Trả lời:

1. Những điều kiện chiến thuật của thực nghiệm điều tra

Thứ nhất, thực nghiệm điều tra phải được tiến hành trong điều kiện, hoàn cảnh giống ở mức tối đa với điều kiện, hoàn cảnh mà hành vi, sự việc hiện tượng cần kiểm tra đã diễn ra trước đây

Kết quả của thực nghiệm điều tra chỉ khách quan và đáng tin cậy khi nó được tiến hành trong những điều kiện, hoàn cảnh đã được tái tạo lại đầy đủ, giống ở mức tối đa với điều kiện, hoàn cảnh mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây trong thực tế. Vì vậy, cơ quan điều tra cần coi đây là một điều kiện chiến thuật quan trọng, ậnh hưởng lớn đến giá trị của kết quả thực nghiệm điều tra. Điềụ kiện này chỉ được thoả mãn khi điều tra viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nó và quán triệt một số vấn đề sau:

– Tiến hành thực nghiệm điều tra vào thời gian trong ngày có tính chất giống như thời gian đã xảy ra hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra.

Thời gian trong ngày với những đặc điểm riêng gắn liền với nó như mức độ ánh sáng (mặt trời, mặt trăng), môi trường âm thạnh, thời tiết, mật độ giao thông… có ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe, nhìn của một người đối với hành vi, sự việc, hiện tượng đã diễn ra hoặc thực hiện một hành vi nhất định. Vì vậy, khi tiến hành thực nghiệm điều tra, nhất là đối với loại thực nghiệm điều tra nhằm kiểm tea khả năng tri giác của một người, cần tiến hành vào thời gian trong ngày đúng như thời gian đã xảy ra hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra. Đồng thời, cần tính toán đến sự chuyển dịch về thời gian bắt đầu sáng, tối trong ngày và sự thay đổi về điều kiện thời tiết trong những khoảng thời gian khác nhau (buổi, tháng, mùa…) để xác định thời gian tiến hành thực nghiệm điều tra cho phù hợp.

– Tiến hành thực nghiệm điều tra ở chính địa đỉểm đã xảy ra sự việc, hiện tượng cần kiểm tra.

Địa điểm cụ thể với những đặc điểm riêng của nó như phạm vi, cấu trúc địa hình, mật độ giao thông… cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe, nhìn hoặc thực hiện một hành vi nhất định của một người. Vì vậy, cần tiến hành thực nghiêm điều tra ở chính địa đỉểm đã xảy ra sự việc, hiện tượng cần kiểm tra. Chỉ đứợc tiến hành thực nghiệm điều tra không phải ở địa điểm đó khi địa điểm ấy, vì một lý do nào đó, không còn tồn tại trong thực tể hoặc khi cần tiến hành thực nghiệm điều tra trong phòng thí nghiệm hay khỉ địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra không ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động này.

– Sử dụng những đồ vật, công cụ, phương tiện đã được sử dụng khi xày ra sự việc, hiện tượng cân kiểm tra hoặc những vật có khả năng thay thế chứng.

Những đồ vật, công cụ, phương tiện được thu thập trong quá trình điều tra có thể ưở thành vật chứng của vụ án đó. Khi sử dụng chúng phục vụ cho thực nghiệm điều tra, chúng có thể bị thay đổi hoặc phá hủy. Vì vậy, khi tiến hành thực nghiệm điều tra, nên sử dụng những vật khác tương tự để thay thế chúng. Chỉ được sử dụng vật chứng của vụ án phục vụ cho hoạt
động thực nghiệm điều tra trong trường hợp:

+ Vật chứng của vụ án đã được giám định;

+ Đặc điểm của vật chứng đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thực nghiệm điều tra và không thể dùng vật khác cùng loại thay thế.

Thứ hai, dựng lại hiện trường trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra

Dựng lại hiện trường không phải là nội dung hoặc mục đích của thực nghiệm điều tra mà chỉ là một trong những điều kiện chiến thuật để tiến hành hoạt động này.

Dựng lại hiện trường chính là việc sắp xếp lại đồ vật ttên địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra theo thứ tự giống như thứ tự đã có vào thời điểm xảy ra hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh. Phạm vi hiện trường cần dựng lại phụ thuộc vào các đồ vật có ttên hiện trường, tình trạng thay đổi của hiện trường và nội dung của những hoạt động thực nghiệm cần phải tiến hành trên địa điểm đó. Khi dựng lại hiện trường, phải sừ dụng những đồ vật có ở hiện trường đó hoặc có thể sử dụng những đồ vật tương tự để thay thế. Trong trường hợp có những yếu tố không thể tái tạo lại được hoàn toàn, điều tra viên phải ghi nhận sự thay đổi đó và hết sức khách quan khi đánh giá kết quả của thực nghiệm điều tra.

Thứ ba, hoạt động thực nghiệm phải được làm lại nhiều lần và trong những điều kiện thay đổi

Khi một hoạt động thực nghiệm được làm lại nhiều lần và trong những điều kiện thay đổi có chủ định, kết quả thu được thường khách quan và đáng tin cậy. Vì vậy, khi tiến hành thực nghiệm điều tra, một hoạt động thực nghiệm không chi cần làm lại nhiều lần trong những điều kiện, hoàn cảnh xác định mà cần tiến hành với những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi theo các hướng khác nhau (dễ hơn, khó hơn, đơn giản hơn, phức tạp hơn). Đối với trường hợp tiến hành thực nghiệm điều tra nhằm kiểm tra giả thuyết điều tra, các hoạt động thực nghiệm cần được tiến hành nhiều lần trong những điều kiện thay đổi theo hướng phức tạp hơn để có cơ sở đáng tin cậy khẳng định những giả thuyết đó.

Thứ tư, tiến hành thực nghiệm điều tra theo các giai đoạn

Tiến hành các hoạt động thực nghiệm theo các giai đoạn tạo điều kiện cho điều tra viên và những người tham gia thực nghiệm điều tra nghiên cứu theo trình tự từng giai đoạn sau đó hình dung và đánh giá tổng thể toàn bộ cuộc thực nghiệm điều tra. Sự phân chia đó có thể chỉ mang tính giả định, trong tư duy của điều tra viên hoặc là thực tế khi kết quả của thực nghiệm không phụ thuộc vào tốc độ của nó và sau mỗi giai đoạn của hoạt động thực nghiệm, có thể tạm dừng lại ở thời gian ngắn để ghi nhận kết quả của nó. Sự phân chia này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tri giác, phân tích, mô tả và theo dõi quá trình tiến hành các hoạt động thực nghiệm điều tra ở tất cả các giai đoạn của nó.

2. Nguyên tắc của thực nghiệm điều tra

2.1 ​Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, có mục đích thu thập, kiểm tra chứng cứ, kiểm tra các giả thuyết điều tra phục vụ việc điều tra và xử lý vụ án hình sự. Vì vậy, thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong khuôn khổ và theo trình tự thủ tục do pháp luật, mà chủ yếu là luật tố tụng hình sự, quy định. Cụ thể, cần quán triệt một số vấn đề sau:

– “Không được xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra” (khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự);

– Không được gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân khi tiến hành thực nghiệm điều tra;

– Không được gây ảnh hưởng xấu tới phong tục tập quán, đạo đức, điều kiện sinh hoạt bình thường của nhân dân nơi tiến hành thực nghiệm điều tra;

– Tiến hành thực nghiệm điều tra phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định (các Điều 204, 205 Bộ luật tố tụng hình sự).

2.2 Tôn trọng sự thật khách quan

Kết quả thực nghiệm điềũ ưa được cơ quan điều tra sử dụng làm cơ sở để kiểm tra và đánh giá tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai của những người tham gia tố tụng, vật chứng hay giả thuyết điều tra. Vì vậy, bản thân hoạt động này cũng phải được tiến hành trên nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan, tránh mọi biểu hiện áp đặt ý chí chủ quan hay định kiến. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần phải chú ý những vấn đề sau:

– Thực nghiệm điều tra phải được tiến hành trong điều kiện tương tự như điều kiện mà hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra đã diễn ra trong thực tế;

– Không được gò ép, bắt buộc, gợi mớm, lừa phỉnh, dụ dỗ hoặc có những biểu hiện sai trái khác với những người diễn lại hoặc làm thử;

– Phải có thái độ nghiêm túc, khách quan khi phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm điều tra cũng như bản thân cuộc thực nghiệm điều tra.

3. Các bước thực hiện chiến thuật thực nghiệm điều tra

3.1. Giai đoạn chuẩn bị

Trước khi đến địa điểm thực nghiệm điều tra, điều tra viên cần tiến hành một số công việc sau:

Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ vụ án và tình hình khác có liên quan

Điều tra viên cần nghiên cứu kỹ toàn bộ những tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã thu thập được bằng các biện pháp điều tra khác nhau hoặc những tài liệu trinh sát. Ngoài ra, thực nghiệm điều tra liên quan nhiều tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật.. Vì vậy, việc nghiên cứu các tình hình liên quan đó là một yêu cầu tất yếu để xây dựng kế hoạch thực nghiệm điều tra cho phù hợp.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và tình hình khác có liên quan, điều tra viên phải xác định được những vấn đề cụ thể phải kiểm tra, xác minh bằng thực nghiệm điều tra; nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm; các điều kiện, hoàn cảnh cần thiết để tiến hành hoạt động này và những biện pháp cụ thể để tái tạo các điều kiện, hoàn cảnh đó …

Trong trường hợp cần thiết, điều tra viên có thể phải đến địa điểm sẽ tiến hành thực nghiệm điều tra để trực tiếp quan sát, nắm tình hình, lập kế hoạch dựng lại hiện trường cho cụ thể.

Thứ hai, lập kế hoạch thực nghiệm điều tra

Trong bản kế hoạch thực nghiệm điều tra bao gồm những nội dung cơ bản sau:

– Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc thực nghiệm điều tra.

Trong bàn kế hoạch phải nêu rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được trong quá trình thực nghiệm điều tra như cần phải làm rõ tình tiết nào, kiểm tra chứng cứ nào, kiểm tra giả thuyết điều tra nào… Ví dụ: cần xác định cỗ máy bị hỏng do nguyên nhân nào: bị phá hủy hay do người điều khiển đã vi phạm quy trình vận hành được quy định…

– Xác định nội dung của cuộc thực nghiệm điều tra và trình tự tiến hành các hoạt động thực nghiệm.

Điều tra viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án, nhất là những tài liệu về hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra bằng thực nghiệm điều tra để xác định nội dung cần diễn lại hay làm thử, phương pháp tiến hành, trình tự của các hoạt động thực nghiệm.

– Xác định thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra.

Thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra, với những đặc điểm gắn liền với chúng, có thể tác động lớn đến quá trình thực hiện và kết quả của hoạt động này. Vì vậy, để kết quả thực nghiệm điều tra được khách quan và đáng tin cậy, điều tra viên cần căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án, nhất là về điều kiện, hoàn cảnh xảy ra sự việc, hiện tượng cần kiểm tra để xác định thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra cho phù hợp.

– Dự kiến thành phần lực lượng tiến hành và tham gia thực nghiệm điều tra.

Theo quy đỉnh của Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự, thành phần của lực lượng tiến hành và tham gia thực nghiệm điều tra gồm:

+ Điều tra viên chủ trì cuộc thực nghiệm điều tra: có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, điều khiển chung toàn bộ cuộc thực nghiệm điều tra;

+ Người thư ký: có nhiệm vụ ghi biên bản, vẽ sơ đồ cuộc thực nghiệm điều tra;

+ Cán bộ khoa học kỹ thuật hình sự: chụp ảnh hiện trường trước và sau khi dựng lại, chụp ảnh ghi lại những diễn biến chủ yếu của cuộc thực nghiệm điều tra;

+ Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật (tùy từng vụ án mà có thể có hoặc không): giúp điều tra viên dựng lại hiện trường, tiến hành các hoạt động thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm điều tra;

+ Tùy theo yêu cầu nội dung của cuộc thực nghiệm điều tra mà đối tượng đưa ra thực nghiệm có thể là bị can, người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại. Nhiệm vụ của họ là diễn lại hoặc làm thử hành vi, sự việc, hiện tượng mà họ khai là đã làm, đã nhìn thấy hoặc nghe thấy. Sự tham gia của những người này dựa trên cơ sở tự nguyện và khi thấy thiếu họ thì không thể tiến hành thực nghiệm điều tra hoặc không thể dựng lại hiện trường hay xuất phát từ yêu cầu chiến thuật trong điều tra vụ án. Khi chọn người thay thế (đóng vai) cần chú ý đến đặc điểm của họ về chiều cao, sức khỏe, cân nặng, thính giác thị giác… cho tương tự với người mà họ thay thế;

+ Người chứng kiến: Chứng kiến cuộc thực nghiệm điều tra, xác nhận nội dung và kết quả hoạt động này. số lượng ít nhất là 2 người. Phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, số lượng người chứng kiến có thể nhiều hơn;

+ Lực lượng bảo vệ: công an cơ sờ, dân quân tự vệ, bộ đội… có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo vệ an toàn cho cuộc thực nghiệm điều tra, đặc biệt là giám sát, không cho bị can, người bị tạm giữ, chạy trốn, tự sát, hành hung những người tiến hành và tham gia thực nghiệm điều tra.

– Dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra và biện pháp giải quyết.

Điều tra viển cần căn cứ vào tình hình cụ thể để dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra khi tiến hành thực nghiệm điều tra như bị can, người bị tạm giữ chạy ưốn, tự sát, hành hung người khác; điều kiện, hoàn cảnh thực nghiệm bị thay đổi đột ngột, không thể khắc phục được v.v. để có biện pháp giải quyết phù hợp.

Thứ ba, chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho cuộc thực nghiệm điều tra

Phải chuẩn bị những đồ vật, công cụ phương tiện đã được sử dụng khi xảy ra sự việc, hiện tượng cần kiểm tra hoặc những vật khác có khả năng thay thế chúng.

Ngoài ra, cần chuẩn bị những phương tiện khác phục vụ cho việc tiến hành và ghi nhận kết quả thực nghiệm điều tra như mẫu biên bản, các dụng cụ đo đạc, kẻ vẽ, máy ảnh, máy quay phim, các phương tiện làm hiệu lệnh, chiếu sáng, thông tin, liên lạc, đi lại…

Khi đến địa điểm thực nghiệm điều tra, điều tra viên cần xác định những thay đổi của địa điểm đó và những việc cần làm để tái tạo lại. Trong trường hợp địa điểm thực nghiệm có những thay đổi và phải tái tạo lại, cần chụp ảnh địa điểm đó trước và sau khi đã tái tạo. Tiếp theo, phải kiểm tra lại lần cuối các đồ vật, công cụ, phương tiện mang theo xem đã đầy đủ chưa. Sau đó, điều tra viên phổ biến cho những người tham gia thực nghiệm về mục đích, nội dung, trình tự các hoạt động thực nghiệm, hiệu lệnh và nhiệm vụ của từng người, triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cuộc thực nghiệm điều tra. Khi phổ biến cho những người tham gia thực nghiệm điều tra cần chú ý:

+ Đối với nhà chuyên môn, người chứng kiến, kiểm sát viên (nếu có) thì họ cần được biết tất cả ý định của điều tra viên;

+ Đối với người làm chứng, người bị hại, bị can, người bị tạm giữ và những người phụ ượ khác thì chỉ cho họ biết mục đích chung của cuộc thực nghiệm, còn nội dung của nó chỉ ở mức độ đủ để họ thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.2 Giai đoạn tiến hành thực nghiệm điều tra

Sau khi hoàn thành mọi công việc chuẩn bị, điều tra viên chủ trì cuộc thực nghiệm điều tra yêu cầu mọi người đứng vào vị trí đã định. Đúng giờ quy định, người chủ trì phát hiệu lệnh bắt đầu cuộc thực nghiệm theo kế hoạch vạch ra. Theo hiệu lệnh, những người tham gia thực nghiệm thực hiện những hoạt động thực nghiệm cụ thể đã được phân công. Người chủ trì, thư ký phải chú ý theo dõi, kiểm tra sự chính xác của các hoạt động thực nghiệm, kịp thời phát hiện những lệch lạc. Nếu xét thấy có những điểm chưa chính xác, không hợp lý cán bộ chủ trì phải khéo léo, tể nhị giúp họ nhớ lại việc đã làm để họ làm lại đúng như họ đã làm trước đây và cuộc thực nghiệm điều tra được làm lại từ đầu. Chú ý không được làm mẫu, ép buộc, gợi ý những người trực tiếp diễn lại hoặc làm thử làm theo ý muốn chủ quan, suy diễn của mình.

Khi đang tiến hành thực nghiệm điều tra, nếu vì một lý do nào đó xét thấy không đảm bảo khách quan cho cuộc thực nghiệm mà không thể khắc phục được thì người chủ trì có thể ra lệnh đình chỉ cuộc thực nghiệm điều tra đó.

Nếu xét thấy cần thiết, có thể cho từng hoạt động thực nghiệm thực hiện một vài lần để tăng độ tin cậy đối với kết quả thu được.

Ngoài ra, khi tiến hành thực nghiệm điều tra, điều tra viên cần chú ý đến việc bảo vệ an toàn cuộc thực nghiệm, không để cho bị can, người bị tạm giữ chạy trốn, thông cung, đe dọa, khống chế người bị hại, người làm chứng hay phá hủy các vật chứng của vụ án …

3.3 Giai đoạn kết thúc thực nghiệm điều tra

Sau khi kết thúc các hoạt động thực nghiệm, tại hiện trường phải tiến hành lập và thông qua biên bản thực nghiệm điều ứa. Biên bản thực nghiệm điều ra phải được lập theo đúng quy định Điều 133, 178, 205 Bộ luật tố tụng hình sự.

Ngoài ra, điều tra viên cần chỉ đạo giải quyết hậu quả của cuộc thực nghiệm điều tra (nếu có); nhắc nhở những người tham gia giữ bí mật kết quả của cuộc thực nghiệm điều tra; kiểm tra và thu dọn các phương tiện mang theo phục vụ cho cuộc thực nghiệm điều tra; trường hợp cần thiết phải xoá bỏ hiện trường.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)