1. Quy định về điều kiện gia nhập bộ đội hải quân ?

Thưa Luật sư của LVN Group, để vào bộ đội hải quân thì phải đáp ứng được những điều kiện nào ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Để được trở thành bộ đội hải quân, ngoài đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, ngoài ra bạn còn phải đáp ứng điều kiện như:

– Bạn phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về tim mạch rồi dạ dày cấp tính vì điều kiện ngoài đảo rất khó khăn nên nếu xảy ra sự cố thì rất khó chữa trị kịp thời. Ngoài ra điều kiện gia đình cũng phải ổn định.

– Bạn phải học qua bậc phổ thông, nên là học qua trường đại học hoặc trung cấp về quân đội, đặc biệt là trường về Hải Quân chính quy như Học viện Hải Quân. – Bạn nên đã phục vụ quân đội trong một thời gian.

Ngoài ra còn phải được sự đồng ý quyết định điều động từ Bộ Quốc phòng bởi lẽ lực lượng hải quân hiện nay đặc biệt quan trọng và nhạy cảm, do đó việc tuyển chọn cũng hết sức khắt khe. Tuy nhiên, rất hoan nghênh tinh thần dũng cảm, yêu nước của bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, Em năm nay được 22t và đã kết hôn được 1 năm. Bây giờ em muốn đi nghĩa vụ công an và vào chuyên nghiệp luôn có được không. Lí lịch bên em đều ổn thoả nhưng bên vợ em thì có cậu ruột của vợ đi tù vì tội giết người, trong khi đó bố vợ vào đảng được 30 năm và hai chị gái của vợ vào đảng được 4 năm. Cậu ruột của vợ đi tù được 13 năm kể từ 2003 đến nay. Vậy liệu em có đi nghĩa vụ công an và vào chuyên nghiệp luôn được hay không ?

=> Theo quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 53/2012/TT-BCA ngày 15/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân thì không tuyển vào Công an nhân dân những người thuộc trường hợp sau:

Có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng bản thân, nuôi dưỡng vợ hoặc chồng từ nhỏ; vợ hoặc chồng bị áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng chưa quá 3 năm, kể từ ngày chấp hành song quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt.

Như vậy, Thông tư này chỉ để cập đến những người là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng bản thân, nuôi dưỡng vợ hoặc chồng từ nhỏ; vợ hoặc chồng chứ không có quy định về cậu ruột. Do đó, việc cậu của vợ đi tù không ảnh hưởng đến lý lịch của bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, Cho em hỏi là em có tiền sử bị bệnh về mắt e bị glôcôm…và đợt này em có giấy khám NVQS vậy em có trúng tuyến không ạ…mong anh giã đáp. Em cảm ơn!

=> Theo quy định tại phụ lục I Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì bệnh glocom (tăng nhãn áp) thuộc sức khỏe loại 6 và được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thưa Luật sư của LVN Group, Năm nay cháu 26t vẫn còn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Hiện tại cháu chưa có bị địa phương gửi giấy gì liên qan tới việc nvqs. Nhưng gia đình cháu có việc nên cần chuyển khẩu từ phường này (a) sang phường khác (b) để giải quyết công việc.Vậy cho cháu hỏi tại thời điểm này cháu có được địa phương cắt khẩu để tới chỗ ở mới hay không… Nếu được, thì vấn đề Nvqs của cháu sau khi cắt khẩu sẽ do phường nào quản lý ạ. Mong bác sớm trả lời giúp cháu. Cháu cám ơn ạ!.

=> Vấn đề Nghĩa vụ quân sự của bạn sẽ do địa phương nơi bạn cư trú quản lý, tức là nơi bạn đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Nếu như bạn đã chuyển khẩu đi địa phương khác thì sẽ không thuộc quản lý của phường cũ nữa.

Chào luật sư, Em hiện là bộ đội khóa tháng 9/2015 Em nghe nói là khi nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì được cắt tên khỏi hộ khẩu gia đình để nhập hộ khẩu nhà nước ạ.

=> Theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú năm 2006, luật sửa đổi bổ sung năm 2013 thì trường hợp Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại sẽ xóa đăng ký thường trú. Sau khi ra quân sẽ được đăng ký thường trú lại.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng n để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Có được miễn nghĩa vụ quân sự khi là lao động duy nhất ?

Thưa Luật sư của LVN Group,em có câu hỏi như sau,trong Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015: là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Trong gia đình kia là tính trong hộ khẩu hay là như thế nào à. Bố mẹ em đã ngoài 60. Nhưng đã tách hộ khẩu cách đây 10 năm.
Bố cùng hộ khẩu với anh chị. Còn em và chị gái cùng hộ khẩu với mẹ. Nhưng chị đã đi lấy chồng. Vậy là em có thuộc diện miễn không ạ?.
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư tư vấn:

Về tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Theo quy định trên, việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo trường hợp là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi thân nhân đang không còn khả năng lao động. Xét trường hợp của bạn, không rõ việc bố bạn và các anh tách khẩu ra thì có đang chung sống cùng nhà không? Nếu vẫn sống cùng nhà và vẫn phụng dưỡng cả bố và mẹ thì bạn sẽ không được coi là lao động duy nhất đang trực tiếp nuôi dưỡng, phụng dưỡng mẹ bạn. Nếu anh bạn đã tách ra ở riêng, trong nhà chỉ còn bạn và mẹ, chị gái đã đi lấy chồng thì trường hợp này bạn sẽ được coi là lao động duy nhất. Như vậy, bạn cần chứng minh hai điều kiện:

1. Hiện tại, mẹ bạn đang không còn khả năng lao động (Bạn phải đưa mẹ bạn tới trung tâm y tế để thực hiện việc giám định khả năng lao động);

2. Bạn đang là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng / phụng dưỡng mẹ bạn (ngoài bạn ra, không còn ai ở cùng thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng mẹ bạn nữa).

Như vậy, để có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong trường hợp này, bạn cần:

– Chuẩn bị bệnh án / kết quả giám định về khả năng lao động của mẹ bạn (không còn khả năng lao động);

– Liên hệ với UBND cấp xã, phường nơi bạn đăng ký thường trú để cung cấp giấy tờ chứng minh mẹ bạn không còn sức lao động, bạn là lao động duy nhất trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ để UBND cấp xã, phường nơi bạn đăng ký thường trú xem xét, đăng ký danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trình UBND cấp huyện, quận quyết định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

3. Đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân thường trực thì có phải đi bộ độ ?

Thưa Luật sư của LVN Group, cho con hỏi nếu như con đã hoàn thành 12 tháng làm dân quân thường trực thì có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nữa không ạ. Xin được tư vấn. Mong được trả lời của Luật sư của LVN Group ạ. Cảm ơn nhiều!.
– T.T.A

Luật sư trả lời:

*Căn cứ Điều 6 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định thành phần của dân quân tự vệ như sau:

“Điều 6. Thành phần của Dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ tại chỗ.

2. Dân quân tự vệ cơ động.

3. Dân quân thường trực.

4. Dân quân tự vệ biển.

5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế”.

*Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định:
Công dân nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
– Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
– Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
– Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
– Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
– Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Như vậy, dân quân tự vệ nòng cốt nếu đã hoàn thành nghĩa vụ trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì được công nhận đã hoàn thành NVQS mà không buộc phải tham gia NVQS nữa.
*Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt
Điều 8 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình như sau: Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nồng cốt là 4 năm.
Căn cứ tình hình thực tế, tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có thể được kéo dài đối với dân quân không quá 2 năm, đối với tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ có thể được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2019.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
Như vậy, thời gian phục vụ dân quân tự vệ trong thời bình là 4 năm, thời gian có thể được kéo dài nhưng không quá 2 năm.
Căn cứ Điều 13 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định về việc hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình như sau:
– Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
– Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt, nhưng còn trong độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật dân quân tự vệ 2009 thì chuyển sang dân quân tự vệ rộng rãi hoặc được đăng ký vào quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật.
Ngoài trường hợp này thì những trường hợp còn lại đã tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (trừ khi được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ).
Theo đó, bạn cần xem trong giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi tham gia dân quân tự vệ, có xác nhận là dân quân tự vệ nòng cốt chưa.
Nếu là dân quân tự vệ nòng cốt thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Có bị gọi nghĩa vụ quân sự sau khi đã phẫu thuật tật khúc xạ mắt ?

Chào Luật sư của LVN Group, em giới tính nam, năm nay 25 tuổi (đến 27 tuổi thì hết hạn gọi nghĩa vụ quân sự). Hiện tại, em đang chuẩn bị phẫu thuật mắt chữa tật khúc xạ. Tháng 07 năm 2018, mỗi mắt cận khoảng 6-7 độ. Luật sư cho em hỏi phẫu thuật xong em có bị gọi đi nghĩa vụ quân sự không? Hai năm trước em đi khám thì biết được kết quả sức khỏe của em đạt loại 5 do mắt cận. Năm gần đây chỉ khám sơ tuyển.
Em chưa rõ về vấn đề này xin Luật sư của LVN Group giải đáp giúp, dựa vào thị lực không kính trước lúc phẫu thuật hay thời điểm hiện tại sau phẫu thuật?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Trả lời:

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Phụ lục 1 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo bệnh tật các bệnh về mắt như sau:

TT

BỆNH TẬT

ĐIỂM

1

Thị lực (không kính):

Thị lực mắt phải; Tổng thị lực 2 mắt

10/10; 19/10

1

10/10; 18/10

2

9/10; 17/10

3

8/10; 16/10

4

6,7/10; 13/10 -15/10

5

1, 2, 3, 4, 5/10; 6/10 -12/10

6

2

Cận thị:

– Cận thị dưới -1,5 D

2

– Cận thị từ – 1,5 D đến dưới – 3 D

3

– Cận thị từ – 3 D đến dưới – 4 D

4

– Cận thị từ – 4 D đến dưới – 5 D

5

– Cận thị từ – 5 D trở lên

6

Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt

Dựa vào thị lực không kính tăng lên 1 điểm

Như vậy, về nguyên tắc, quy định của Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng không khác nhiều so với Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Theo đó, sau khi bạn phẫu thuật về tật khúc xạ mắt thì bạn đi khám nghĩa vụ quân sự thì bên phía Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ dựa vào thị lực sau khi bạn đã phẫu thuật, nhưng điểm thị lực của bạn sẽ tăng lên 1 điểm căn cứ theo thị lực không kính. Ví dụ: Tổng thị lực không kính hai mắt của bạn đạt tỷ lệ 19/10 được điểm 1. Nhưng đây là điểm sau khi bạn từng phẫu thuật về tật khúc xạ mắt thì điểm thị lực của bạn sẽ tăng lên 1 điểm là 2 điểm và được phân loại sức khỏe loại 2. Lúc này, bạn vẫn đáp ứng điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường nếu bạn đáp ứng đầy đủ 07 chỉ tiêu khám sức khỏe còn lại không có chỉ tiêu nào được từ điểm 4 trở lên.

Ngoài tiêu chuẩn về sức khỏe, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau thì mới đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định, Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 vàThông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn về tuổi đời:

– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

– Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Tiêu chuẩn chính trị:

– Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

Tiêu chuẩn văn hóa:

– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Chỉ cần bạn không đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn nêu trên thì bạn sẽ không được tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định. Bạn đã từng được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự, tức là bạn không thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, chính vì vậy, bạn có thể xem xét các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:

– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

5. Tham gia nghĩa vụ quân sự là tự nguyện hay bắt buộc ?

Công ty luật LVN Group tư vấn về quy định của pháp luật về việc tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện, bắt buộc:

Miễn nghĩa vụ khi là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động ?

Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trả lời:

1. Các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group, cho em hỏi về Nghĩa vụ quân sự. Tình trạng sức khỏe của em có đi quân sự không thưa Luật sư của LVN Group : Em ở Quận 1, TPHCM. Em sinh năm 19.10.1993Em cận 1,5 độ.Cao gần 1m51 Nặng 55kg Ngực 85-86. Em khám ở Bệnh viện (BV) Quân y, chuẩn đoán viêm thắt khớp hội chứng lưng hông chèn ép thần kinh, bệnh này em hay bị phát lại thường xuyên khi ngồi nhiều với vận động nặng.Hiện tại em đã kết hôn có 1 đứa con được 6 tuần.Em đang học Trung Cấp nghề năm 2.(Đã xin tạm hoãn, nhưng vẫn có giấy báo gọi).Tay phải em bị đứt gân năm 2011-2012 do tai nạn nên ngón út em bị tật, vì năm đó BV Ung Bướu ở Q. Bình Thạnh đường Phan Đăng Lưu chuẩn đoán chỉ bị gẫy ngón tay không bị gì sau 1 năm em không lành ngón tay không duỗi thẳng được. Sau đó em mới lên BV Chứng Thương Chỉnh Hình ở Quận 5, thì họ bảo em bị đứt gân tay từ trước, chi phí làm lại với thẩm mĩ là gần 50 triệu, quá cao nên em để luôn, trời lạnh em hay bi buốt với tê bàn tay. Đồ nặng em không bưng bê được.Tình trạng em thế thì có bị gọi nhập ngũ không ạ ? Em xin cám ơn!.

=> Một trong những trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là việc công dân nam không đủ điều kiện về sức khỏe để tuyển quân. Đê xác định được chắc chắn với điều kiện sức khỏe này bạn không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bạn cần được Hội đồng khám sức khỏe kết luận chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ. Như vậy khi có giấy báo khám sức khỏe bạn vẫn cần có mặt đúng giờ khám.

2. Đăng ký Nghĩa vụ quân sự tự nguyện

Luật nghĩa vụa quân sự 2015 có quy định :

“Điều 6. Nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ.

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.”

“Điều 23. phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật”.

Thưa Luật sư của LVN Group, em chỉ mới 17 tuổi nhưng vì học lực của em không đủ để em phấn đấu nên em đã nghỉ học và đi làm. Em biết em chưa đủ tuổi gọi nhập ngũ nhưng mà em muốn được tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự có được không ạ ? Vậy từ nghĩa vụ quân sư chuyển lên đặc công được không ạ ? Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!

=> Như vậy việc công dân đã tham gia Nghĩa vụ quân sự được đào tạo sau khi chấm dứt đào tạo có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật.

3. Gọi nhập ngũ

Tại Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 20. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký NVQS và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS

“5.Cơ quan công an cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:

a) Kịp thời thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp nơi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đang cư trú về việc họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp thay đổi về nơi thường trú, tạm vắng, tạm trú, lưu trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự để quản lý việc đăng ký nghĩa vụ quân sự”.

Chào Luật sư của LVN Group, công ty luật LVN Group, cho tôi được hỏi như sau: Tôi có hộ khẩu tại Quảng Bình, nhưng do tôi làm việc tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội, nên tôi đăng ký tạm trú tại đây và có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự. Như vậy theo luật là đúng hay sai ? Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group

Có thể xảy ra trường hợp gọi công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại nơi đăng ký tạm trú. Nguyên nhân do công dân đi làm việc tại nơi khác nơi thường trú đã được báo tạm vắng ở địa phương nên được gọi khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự ở nơi đăng ký tạm trú.

Mọi thông tin chưa rõ vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật NVQS – Công ty Luật LVN Group.