Tôi hiện có một số băn khoăn thắc mắc cần Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty luật LVN Group làm rõ cho. Cụ thể như sau: Tôi chuyển công tác từ Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp tỉnh BĐ sang làm công nhân Chi nhánh điện thị xã BĐ thuộc Điện Công ty Điện lực tỉnh BĐ ( Loại hợp đồng không thời hạn) T10/1996 đến T01/2006 công tác tại Chi nhánh điện thị xã BĐ. Trong thời gian này tôi được Công ty cho đi học lớp đại học hệ tại chức vừa học vừa làm. Khoa Hệ thống điện tại Đại học Bách khoa Hà nội từ T10/2000 – T10/2005. Đến T08/2005 tôi thi nâng bậc nghề CN và đã thi đỗ công nhân hệ số :3,01-bậc 5/7 bảng lương A1-6-I . Sau khi tốt nghiệp Đại học tháng 10/2005 thì đến tháng 02/2006 tôi được Ban Giám đốc Công ty phân công nhận nhiệm vụ mới là phó Trưởng Chi nhánh Điện huyện C hưởng lương 3.27 – bậc 4/8 – TBL. Chuyên viên kỹ sư. Đến 01/2009 chuyển sang làm Đội phó Đội xây lắp Điện Công ty Điện lực BĐ và đén tháng 3/2009 tôi dược nâng lương lên 3,58 – bậc 5/8 – TBL. Chuyên viên kỹ sư cho đến tháng 06/2009 tôi chuyển sang làm Chuyên viên phòng kiểm tra giám sát mua bán điện Công ty Điện lực BĐ . Đến cuối tháng 09/2010 thì có Quyết định giải thể phòng kiểm tra giám sát mua bán điện của Tổng Công ty Điện lực Miền bắc đầu T10/2010 tôi chuyển sang làm chuyên viên Phân xưởng Thủy Điện thuộc Công ty Điện lực BĐ và tháng 03/2012 tôi lại được nâng lương lên 3,89 – bậc 6/8 – TBL. Chuyên viên kỹ sư.
Cho đến T10/2013 được điều chuyển nhận nhiệm vụ mới công nhân tổ sủa chữa máy biến áp thuộc Phân xưởng sủa chữa, thí nghiệm và xây lắp Điện thuộc Công ty Điện lực BĐ và vẫn được hưởng nguyên lương bậc 3,89 – bậc 6/8 – TBL. Chuyên viên kỹ sư. Tính đến tháng 3/2015 tôi đủ thời gian nâng lương là 3 năm (Tôi luôn được được lãnh đạo đơn vị đánh giá hoàn thành tốt nhiệm, Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.) theo đúng quy định về chế độ nâng lương thường xuyên đối với cán bô, công chức,viên chức và người lao động (Thông tư Số: 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 của bộ nội vụ) thì tôi phải được nâng lương lên bậc 7/8– TBL. Chuyên viên kỹ sư. Nhưng trên thực tế đơn vị đã không nâng lương cho tôi. Ngược lại đến tháng 5/2015 thì Công ty điều chỉnh lại lương cho tôi theo tính chất công việc nôi dung như sau: Điều1: Nay điều chỉnh lương đối với ông: Nguyễn Văn P – Công nhân tổ thí nghiệm – Phân xưởng xây dựng, sửa chữa & thí nghiệm điện thuộc Công ty Điện lực BĐ. Lương đang hưởng: 3,89 bậc 6/8 BL: Chuyên viên, kỹ sư. Lương mới điều chỉnh: 3,19 bậc 5/7, TL: A1-6-II (Bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để thi bậc cao năm 2015) Điều 2: Thời gian hưởng lương mới kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015. Đến cuối năm 2015 tôi đi thi thợ bậc cao tại Công ty thí nghiệm Điện Miền bắc và đã thi đỗ tay nghề bậc 6/7 về công tác thí nghiệm , đến tháng 12/2015 tôi có quyết đinh nâng lương cụ thể như sau: Điều1: Nay nâng bậc lương cho ông (bà): Nguyễn Văn P Chức danh, đơn vị công tác: Công nhân tổ thí nghiệm – Phân xưởng xây dựng, sửa chữa & thí nghiệm điện thuộc Công ty Điện lực BĐ. Lương đang hưởng: 3,19 bậc bậc 5/7, TL: A1-6-II. Lương mới được nâng: 3,74 bậc 6/7, TL: A1-6-II Điều 2: Thời gian hưởng lương mới kể từ ngày 01 /12/ 2015. Tôi dược hưởng lương đó đến tháng 7/2016. Do sức khỏe không đảm bảo tôi làm đơn xin chuyển về công tác tại phòng thanh tra bảo vệ & pháp chế Công ty Điện lực BĐ. Quyết định ghi như sau: Điều1: Nay điều động ông : Nguyễn Văn P – Công nhân tổ thí nghiệm – Phân xưởng xây dựng, sửa chữa & thí nghiệm điện. nhận nhiệm vụ mới: chuyên viên phòng thanh tra bảo vệ & pháp chế thuộc Công ty Điện lực BĐ. Kể từ ngày 01/7/2016. Điều 2: áp hệ số lương: 3,89 bậc 6/8 BL: Chuyên viên, kỹ sư. (Bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để để nâng bậc lương tiếp theo từ 01/12/2015). Vậy tôi xin hỏi Quý Công ty hai vấn đề như sau:
-Thứ nhất: là việc điều chuyển tôi từ Phân xưởng Thủy Điện sang Phân xưởng sủa chữa, thí nghiệm & xây lắp Điện mà lãnh đạo Công ty và BCH Công đoàn Công ty không hề gặp gỡ và trao đổi với người lao động là đúng hay sai? Vì việc điều chuyển không đúng này đã gây thất thiệt cho tôi rất nhiều quyền lợi trong việc hưởng chế độ nâng lương thường xuyên đối với công chức , viên chức theo (Thông tư Số: 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 của bộ nội vụ). Nếu như tôi không thi công nhân bậc cao hoặc thi công nhân bậc cao trượt vậy thì đơn vị vẫn xếp lương tôi ở hệ số: 3,19 bậc bậc 5/7, TL: A1-6-II.hay sao? Mà mức lương này tôi đã hưởng từ năm 2005 (tức cách đây hơn 10 năm) vì vậy việc chuyển xếp lương chuyển đổi công việc của tôi như vậy đã hợp lý chưa? Ai sẽ phải chịu bồi thường đối với khoản thất thiệt này cho tôi.
– Thứ hai là việc bảo lưu thời gian nâng lương của tôi theo quyết định mới là từ ngày 01/12/2015 là đúng hay sai? (Trong khi thang bảng lương này áp dụng với công nhân)?
Đúng ra là khi chuyển sang vị trí công tác mới (Hưởng thang lương của Chuyên viên, kỹ sư) tôi phải được nâng lương luôn chứ ạ (Như tôi nói ở trên tôi giữ lương hệ số 3,89 bậc 6/8 BL: Chuyên viên, kỹ sư. Đủ 3 năm rồi) Trong suốt thời gian công tác tôi không hề vi phạm bất kỳ một hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc kỷ luật nào. Luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ( Năm nào cũng đạt lao động tiên tiến).
Tôi xin Công ty luật LVN Group tư vấn và giải đáp những khúc mắc trên đây cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, vấn đề của bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý;
Nghị định 205/2014/NĐ- CP
Thông tư 08/2013/TT-BNV
2. Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này thì đối với từng giai đoạn thì áp dụng các văn bản tương ứng với từng thời kỳ:cần phải làm rõ một số vấn đề:
Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.
Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy.
Thông thường, số bậc của thang lương và hệ số lương giữa các bậc phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất (mức độ phức tạp công việc, trình độ lành nghề công nhân, yếu tố trách nhiệm, điều kiện lao động).
Hệ số mức lương: chỉ rõ rằng lao động của công nhân bậc nào đó phải được trả cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.
Bội số thang lương: là sự so sánh giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong một thang lương, hay nói cách khác mức lương công nhân bậc cao nhất cao gấp mấy lần bậc thấp nhất (bậc 1)
Mức lương: là số lương tiền tệ được quy định để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các hệ số trong thang lương.
Bảng lương: cũng như thang lương có số bậc và hệ số lương nhưng áp dụng chủ yếu cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp, cho một số công việc mà mức độ thành thạo (chênh lệch giữa các bậc) chủ yếu dựa vào yếu tố thâm niên nghề. Ví dụ như lái xe, lái tàu, vận hành, điều hành hệ thống điện, thợ lặn, nhân viên bưu chính viễn thông…
– Ngày 14/12/2004, Chính phủ có Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty Nhà nước gồm các đối tượng:
– Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh
– Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát
– Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.
– Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ.
(Chi tiết cụ thể tham khảo thêm Nghị định 205/2004 NĐ-CP, ở đây chỉ giới thiệu những điểm cơ bản để hiểu khi vận dụng đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)).
2.1- Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân:
Đối với chuyên gia cao cấp có 3 bậc lương:
– Hệ số lương: 7,00 – 7,50 – 8,00
Mức lương từ 1/10/2004: 2.030 – 2.175 – 2.320 ngàn đồng
Đối với nghệ nhân có 2 bậc lương:
– Hệ số lương: 6,25 – 6,75
Mức lương từ 1/10/2004: 1.812,5 – 1.957,5 ngàn đồng
2.2- Bảng lương của Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng
Được thiết kế theo lương chức vụ, mỗi chức danh có 2 bậc lương theo hạng doanh nghiệp:
Đối với Tổng công ty có 2 dạng:
– Tổng công ty đặc biệt và tương đương
– Tổng công ty và tương đương
Đối với Công ty có 3 hạng: hạng I, hạng II và hạng III
– Cao nhất là Tổng giám đốc Tổng công ty đặc biệt và tương đương có 2 bậc lương với hệ số là 7,85 và 8,2
– Thấp nhất là kế toán trưởng Công ty hạng III có 2 bậc lương với hệ số là 4,33 và 4,66.
2.3- Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ: gồm có 4 chức danh
– Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp : có 4 bậc lương: 5,58 – 5,92 – 6,26 – 6,60
– Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính: có 6 bậc: 4,0 – 4,33 – 4,66 – 4,99 – 5,32 – 5,65
– Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: có 8 bậc: 2,34 – 2,65 – 2,96 – 3,27 – 3,58 – 3,89 – 4,2 – 4,51
– Cán sự, kỹ thuật viên: 12 bậc: bậc 1: hệ số 1,80; bậc 12: 3,89
2.4- Bảng phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng
Đối với chức danh này, theo quy định chỉ hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ và cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng công ty.
– Hệ số phụ cấp : cao nhất là Tổng công ty hạng đặc biệt:
+ Trưởng phòng hệ số 0,7
+ Phó phòng hệ số 0,6
– Thấp nhất công ty hạng III
+ Trưởng phòng hệ số 0,3
+ Phó phòng hệ số 0,2
2.5- Thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
a) Thang lương 7 bậc: áp dụng cho 12 ngành, mỗi ngành có 3 nhóm (I, II, III) ví dụ:
Ngành chế biến lâm sản:
Nhóm I: chế biến dầu thảo mộc, trang trí bề mặt gỗ : 7 bậc lương với hệ số lương các bậc là: 1,45 – 1,71 – 2,03 – 2,39 – 2,83 – 3,34 – 3,95
Nhóm II: sản xuất cót ép, mây tre, trúc, chế biến cánh kiến đỏ : 7 bậc lương với hệ số là: 1,55 – 1,83 – 2,16 – 2,55 – 3,01 – 3,56 – 4,20
Điều 57 Bộ Luật lao động: “ khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải thảm khảo ý kiến BCH công đoàn cơ sở, thang lương, bảng lương phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.
Thông tư 13 và 14/2003 TT hướng dẫn: Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bằng kỹ thuật, công nhân, chức danh tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, viên chức làm cơ sở ký kết HĐLĐ và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.
– Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo.
– Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất.
– Số bậc, thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi, khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các tài năng tích luỹ, kinh nghiệm.
– Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.
– Gần đây, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ cũng quy định cụ thể cho doanh nghiệp FDI là : mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định cho doanh nghiệp FDI hiện nay./
Điều 2: Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lươngtheo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
a) Đối với cán bộ, công chức:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
– Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 điều 2 Quyết định số 181 – QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:
a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;
b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;
c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.
Điều 3: Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn
1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:
a) Điều kiện và chế độ được hưởng:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
b) Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn:
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này) được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10%tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số lượng người làm việc (đối với viên chức và người lao động) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
c) Cách tính số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn:
– Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương (không tính số dư ra dưới 10 người sau khi lấy tổng số người trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị chia cho 10), cơ quan, đơn vị được xác định có 01 người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.
– Căn cứ vào cách tính nêu trên, vào quý IV hằng năm, cơ quan, đơn vị (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để theo dõi và kiểm tra về số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm sau liền kề và số dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình.
– Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp căn cứ vào tổng số người trong danh sách trả lương dư ra dưới 10 người (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và số người trong danh sách trả lương được cấp có thẩm quyền cho tăng thêm trong năm ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc để giao thêm số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ngoài số người thuộc tỷ lệ không quá 10% của cơ quan, đơn vị trực thuộc (trong đó ưu tiên cho các đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương và cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác), nhưng phải bảo đảm tổng số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc không vượt quá 10% tổng số người trong danh sách trả lương tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
– Đến hết quý I của năm sau liền kề với năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, nếu cơ quan, đơn vị không thực hiện hết số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn (kể cả số người được cơ quan quản lý cấp trên giao thêm, nếu có) thì không được tính vào tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của các năm sau.
d) Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:
Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.
đ) Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:
– Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại Điểm này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.
– Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, đã được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ từ bậc 3 hệ số lương 5,08 ngạch chuyên viên chính (mã số01.002) lên bậc 4 hệ số lương 5,42 ngạch chuyên viên chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Đến ngày 01 tháng 8 năm 2010 ông A được Chủ tịch nước ký Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tích công tác giai đoạn 2005 – 2009 (thành tích này của ông A được ký sau ngày 01 tháng 01 năm 2010 được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau). Theo quy chế của cơ quan, đơn vị nơi công tác thì thành tích được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng, nhưng theo quy định không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn trong cùng ngạch nên ông A vẫn chỉ được xét nâng bậc lương thường xuyên từ bậc 4 lên bậc 5 ngạch chuyên viên chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 (sau đủ 24 tháng giữ bậc 5 ngạch chuyên viên chính), nếu ông A đủ điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ở ngạch chuyên viên chính thì thành tích công tác của ông A trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 (trong đó có thành tích được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba ngày 01 tháng 8 năm 2010) được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn.
e) Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn:
Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độthành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
2. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 4: Tổ chức thực hiện
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện:
a) Ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, trong đó phải quy định rõ tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và thứ tự ưu tiên xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với những người có thành tích xuất sắc như nhau để làm căn cứ xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Bản Quy chế này phải được công khai trong cơ quan, đơn vị và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý và kiểm tra trong quá trình thực hiện.
b) Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp hiện hành nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (khilập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Thông báo công khai danh sách những người được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn trong cơ quan, đơn vị.
d) Định kỳ vào quý IV hằng năm, có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tình hình và những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ quan, đơn vị theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc và số người dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình ở năm sau liền kề.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
Kiểm tra kết quả và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp báo cáo Bộ, ngành Trung ương (nếu thuộc Trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý) kết quả thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn ở Bộ, ngành, địa phương; bảo đảm tỷ lệ mỗi năm không vượt quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
c) Đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Nội vụ để thống nhất ý kiến trước khi ký Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (gửi kèm biên bản họp xét nâng bậc lương; quy chế nângbậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị; bản sao Quyết định giao chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc của cơ quan, đơn vị; bản sao quyết định xếp lương gần nhất và bản sao Quyết định công nhận thành tích xuất sắc của cấp có thẩm quyền) và khi có thông báo nghỉ hưu (gửi kèm bản sao quyết định xếp lương gần nhất và bản sao thông báo nghỉ hưu) đối với các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch, chức danh tương đương ngạch chuyên viên cao cấp thuộc danh sách trả lương của Bộ, ngành, địa phương.
Việc quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý thực hiện theo phân cấp hiện hành.
d) Định kỳ vào quý IV hằng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ kết quả thực hiện nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch, chức danh tương đương ngạch chuyên viên cao cấp theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu bảo hiểm xã hội và tính hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Thông tư này. Nếu phát hiện việc nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn không đúng quy định thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện lại theo đúng chế độ quy định, sau đó mới giải quyết các quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng được hưởng (đồng thời gửi Bộ Nội vụ 01 bản để theo dõi và kiểm tra).
5. Bộ Nội vụ kiểm tra việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn ở các Bộ, ngành, địa phương; đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương hủy bỏ quyết định nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trái với quy định tại Thông tư này.
Trong trường hợp này phải căn cứ vào điều kiện nâng bậc lương thường xuyên, vào trường hợp kéo dài thời gian nâng lương hay nâng lương trước thời không để xem xét, căn cứ vào điều kiện trên thực tế thực hiện của anh để các cơ quan hữu quan tính hệ số tăng lương trong cả quá trình làm việc của anh.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động về điều chuyển lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group