Khi đi khám vợ tôi có hỏi giấy xác nhận này nhưng nơi vợ tôi khám bệnh họ không biết giấy này và họ chỉ ghi vào sổ khám bệnh là đề nghị nghỉ dưỡng thai nếu đi lại làm việc sẽ ảnh hưởng không tố đến thai nhi.
Vậy các anh chị cho hỏi với giấy xác nhận như vậy vợ tôi có được hưởng bảo hiểm không? Nếu không được thì cần xác nhận của cơ sở y tế tuyến nào trở nên? và anh chị cho hỏi mấy giấy đó như thế nào vợ tôi đi khám ngày 30/10/2015 thời điểm thông tư của bộ y tế quy các mẫu nghỉ dưỡng thai chưa có hiệu lực ?
Mong các anh chị giúp đỡ.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group.
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề của bạn được chúng tôi xem xét và trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý.
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
2. Nội dung pháp lý.
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con…”
Như vậy, có 3 điều kiện để lao động nữ khi mang thai nghỉ dưỡng thai mà được hưởng chế độ thai sản, đó là:
+ Lao động nữ nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền
+ Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
+ Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng trở lên.
Đồng thời, theo Điều 101, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này”.
Như vậy, với quy định trên, trong trường hợp của vợ bạn, vợ bạn cần chuẩn bị giấy xác nhận của cở sở khảm bệnh chữa bệnh có thẩm quyền về việc vợ bạn phải nghỉ việc để dưỡng thai. Do luật không quy định rõ giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền là cơ sở nào, vì vậy, vợ bạn chỉ cần có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh mà cơ sở đó có giấy phép hành nghề được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật là được.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group