử thách; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có); hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản vởi người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình. Trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt tại nơi cứ trú trên 30 ngày thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú; làm bản tự kiểm điểm về quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú; làm báo cáo về quá trình rèn luyện tu dưõng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan quản lý, giám sát, giáo dục khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát giáo dục. Ngươi có án treo phải nộp lại sổ theo dõi cho người trực tiếp theo dõi giáo dục; khi đi ra khỏi nơi cư trú, người có án treo phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình cư trú, làm việc nếu người đó là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưỏng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú. Nếu người được hưởng án treo là học sinh, sinh viên khi đi ra khỏi nơi cư trú phải xin phép cơ sở giáo dục, cải tạo đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, cụm dân cư, trưởng thôn, trưởng bản. Trong trưòng hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được giao giám sát, giáo dục trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt và địa điểm nơi tạm trú.

2.2 Quyền của người được hưởng án treo:

Người được hưởng án treo có những quyền hạn sau: nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát giáo dục và được hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động theo công việc được đảm nhận; nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo cũ thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó. Người được hưởng án treo về xã, phường, thị trấn thì được chính quyền địa phương giúp đỡ tìm việc làm ổn định cuộc sốhg; người được hưởng án treo nếu là đối tượng ưu đãi thì vẫn được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật; đối với cán bộ, công chức, quân nhân, người làm công ăn lương thì thời gian thử thách được tính vào thời gian công tác nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn; người được hưởng án treo đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ nếu có đơn và đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án nhân dân các cấp quận, huyện có thể ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

3. Hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của người bị kết án:

Nghiên cứu địa vị pháp lý của người bị kết án được quy định trong pháp luật hiện hành của nước ta cũng như thực tiễn thi hành các hình phạt khác nhau, chúng tôi thấy cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án đồng thời bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của ngưồi bị kết án.

Trong thời gian qua, mặc dù pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã có những thay đổi đáng kể, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta, đáp ứng cho nhu cầu phòng ngừa và đấu tranh chông tội phạm trong đó có việc thi hành án hình sự. Ngay sau khi BLHS có hiệu lực pháp luật, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới hình thức nghị định để hướng dẫn, giải thích cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự (ví dụ, các nghị định về áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, quản chế, cấm cư trú…). Các văn bản pháp luật nêu trên đã có tác dụng rất lớn trong quá trình thi hành án hình sự. Tuy nhiên, trong xu thế xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá hoạt động tố tụng hình sự, bảo vệ có hiệu quả lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, cần thiết tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật.

Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của pháp luật, cần quy định trong pháp luật tô tụng hình sự và pháp luật hình sự chế định tạm đình chỉ hoặc hoãn thi hành án tử hình với nội dung mối, bảo đảm một người sau khi bị tuyên hình phạt tử hình thì bản án chỉ được đưa ra thi hành sau thời hạn ít nhất là 2 năm. Trong thời gian này, nếu có khiếu nại thì các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ thời gian để xem xét vụ án để đảm bảo tránh oan sai.

Từ trước tới nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về hình phạt tù. Đã có một thời gian nhiều người cho rằng hình phạt tù là tước quyền công dân của người bị kết án. Và cho tởi nay cũng vẫn có không ít người cho rằng hình phạt tù là tước quyền tự do của người bị kết án. Các quan điểm nêu trên là sai lầm, không đúng bản chất của hình phạt tù với tính cách là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, hạn chế một số quyền của công dân trong đó có quyền tự do. Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người đang chấp hành hình phạt tù theo chúng tôi về cơ bản là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cũng cần tính đến việc mở rộng hơn nữa quyền của người bị kết án hình phạt tù. Một người bị kết án bằng hình phạt tù thể hiện bản thân người đó có nhân thân xấu nên không thể có quyền ứng cử vào danh sách những người được bầu vào các cơ quan đại diện. Thế nhưng, bản thân người đang chấp hành hình phạt tù vẫn là đối tượng quản lý, lãnh đạo của người khác và họ có quyền lựa chọn bầu ra người lãnh đạo, quản lý mình. Vì vậy, theo chúng tôi, có thể quy định người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có quyền bầu cử, ít nhất là những người tham gia vào cơ quan đại diện ở địa phương (phạm vi xã, phường, thị trấn, quận, huyện) nơi người đó đang chấp hành hình phạt. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù ở trại giam, người bị kết án phải lao động. Hiện nay, kết quả lao động của họ đều được sung quỹ nhà nước kể cả trong trường hợp họ vượt chỉ tiêu năng suất lao động, vì thế, khi họ chấp hành xong hình phạt tù trỏ về địa phương hầu như họ không có một khoản tiền nào trừ tiền đi đường để tạo điều kiện tái hoà nhập với cộng đồng. Trong rất nhiều trường hợp, khi người bị kết án trỏ về, họ bắt đầu cuộc sống bằng hai bàn tay trắng cho nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là những ngày đầu tiên. Không ít người vì mưu sinh nên lại tiếp tục phạm tội. Để khắc phục tình trạng trên đây, theo chúng tôi, hàng tháng Nhà nước cần trích một khoản tiền do người bị kết án làm ra hay ít nhất trích phần vượt trội chỉ tiêu lao động cho họ để khi đã chấp hành xong hình phạt tù, họ có một khoản tiền nhất định trở về địa phương bắt đầu cuộc sống mới của mình. Quy định này sẽ động viên, khuyến khích người bị kết án lao động cải tạo tốt hơn và phù hợp với quy định của Bộ luật lao động.

Theo các quy định trong các nghị định của Chính phủ về thi hành án treo và cải tạo không giam giữ thì quyền và nghĩa vụ của những người có án treo và có hình phạt cải tạo không giam giữ không khác nhau trong khi tội phạm mà người được hưởng án treo đã thực hiện chắc chắn có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội phạm mà người bị phạt cải tạo không giam giữ thực hiện. Chính vì vậy, cần có những quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ của những người nói trên, thể hiện sự phân hoá đối vởi tội phạm và người phạm tội, đồng thời tạo ra sự khác nhau giữa họ để xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về những người này. Theo các quy định hiện nay thì người bị phạt cải tạo không giam giữ phải khấu trừ từ 5% đến 20% thu nhập nếu có trong khi người có án treo lại không phải thực hiện nghĩa vụ trên.

Một người bị kết án với bất kỳ hình phạt nào, sau khi bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án, những người này có quyền khiếu nại đối với bản án hoặc quyết định đó, yêu cầu xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Khi có kháng nghị theo một trong hai trình tự nêu trên, vụ án sẽ được xem xét lại theo thủ tục tương ứng và người bị kết án sẽ lại là bị cáo trong vụ án. Hiện nay, về cơ bản, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đều được xét xử theo bút lục mà không có mặt của bị cáo và người bào chữa của họ. Để bảo đảm quyền lợi của những người bị kết án khi vụ án được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nếu có điều kiện thuận lợi , mà người bị kết án có thể có mặt tại phiên toà thì phải bảo đảm sự có mặt của họ và người bào chữa. Trong những trường hợp việc trích xuất người bị kết án khó khăn (họ đang chấp hành hình phạt ở xa nơi diễn ra các phiên toà giám đốc thẩm và tái thẩm) thì bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa nếu người bị kết án yêu cầu.

Hiện nay, việc giám sát những người bị kết án chấp hành hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm những chức vụ hoặc làm những nghề, công việc nhất định là rất khó khăn. Sau khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương, Nhà nước chưa có một cơ chế giám sát xem họ có thực hiện hay không thực hiện quyết định nêu trên của Toà án. Những người phạm các tội kinh tế, các tội xâm phạm sở hữu… thường tiếp tục những công việc liên quan đến chuyên môn của họ trước đây bất chấp việc họ đã bị Toà án cấm đảm nhiệm những chức vụ hoặc làm những nghề, công việc đó. Vì vậy, tỷ lệ tái phạm trong các nhóm tội nói trên thường cao hơn so với các nhóm tội khác. Để bản án và quyết định của Toà án thực sự có hiệu lực, các quyết định của Toà án có tác dụng giáo dục và phòng ngừa đối với người đã phạm tội cần thiêt phải thông báo cho cả cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh, cấp phép đầu tư các thông tin về vụ án và về những người bị kết án để các cơ quan này theo dõi, giám sát không để những người bị áp dụng hình phạt bổ sung nêu trên lại tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc đã bị Toà án cấm.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group