1. Điều kiện bảo lãnh sang Pháp hiện nay là gì ?

Chào Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi tên M.A. Tôi 20 tuổi. Tôi muốn Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Tôi có người họ hàng bên Pháp và mẹ tôi gọi người đó là dì. Các con của người đó có thể bảo lãnh tôi sang để chăm sóc tuổi già cho bà không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật về điều kiện bảo lãnh, gọi:1900.0191

Trả lời:

Để bảo lãnh người thân ra nước ngoài thì bạn cần đáp ứng điều kiện về xuất cảnh, nhập cảnh theo quy đinh của pháp luật Việt Nam và điều điều kiện nhập cảnh theo pháp luật của nước bạn muốn đến.

Thứ nhất, về điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật ViệtNam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam không cần thị thực. Cũng theo khoản 1, Điều 4 của Nghị định này, hộ chiếu phổ thông được coi là một trong những giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh.

Thứ hai, người thân của bạn phải đủ điều kiện được nhập cảnh vào Pháp hay không?

Để đáp ứng được điều kiện này, bạn phải được đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cấp thị thực phù hợp với mục đích sang đó. Việc có được cấp thị thực để sang đó làm việc hay không phụ thuộc vào quy định pháp luật của nước bạn muốn nhập cảnh. Đó là các quy địnhvề điều kiện họ hàng của bạn có đủ tư cách để bảo lãnh cho bạn sang làm việc hay khôngcác quy định về điều kiện bạn có được nhập cảnh để làm việc theo diện bảo lãnh của người thân tại nước đó hay không (trình độ, độ tuổi, sức khỏe…).

Để biết được trình tự, thủ tục xin cấp thị thực sang Pháp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn!

2. Điều kiện được bảo lãnh sang Nhật ?

Xin chào Luật LVN Group, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Hiện em là tu nghiệp sinh bên nhật,em có người nhật muốn bảo lãnh em. Sau 3 năm về có sang được không ạ?
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.M

>> Tư vấn bảo lãnh sang Nhật:1900.0191

Trả lời

Trước hết, về mục đích bảo lãnh:

Bạn là tu nghiệp sinh Nhật 3 năm bạn vẫn có thể được bảo lãnh sang nhật theo những con đường khác nhau: du học, tu nghiệp sinh, con nuôi, người thân, du lịch…

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản bạn cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

Về thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP thì:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú.

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu (Bạn có thể tham khảo mẫu tờ khai Tờ khai (Dùng cho công dân Việt Nam đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước))

– Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp hồ sơ gián tiếp qua bưu điện

Bạn lưu ý: Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và Thời hạn giải quyết được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này như sau:

” 4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.”

Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin visa. Trường hợp

ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất.

Bạn cần nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản gồm:

1. Hộ chiếu

2. Tờ khai xin cấp visa (Theo mẫu )

3. 01 ảnh 4,5cm*4,5cm

4. Tài liệu liên quan đến tư cách lưu trú ( copy 1 bản ) ví dụ:

+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học

+ Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng……

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục này. Công ty sẽ cung cấp địa chỉ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam như sau:

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam:

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043

Fax: 84-4-3846-3046(lãnh sự)

Trân trọng cảm ơn!

3. Điều kiện để dì bảo lãnh cho cháu sang Hàn quốc là gì ?

Kính chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Tôi có người dì lấy chồng Hàn quốc đã được 8 năm rồi và đã dì tôi cũng đã được cấp quốc tịch Hàn Quốc.
Bây giờ dì tôi muốn bảo lãnh cho tôi sang bên Hàn Quốc luôn có được không? Trường hợp này tôi phải làm những thủ tục gì và đấy là trường hợp đi theo diện visa nào?
Mong Luật sư trả lời giúp. Xin cảm ơn !
Người gửi: M.A

Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo lãnh?

Luật sư tư vấn luật dân sự về bảo lãnh, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Để được nhập cảnh vào Hàn Quốc, bạn phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản sau:

Điều kiện 1: Được cơ quan Việt Nam cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định: “Công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực”.

Theo khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP nêu trên, những loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh:

(1) Hộ chiếu quốc gia (hộ chiếu ngoại giao; hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu phổ thông);

(2) Giấy tờ khác (Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành hồi hương hoặc Giấy thông hành).

Điều kiện 2: Được cơ quan Hàn Quốc cấp thị thực (visa) nhập cảnh vào Hàn Quốc

Nếu muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc, em gái bạn phải thực hiện thủ tục xin thị thực nhập cảnh tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (Phòng Lãnh sự).

Để biết chi tiết thủ tục xin thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc bạn có thể có thể liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Đại sứ quán của Hàn Quốc hoặc vào trang thông tin điện tử của Đại sứ quán VIệt Nam để tham khảo.

Chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề bạn nêu qua trang thông tin điện tử này như sau:

Hiện nay có 13 loại vi sa nhập cảnh vào Hàn Quốc dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam: Visa thương mại, visa du lịch, visa kết hôn, visa thăm con kết hôn với người Hàn Quốc, visa thăm người thân đang học thạc sĩ hoặc tiến sĩ hoặc có các loại visa E3 hoặc E7; visa du học, visa học thạc sĩ hoặc tiến sĩ; visa làm việc; visa lao động; visa đào tạo; visa dự hội nghị; visa quá cảnh; visa chữa bệnh.

Tùy mục đích của bạn mà bạn có thể xin loại visa phù hợp.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

4. Thủ tục bảo lãnh cho người Việt Nam sang nước ngoài ?

Thưa Luật sư của LVN Group em có một thắc mắc sau: Em là Hiền ở Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.Hiện tại em có một người Dì lấy chồng Hàn Quốc và Dì em đã có quốc tịch Hàn Quốc bây giờ Dì em muốn bảo lãnh em sang đó làm việc luôn.trương hợp này em phải làm như thế nào? Em đi theo diện visa nào?
Em xin chân thành cảm ơn!

Thủ tục bảo lãnh cho người Việt Nam sang nước ngoài?.

Luật sư tư vấn chuyên mục hỏi đáp pháp luật gọi: 1900.0191

Trả lời:

Để được bảo lãnh sang Hàn Quốc làm việc bạn phải thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh ở Hàn Quốc. Cụ thể:

Thứ nhất, được cơ quan Việt Nam cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh:

Theo qui định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thì công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam không cần thị thực. Cũng theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định này thì hộ chiếu phổ thông được coi là một trong những giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh. Như vậy, công dân Việt Nam muốn được xuất cảnh, nhập cảnh thì phải có hộ chiếu phổ thông. Nếu bạn chưa có hộ chiếu phổ thông theo như qui định trên thì bạn cần làm thủ tục xin cấp hộ chiếu được qui định cụ thể tại điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 65/2012/NĐ-CP):

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú.

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu (Bạn có thể tham khảo mẫu tờ khai TẠI ĐÂY).

– Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp gián tiếp qua đường bưu điện.

Lưu ý: trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an qui định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và thời hạn giải quyết sau khi nộp hồ sơ đầy đủ được qui định tại khoản 4 và 5 Điều 15 của Nghị định này, cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh sẽ trả kết quả cho bạn trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thứ hai, được cơ quan Hàn Quốc cấp thị thực (visa) nhập cảnh vào Hàn Quốc:

Nếu muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc, bạn phải thực hiện thủ tục xin thị thực nhập cảnh tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (Phòng Lãnh sự). Để biết chi tiết thủ tục xin thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc bạn có thể liên hệ với Cục quản lý xuất, nhập cảnh và Đại sứ quán của Hàn Quốc hoặc vào trang thông tin điện tử của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

Theo thông tin trong câu hỏi của bạn, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề bạn nêu qua trang thông tin điện tử này như sau: Hiện nay có những loại visa nhập cảnh vào Hàn Quốc dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam như sau: visa du học, visa du lịch, visa thăm gia đình, visa thương mại, visa kết hôn (áp dụng từ ngày 1/4/2014), visa dự hội nghị, visa lao động, visa làm việc, visa quá cảnh, visa chữa bệnh, visa dành cho tình nguyện viên, tham gia hội thảo/hội nghị/ trại hè.

Với mục tiêu sang Hàn Quốc làm việc, bạn cần có visa lao động hoặc visa làm việc, cụ thể như sau:

– Phải có mã số lao động do Bộ tư pháp Hàn Quốc cấp (trường hợp đi lần đầu phải đăng kí qua cục Quản lý lao động nước ngoài – Bộ lao động của Việt Nam cấp).

– Người đi lao động làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam và được doanh nghiệp này cử sang Hàn Quốc để đào tạo.

– Dành cho Hộ chiếu phổ thông trong các trường hợp được cơ quan Chính phủ Hàn Quốc mời.

Việc cá nhân bảo lãnh cho cá nhân sang Hàn Quốc chỉ trong những trường hợp kết hôn, thăm gia đình, du học. Bạn có thể sang Hàn Quốc lao động khi đáp ứng các điều kiện 1 và 2 nêu ở trên.

Trân trọng cảm ơn!

5. Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo lãnh ?

Xin chào Luật Sư! xin cho tôi hỏi như người bị bắt giam đang điều tra, thì gia đình có được bảo lãnh ra không ạ?
Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư tư vấn:

Vì thông tin anh cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi không thể tư vấn kĩ lưỡng hơn giúp bạn được:

Theo Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 quy định về bảo lãnh như sau:

” 1. Cá nhân hoặc tổ chức có thể nhận bảo lĩnh bị can, bị cáo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có hai người.
2. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.”

Điều 92. Bảo lĩnh

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, trong quá trình điều tra để đưa ra kết luận cuối cùng thì bạn vẫn có thể bảo lãnh cho bạn của bạn với điều kiện bạn phải làm giấy cam đoan không để bạn của bạn tiếp tục phạm tội, đảm bảo sự có mặt khi có giấy triệu tập; khi bạn nhận bảo lãnh thì ít nhất phải có hai người. Tuy nhiên, bạn của bạn được bảo lãnh không đồng nghĩa với việc không phạm tội mà các cơ quan vẫn tiến hành điều tra bình thường.

Thưa Luật sư của LVN Group, Em muốn hỏi về diện bảo lãnh thân nhân đi Mỹ, nếu là quan hệ cô- cháu thì có cho phép bảo lãnh không ? Cảm ơn!

=> Trước tiên về điều kiện và thủ tục để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2012/NĐ-CP).

Điều 15:

1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:

a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú.

b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.

c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.”

2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):

a) Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (theo mẫu quy định).

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

– Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu.

b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.

4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.

5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

a) Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

b) Đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

6. Trưởng Công an phường, xã nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.

7. Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.

Với trường hợp của bạn không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 3 điều 15 Nghị định này nên việc làm hộ nếu vẫn phải làm thủ tục theo như quy định cụ thể như trên.

Xin Visa và vấn đề bảo lãnh thân nhân.

Theo quy định pháp luật và thực tế hiện nay một số nước đã miễn VISA cho công dân Việt Nam mà Công dân mang hộ chiếu Việt Nam loại phổ thông có thể nhập cảnh một số nước sau đây mà không cần visa với thời hạn tối đa là: Singapore: 30 ngày, Thái Lan: 30 ngày, Malaysia: 30 ngày, Indonesia: 30 ngày, Lào: 30 ngày.. Với các nước khác, bạn phải đến Đại Sứ quán của quốc gia đó tại Hà Nội hay TP HCM để làm các thủ tục: khai xin nhập cảnh, nộp lệ phí. Đối với một số nước sẽ có những yêu cầu thủ tục đặc biệt nên khi bạn đến Đại sứ quán sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn.

Theo như bạn cung cấp, cho thấy trường hợp của bạn có thể là nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân: Khi đó, cô bạn phải nộp đơn Bảo lãnh thân nhân (Theo mẫu như đã hướng dẫn, quy định) cho cơ quan Cơ quan di trú Mỹ. Và đơn này được nộp bởi công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp, “người nộp đơn” thay mặt cho “người thụ hưởng” nước ngoài (chuẩn bị sang nhập cư). Quá trình nhập cư cho những người nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân được hoàn thành khi đã nhập cảnh vào (Mỹ) hoặc sau khi được cấp thị thực nhập cư bởi Đại sứ quán Mỹ hoặc Lãnh sự quán đặt ở bên ngoài Mỹ; hoặc khi được phê duyệt Đơn xin điều chỉnh tình trạng thường trú được nộp bởi chuẩn bị nhập cư, người đang ở Mỹ hoặc những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng. Tất cả các thị thực nhập cư hoặc đơn xin điều chỉnh tình trạng phải được xác minh chấp nhận bằng cách kiểm tra lý lịch, khám sức khỏe, và trả lời danh sách các câu hỏi về những vấn đề không được chấp thuận nhập cư bao gồm các vụ bắt giữ hình sự hoặc bị kết tội, vi phạm tình trạng thị thực, và thành viên trong các tổ chức chính trị.

Sau khi hoàn tất quá trình xin cấp thị thực nhập cư, điều chỉnh sang trạng thái thường trú, và, trong trường hợp của một người nộp đơn xin thị thực, nhập cảnh vào (Mỹ), người nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân trở thành một thường trú nhân hợp pháp của Mỹ, hội đủ điều kiện để sống và làm việc tại Hoa Kỳ, và cuối cùng để được chấp thuận nhập tịch như một công dân Mỹ.

Tóm lại, đối với trường hợp của bạn chúng tôi nhận thấy Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Cô bạn) có thể xin cho thân nhân ở Việt Nam (tức là bạn) xuất cảnh có thời hạn ra nước ngoài v cần những giấy tờ sau:

  • Nếu đi thăm thân nhân:

+ Giấy mời hoặc bảo lãnh của người Việt Nam ở nước ngoài cho thân nhân ở Việt Nam. Giấy này phải được chính quyền nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú xác nhận.

+ Giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh quan hệ giữa người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài và thân nhân ở trong nước.

  • Nếu xin đi nước ngoài vì lý do nhân đạo khác:

+, Giấy chứng minh mục đích của yêu cầu xin ra nước ngoài do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam cấp: đi nhận tài sản thừa kế, đi đưa hoặc đón thân nhân xuất nhập cảnh Việt Nam vì bệnh tật, già yếu hoặc trẻ em không có khả năng tự đi, về được. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi các giấy tờ nêu trên về cho thân nhân ở Việt Nam để thân nhân kèm hồ sơ xin xuất cảnh nộp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước muốn nhập cảnh tại Việt Nam xem xét, cấp thị thực nhập cảnh.

  • Cô bạn không bị hạn chế bảo lãnh cho bạn sang nước ngày nếu dựa trên thông tin bạn cung cấp.
  • Tuy nhiên để được nhập cư chính thức ở Mỹ thì cháu thể tính chính xác ngày cho bạn được, còn tùy vào thủ tục có thuận tiện và thời điểm bạn làm thủ tục.

Thưa Luật sư. Công ty tôi có mời 01 chuyên gia người hàn quốc đến làm việc. nhưng trước thười gian công ty tôi mời đến thì đang làm việc tại một công ty khác cũng tại việt nam. đơn vị bảo lãnh làm thẻ tạm trú là đơn vị trước. vậy muốn làm thẻ tạm trú cho người chuyên gia này làm việc tại công ty tôi thì cần phải làm những thủ tục gì ạ. xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp.

.Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài :

Hiện nay, người nước ngoài đến việc làm việc ngày càng nhiều, nhu cầu đề nghị cấp mới thẻ tạm trú tại địa phương rất lớn, nhưng không phải người nước ngoài nào cũng hiểu về thủ tục cấp thẻ tạm trú tại cơ quan chức năng. Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí. Luật LVN Group hướng dẫn thủ tục đề nghị cấp mới thẻ tạm trú cho người nước ngoài như sau:

1. Các trường hợp người nước ngoài được cấp mới thể tạm trú

– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trừ người đại diện theo ủy quyền);

– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

– Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề Luật sư của LVN Group tại Việt nam theo qui định của pháp luật;

– Người nước ngoài có giấy phép lao động đang làm việc tại các loại hình doanh nghiệp, VPĐD các công ty nước ngoài;

– Chuyên gia, sinh viên, học viên, đang làm việc, học tập theo các chương trình, dự án quốc gia ký kết giữa các Bộ, Ngành được Chính phủ phê duyệt;

– Thân nhân đi cùng gồm (cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thẻ).

– Các trường hợp khác theo quy định tại Luật xuất, nhập cảnh.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị:

– 01 Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7A);

– 01 Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N7B);

– 02 ảnh cỡ 2×3 (phông nền trắng);

– Hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (01 bản photo hộ chiếu, thị thực còn giá trị và ngày nhập cảnh Việt Nam gần nhất);

– 01 bản sao hoặc bản photo (mang bản chính để đối chiếu) hồ sơ pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú, tùy trường hợp cụ thể nộp giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy phép thành lập VPĐD; Chi nhánh công ty (gồm giấy thông báo hoạt động); Giấy đăng ký mẫu dấu; 01 bản photo giấy phép lao động (mang bản chính để đối chiếu), đối với trường hợp phải có giấy phép lao động;

– Các trường hợp thân nhân đi kèm phải nộp giấy tờ chứng minh quan hệ như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ gia đình…..(Chú ý: những giấy tờ do nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.);

– Giấy tờ chứng minh có khai báo tạm trú tại địa phương theo quy định (đơn xác nhận tạm trú, phiếu khai báo tạm trú cho NNN – Mẫu KB);

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử người đại diện đi nộp hồ sơ thì phải có giấy giới thiệu, người nộp xuất trình bản chính CMND và kèm 01 bản photo.

3. Nơi nộp hồ sơ

– Cục quản lý xuất nhập cảnh;

– Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

4. Thời hạn thẻ tạm trú:

– Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm;

– Thời hạn của thẻ tạm trú ngắn hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn của hộ chiếu;

– Không cấp thẻ tạm trú cho người có hộ chiếu thời hạn còn dưới 1 năm.

5. Quy định về sử dụng thẻ tạm trú:

Người mang thẻ tạm trú phải thực hiện đúng các nội dung những điều cần lưuý (ghi rõ trên thẻ tạm trú), khai báo tạm trú đầy đủ;

Cơ quan, tổ chức bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú phải có trách nhiệm:

Quản lý hoạt động của người được cấp thẻ theo đúng nội dung, mục đích đã đăng ký trong thời gian bảo lãnh;

Trả lại thẻ tạm trú cho cơ quan cấp thẻ khi người được cấp thẻ chấm dứt công việc, về nước hoặc thay đổi nhân sự… ;

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi tên Đăng Trình hiện là giáo viên một trường tại Đồng Nai. Tôi có vài điều thắc mắc xin Ngài bỏ chút thời gian giải đáp giúp. – Tôi muốn xin nghỉ phép 1 tháng không hưởng lương để giải quyết việc riêng có được không? vì hiện nay bạn gái tôi ở Mĩ sắp về để làm giấy tờ bảo lãnh tôi qua Mĩ. tôi muốn nghỉ phép 1 tháng không lương để có thời gian lo giấy tờ và các thủ tục khác. kính xin Luật sư của LVN Group hồi đáp cho tôi trong thời gian sớm nhất. xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe ? Người hỏi: Đăng Trình.

=> Trong trường hợp này, do bạn không nói rõ là bạn là giáo viên đang làm việc theo hợp đồng hay là viên chức nên có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Bạn là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động

Theo đó, Điều 116 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 quy định cụ thể như sau:

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Do đó, đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương mà thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2 Điều 116) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi vậy, để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.

Trường hợp 2: Bạn là viên chức

Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010:

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, để được nghỉ không lương thì bạn phải trình bày lý do chính đáng là việc bạn xin nghỉ để dưỡng thai và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn đang làm việc.

Tóm lại, khi người lao động, viên chức muốn xin nghỉ việc không lương thì phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cũng như người đứng đầu sự nghiệp công lập.

Xin chào Luật sư của LVN Group! Hiện tại, nhà em đang có nguy cơ bị thu giữ bởi ngân hàng. Lí do là: Vào năm 2008, mẹ em cho người quen mượn sổ đỏ. Họ nói rằng sẽ mượn 1 năm để đi mua nhà. Nhưng đôi co mãi đến năm 2010 họ lại nói rằng cho mượn sổ đỏ thêm 1 năm nữa để làm gì đó ( em ko nhớ rõ ), và mẹ em lại đồng ý cho mượn lần nữa ! Và còn có cả biên bản ( viết tay ). Nhưng lần này họ mượn là để thế chấp ngân hàng vì vay tiền. Mãi đến mấy năm sau mẹ em mới biết. Mẹ em đã liên lạc với nhiều người để trợ giúp. Đến năm 2013, mẹ em bắt đầu đi kiện họ. Việc kiện vẫn đang kéo dài đến bây giờ. Mẹ em đang làm việc với thẩm phán này nọ. Người ở ngân hàng đã đến nhà em nói chuyện và bảo phải hoàn thành số tiền ( gốc là 1 tỉ 2, nay đã hơn 3 tỉ ), còn có hôm họ đưa tờ giấy thu nhà cửa ( trong 7 ngày phải dọn đồ ra khỏi nhà ). Em đi hỏi họ hàng thì ai đều bảo: ‘dở hơi, sao lại kiện, mình là ngừoi đứng ra bảo lãnh thì phải có trách nhiệm, kiện là sai’ và có ngừoi còn bảo : ” cô đã thấy người giống mẹ con và họ đã mất nhà cửa đấy” Khi em hỏi mẹ kiện làm gì thì mẹ bảo để cho ngừoi mượn vào tù này nọ xong kiện tiếp này nọ… để lấy lại sổ đỏ. Mẹ đã đi hỏi ngừoi trong ngân hàng và ngừoi ta bảo bây giờ cứ kiện đi. Bây h, em đang rất hoang mang ạ trước nguy cơ mất nhà, trong nhà còn có 2 đứa em còn học đại học và học lớp 8. Mong Luật sư của LVN Group giúp nhà em lây lại sổ đỏ ạ. Xin cảm ơn!

=> Căn cứ Điều 581 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội quy định hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Trong trường hợp của bạn, mẹ bạn cho người quen mượn sổ đỏ để thế chấp tại ngân hàng. Trên sổ đỏ đứng tên mẹ bạn, tuy nhiên mẹ bạn đã có giấy ủy quyền cho người quen của mẹ bạn, như vậy người quen của bạn có quyền sử dụng sổ đỏ để thế chấp tại ngân hàng vay tiền.

Điều 342 Bộ luật Dân sự 2005 quy định thế chấp tài sản như sau:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005 thì ngân hàng chỉ chấp chận cho người quen của mẹ bạn vay thế chấp khi mẹ bạn – tức là người đứng tên trên bìa đỏ đứng tên ký các hợp đồng, thỏa thuận với ngân hàng. Bây giờ, người quen đó không có khả năng trả nợ và mẹ bạn muốn lấy lại sổ đỏ thì có thể yêu cầu người quen đó dùng một tài sản thế chấp khác để đề nghị ngân hàng chấp nhận thay thế cho thế chấp sổ đỏ của mẹ bạn; hoặc mẹ bạn phải đứng ra trả nợ cho ngân hàng sau đó yêu cầu người quen đó trả nợ cho bạn theo hợp đồng vay dân sự giữa mẹ bạn và người quen đó. Bởi vì, khi đến hạn thanh toán mà người có nghĩa vụ không trả nợ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp.

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về xử lý tài sản thế chấp như sau:

“Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này.

Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Điều 338. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.”

Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

Điều 471. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên được vay phải hoàn trả lại bên cho vay tài sản theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận; hoặc pháp luật có quy định

Sổ đỏ nhà của bạn đã được mang đi thế chấp ngân hàng, nếu bạn muốn lấy sổ đỏ về thì bạn phải thúc giục người quen của mẹ bạn nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng để rút sổ đỏ ra.

Nếu người quen của bạn hiện nay không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng có quyền thanh lý tài sản của bạn để tiến hành thu hồi nợ.

Mẹ bạn có thể yêu cầu người quen đó viết giấy vay nợ để đảm bảo quyền lợi của mẹ bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Dân sự – Công ty Luật LVN Group.