1. Điều kiện nghỉ phép năm vả tư vấn cách tính nghỉ phép và tiền lương nghỉ phép?

Kính chào Công ty Tư Vấn Luật Minh Khê. Tôi làm việc từ 7/2021 đến nay. HĐTV ký từ 7/2012 và lần 2 là từ 10/2021, loại hợp đồng ngắn hạn. Xin cho tôi hỏi hợp đồng thời vụ có được nghỉ phép năm không, nếu có thì được bao nhiêu ngày ?
Tôi xin chân thành cám ơn và mong được Luật sư của LVN Group tư vấn giúp.Kính thư!

Điều kiện nghỉ phép năm vả tư vấn cách tính nghỉ phép và tiền lương nghỉ phép ?

Luật sư tư vấn chế độ nghỉ phép hằng năm, gọi ngay: 1900.0191

Trả lời:

1. Điều kiện nghỉ phép năm

Căn cứ Khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ……

Như vậy, căn cứ quy định trên thì người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Đối với trường hợp người lao động chưa làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì chưa được tính để nghỉ phép năm, nhưng sẽ trả tiền theo tỷ lệ tương ứng vói số tháng làm việc.

Chú ý: Số tiền này chỉ được thanh toán trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm.

Xét trường hợp của chị: Do chị không nêu cụ thể là chị đã làm việc cho doanh nghiệp được bao nhiêu lâu. Mà chỉ cung cấp là ký hợp đồng thời vụ đầu tiên từ tháng 7/2021, hợp đồng thời vụ thứ 2 là từ tháng 10/2021; đến nay thì chị còn làm việc cho doanh nghiệp nữa hay không? Nếu thời gian chị làm việc cho doanh nghiệp dưới 12 tháng thì chị chưa được tính để nghỉ hưởng phép năm. Trường hợp chị làm việc cho doanh nghiệp 12 tháng trở lên thì chị sẽ được tính để nghỉ phép năm. Khi làm việc trong điều kiện làm việc bình thường chị sẽ được nghỉ phép 12 ngày làm việc/năm.

2. Về cách tính nghỉ phép và tiền lương nghỉ phép

(*) Về cách tính:

Trường hợp làm đủ năm thì sẽ được hưởng

– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;

– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

Trường hợp làm không đủ năm

– Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 3 Điều 113 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị (Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động).

(*) Cách tính tiền lương nghỉ phép

– Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

– Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ

Trân trọng!

2. Hướng dẫn chế độ nghỉ hàng năm theo quy định luật lao động?

Thưa Luật sư! Trong luật lao động có ghi Căn cứ Điều 113 của Bộ luật Lao động 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

Vậy tức là người lao động làm đủ 1 năm thì từ các năm tiếp theo sẽ được hưởng chế độ này hay người lao động sẽ được hưởng chế độ này từ khi ký kết hợp đồng nếu làm việc đủ 12 tháng ạ?

Xin trân thành cảm ơn Luật sư!

chế độ nghỉ hàng năm

Luật sư tư vấn pháp luật lao động: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại điều 113, Bộ luật lao động 2019

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo quy định trên, nếu đủ 12 tháng làm việc tính từ thời điểm học nghề, thử việc… hoặc ký kết hợp đồng thì người lao động được nghỉ hàng năm là 12 ngày làm việc trong điều kiện công việc bình thường. Và chế độ nghỉ hàng năm này sẽ được áp dụng từ sau khi người lao động đủ 12 tháng làm việc. Còn trong trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì người lao động vẫn được nghỉ hàng năm, tuy nhiên số ngày nghỉ đó sẽ tương ứng với số thời gian làm việc.

Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt

1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm….

3. Tính thời gian nghỉ hàng năm như thế nào?

Kính chào Luật LVN Group, tôi có vấn đề về luật lao động rất mong nhận được sự tư vấn từ Quý công ty như sau: Nếu người lao động có thời gian công tác tại Công ty nhưng sau đó tạm hoãn HĐLĐ một thời gian sau đó lại tiếp tục vào Công tác thì tính ngày nghỉ hàng năm như thế nào?

Ngày nghỉ theo thâm niên công tác hiện nay áp dụng theo Thông tư, hướng dẫn nào? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tên khách hàng: Hồng Anh

>> ​Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, về việc tính ngày nghỉ hàng năm.

Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ hàng năm như sau:

năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo quy định tại Điều 113 nêu trên thì người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho người sử dụng lao động, trong điều kiện làm việc bình thường thì được nghỉ hàng năm là 12 ngày.

Trong trường hợp của Quý khách, khi người lao động có thời gian tạm hoãn HĐLĐ sau đó đã quay trở lại và tiếp tục làm việc thì để tính số ngày nghỉ hàng năm có các cách thực hiện như sau:

– Một là, tính đủ 12 tháng làm việc của NLĐ để tính hưởng số ngày nghỉ hàng năm là 12 ngày.

– Hai là, tính theo từng năm. Tức là trong 1 năm NLĐ làm được bao nhiêu tháng thì tính số ngày nghỉ hàng năm tương ứng với số thời gian làm việc của NLĐ. Giả sử, trong năm 2021, NLĐ làm việc được 9 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm tương ứng là 9 ngày (trong điều kiện làm việc bình thường).

Và Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi quy định về cách tính số ngày nghỉ hàng năm trong trường hợp làm không đủ năm như sau:

Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt

1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm…..

Như vậy, việc trong quá trình thực hiện HĐLĐ mà có thời gian tạm hoãn HĐLĐ hoàn toàn không ảnh hưởng hay gây khó khăn gì trong việc tính ngày nghỉ hàng năm.

Thứ hai, về việc tính số ngày nghỉ hàng năm tăng theo thâm niên hiện nay chỉ áp dụng dựa trên quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi.

4. Có được gộp ngày nghỉ hàng năm với nghỉ thai sản không?

Tôi hiện là nhân viên của 1 cty CP có vốn nhà nước, tôi tham gia bảo hiểm được 5 năm. tôi muốn hỏi nếu sang đầu năm 2017 tôi mới sử dụng phép của năm 2016 vậy sau đợt nghỉ phép của năm 2016 tôi có thể nghỉ luôn phép của năm 2017 ko? và có luật nào quy định không được nghỉ phép 12 ngày liên tục ko?
Tôi muốn được nghỉ phép kết hợp với chế độ thai sản của mình để được nhiều thời gian chăm con

Trả lời:

Về số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, Bộ luật lao động 2019 có quy định:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Về quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

– Chế độ thai sản khi sinh con:

+ Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

+ Hết thời gian nghỉ thai sản trên nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

+ Điều kiện: Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

+ Thời gian nghỉ: Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.

+ Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.

+ Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.

+Mức hưởng: 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).

Như vậy trong trường hợp của bạn thì bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc gộp lại 1 lần nhưng không quá 3 năm làm việc cho một lần nghỉ và thời gian nghỉ thai sản theo quy định đã nêu trên tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 để có nhiều thời gian chăm con hơn.

5. Cách tính ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định mới nhất?

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn hỏi Luật sư: Tôi làm việc ở công ty đến nay đã được 18 tháng. Trong đó có 1 tháng tôi xin nghỉ phép không hưởng lương đã được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Luật sư cho tôi hỏi hiện nay tôi muốn xin nghỉ thì tôi tính số ngày nghỉ phép năm như thế nào ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Cách tính ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định mới nhất ?

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định về nghỉ hàng năm như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Trong đó, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm như sau:

Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group