1. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự em có được quyền lợi hay đặc cách gì không?.
2. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự xong em muốn làm sĩ quan công nghệ thông tin có được không hoặc cần điều kiện gì? Bao nhiêu năm ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.L.M.N

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty Luật LVN Group.

Điều kiện để làm sỹ quan công nghệ thông tin là gi?.

Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi bổ sung năm 2005

Nghị định số 122/2006/NĐ-CP của chính phủ về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

Thông tư 213/2006/TT-BQP hướng dẫn thực hiện nghị định số 122/2006/NĐ-CP

2. Nội dung phân tích:

2. 1. Về việc khi tham gia nghĩa vụ quân sự có được quyền lợi, đặc cách gì không?:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự thì:

” Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi”

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1 luật này thì:

” Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này;

đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;

g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

c) Một con trai của thương binh hạng hai;

d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

4. Chính phủ quy định cụ thể vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật thì tham gia nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân.

2. Về quyền lợi sau khi xuất ngũ:

Căn cứ Điều 4 Nghị định số 122/2006/NĐ-CP của chính phủ về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thì:

” Điều 4. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ  khi xuất ngũ

1. Trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 18 tháng trở lên khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

2. Trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được  hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

Nếu có tháng lẻ:

a) Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

b) Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

c) Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được hưởng như  sau:

a) Khi xuất ngũ về địa phương: hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, là lao động theo hợp đồng lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tính hưởng trợ cấp thôi việc như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng khi thôi việc. Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương do cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã làm việc trước khi nhập ngũ thanh toán theo quy định hiện hành.

Trường hợp các tổ chức, cơ sở kinh tế đã giải thể thì cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức, cơ sở kinh tế nói trên đóng Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán.

b) Khi xuất ngũ chuyển sang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

5. Được đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức đưa họ về nơi cư trú bằng tàu, xe hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định.

6. Đơn vị quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ, mức chi cho buổi gặp mặt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”

Bên cạnh đó, trong quá trình phục vụ tại ngũ bạn cũng được hưởng các chế độ quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau:

” Điều 5. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc ở cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì được cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế tiếp nhận trở lại làm việc sau khi xuất ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc phá sản thì cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý của cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm giải quyết việc làm.

Trường hợp cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh tế đó đã giải thể hoặc không có cơ quan trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng cấp để giải quyết việc làm.

2.  Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ sở kinh tế đó.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thì khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ có sức khoẻ, có nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.”

Cụ thể, chế độ và quyền lợi được hưởng của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định chi tiết trong thông tư 213/2006/TT-BQP như sau:

1- Trợ cấp tạo việc làm: Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại quân ngũ đủ 18 tháng trở lên, khi xuất ngũ được hưởng 6 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

2- Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại quân ngũ trong quân đội (đủ 12 tháng) được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

Trợ cấp xuất ngũ một lần bằng số năm phục vụ tại ngũ (x2) tháng tiền lương tối thiểu.

Nếu có tháng lẻ: Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ. Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương theo mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang tại thời điểm xuất ngũ.

3- Trợ cấp thêm phụ cấp quân hàm: Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 24 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Nếu xuất ngũ trước thời hạn 24 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 19 đến dưới 24 tháng được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc diện phục vụ tại ngũ thời hạn 18 tháng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005, thì khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 1 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

4- Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở hưởng các chế độ BHXH. Nếu xuất ngũ về địa phương thì tính: Thời gian làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được cộng với thời gian tại ngũ để tính hưởng trợ cấp xuất ngũ từ nguồn BHXH theo quy định của Luật BHXH do BHXH quân đội chi trả.

Nếu xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mà tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước (nếu có), thời gian tại ngũ để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH sau này.

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội.

5- Ðược đơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ tổ chức phương tiện đưa họ về nơi cư trú hoặc cấp tiền tàu, tiền xe (loại thông thường) và phụ cấp thời gian đi trên đường về nơi cư trú theo chế độ quy định hiện hành.

6- Ðơn vị trực tiếp quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được chi 5.000 đồng/người/lần cho buổi gặp mặt chia tay trước khi họ xuất ngũ.

7- Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ (thực hiện theo quy định tại Ðiều 5 của Nghị định số 122/2006/NÐ-CP).

Như vậy, khi bạn tham gia nghĩa vụ quân sự :

1. Được hưởng các chế độ đào tạo học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ , được hưởng các quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ

2. Điều kiện để bạn trở thành sĩ quan công nghệ thông tin là bạn đã hoàn thành hoặc đang tham gia nghĩa vụ quân sự có nhu cầu phục vụ lâu dài trong quân đội, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tốt nghiệp cao đẳng trở lên. 

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group