Từ tháng 2/2002 đến tháng 6/2011 Tôi tham gia công tác tại xã, làm cán bộ không chuyên trách cấp xã (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Trong khoảng thời gian này vào tháng 01 năm 2008, do được cán bộ bảo hiểm xã hội huyện Điện Biên đến xã tuyên truyền vận động tôi tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện, để sau được hưởng trợ cấp xã hội. (Tôi thấy đây là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước nên tôi tham gia đóng BHXH tự nguyện từ 01/2008 – tháng 6/2011). Tiếp theo từ tháng 7/2011 đến nay tôi chuyển sang đóng BHXH bắt buộc do được tuyển dụng làm cán bộ công chức cấp xã (giữ các chức vụ: Phó CT UBND, CT UBND và Bí thư Đảng ủy xã). Vậy xin hỏi Tôi có được cộng nối thời gian công tác trong quân đội theo Nghị định 153/2013 của Chính phủ không?

Trân trọng cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao độngcủa công ty Luật LVN Group!

Điều kiện cộng nối thời gian công tác trong quân đội như thế nào ?

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Công an-Bộ Quốc phòng : Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu

– Nghị định 153/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân

2. Nội dung tư vấn:

Theo Điều 4 Nghị định 153/2013 của Chính phủ

“Điều 4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau:

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên Cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên Cơ sở tiền lương của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này hoặc tính trên mức lương tối thiểu chung đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm Cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý thống nhất. Phần quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp và phần người sử dụng lao động giữ lại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ đàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Công an-Bộ Quốc phòng : Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu

“7. Bổ sung Khoản 9 a vào phần C Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

“9 a. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; Điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội”

Đối với trường hợp của bạn, từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1992 có tham gia công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó về phục viên, hiện chưa được hưởng trợ cấp xã hội một lần, thời điểm này  là trước 1993; đến tháng 7/2011 đến nay bạn chuyển sang đóng BHXH bắt buộc do được tuyển dụng làm cán bộ công chức cấp xã. Do đó, trường hợp của bạn được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng điều khoản này

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG.