1. Điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Thưa Luật LVN Group, hiện nay có một ngân hàng của Nhật muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam, Luật LVN Group vui lòng tư vấn tôi về điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam?
Tôi xin cảm ơn.

Điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

1. Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam:

Khoản 3 Điều 20 Luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định về điều kiện cấp Giấy phép đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Điều 20. Điều kiện cấp Giấy phép

…3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 và các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này;

b) Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật này…”

Các điều kiện quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 1 và điểm b, c, d và e Khoản 2 Điều 20 Luật Tổ chức tín dụng 2010 bao gồm:

Điều 20. Điều kiện cấp Giấy phép

1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

b) Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

d) Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

e) Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.”

Ngân hàng nước ngoài cần thỏa mãn được những điều kiện trên để được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Trong đó cần lưu ý tới một số điều kiện cụ thể về hoạt động kinh doanh và vốn của ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:

Điều 11. Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

…2. Điều kiện đối với ngân hàng mẹ:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 10 Thông tư này;

b) Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.”

Kết hợp với các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

– Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép

– Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

– Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

– Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 17 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 11 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nước ngoài ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 02b Thông tư này;

– Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Điều lệ của ngân hàng mẹ;

– Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này có xác nhận của ngân hàng mẹ;

– Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này;

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan của Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến.

Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho ngân hàng mẹ;

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về ngân hàng mẹ;

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ (bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế.

– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của ngân hàng mẹ.

– Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng mẹ trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ.

– Văn bản của ngân hàng mẹ bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng mẹ cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

– Văn bản của ngân hàng mẹ do người đại diện theo pháp luật ký về việc cử Ban trù bị và ủy quyền cho Trưởng Ban trù bị.

– Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải bổ sung các văn bản sau:

+ Văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ ký;

+ Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được ngân hàng mẹ thông qua;

+ Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá ngân hàng mẹ đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, c, đ khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp bổ sung văn bản.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép được quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, cụ thể như sau:

Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị;

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

2. Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?

Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư có thể cho tôi biết điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam không ạ?
Xin thành cám ơn!

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Luật thương mại 2005 và Nghị định 07/2016/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Do anh không nói rõ loại hình giáo dục của thương nhân nước ngoài nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể cho anh về loại hình giáo dục mà anh đang dự định đầu tư. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cơ bản nhất về việc thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

I. Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

1) Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

2) Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

II. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Chi Nhánh:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Thương mại do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

2) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;

3) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;

4) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

5) Giấy ủy quyền của thương nhân nước ngoài cho người đứng đầu Chi Nhánh.

6) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam); bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi Nhánh

7) Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở văn phòng Chi Nhánh

Các giấy tờ quy định tại điểm 3, 4 và5được lập bằng tiếng nước nơi thương nhân đăng ký và phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

III. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ Thương mại là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài. (Nay là Bộ công thương)

IV. Nội dung hoạt động của Chi nhánh

– Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phù hợp với quy định của pháp luật;

– Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định

– Điều kiện hoạt động kinh doanh là yêu cầu mà Chi nhánh phải có hoặc phải thực hiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác được quy định theo pháp luật về doanh nghiệp.

3. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam?

Kính chào Luật sư của LVN Group! Hiện đang làm cho một công ty kinh doanh trò chơi điện tử của Trung Quốc tại Trung Quốc, công ty em đang có nhu cầu mở chi nhánh tại Việt Nam, em muốn hỏi một số thủ tục đăng ký và các yêu cầu như cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, vốn tối thiểu, loại hình doanh nghiệp ?
Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi số:19006162

Trả lời:

Để được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty bạn phải đáp ứng một số điều kiện quy định tài khoản1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CPLuật doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Công Thương là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài.

Vì vậy, trong trường hợp này, công ty bạn cần phải làm một bộ hồ sơ trong đó gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Thương mại do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;

– Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

Hơn nữa, các giấy tờ này phải được dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời hạn cấp Giấy phép:

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

– Ngay sau khi hết thời hạn nêu trên mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Bộ Thương mại phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép;

Sau khi nhận được giấy phép thàh lập chi nhánh, công ty của bạn phải ra thông báo hoạt động của chi nhánh như sau:

Về thông báo hoạt động

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;

– Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;

– Người đứng đầu Chi nhánh;

– Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp;

– Nội dung hoạt động của Chi nhánh.

Trong thời hạn quy định trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

Về mở tài khoản:

– Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh;

– Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.

– Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh và người đứng đầu Chi nhánh

Chi nhánh, người đứng đầu Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau:

– Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Chi nhánh.

– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệmcác chức vụ sau:

– Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam.

Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với Chi nhánh:

– Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh của mình tại Việt Nam;

– Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được ủy quyền;

– Ít nhất là 15 ngày trước khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài, Chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật;

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Những điều cần lưu ý: Bạn lưu ý về điều kiện được thành lập chi nhánh. Hiện nay pháp luật không quy định đối với trường hợp số vốn tối thiểu để thành lập chi nhánh. Vì vậy, công ty bạn xem xét điều kiện thích hợp để thành lập chi nhánh dựa trên tình hình thực tế của công ty. Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt nam ? và Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ?

4. Tư vấn thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam?

Thưa Luật sư: Em hiện đang làm cho một công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin của Trung Quốc tại trung quốc, công ty em đang có nhu cầu mở chi nhánh tại Việt Nam. Em muốn hỏi: cấp giấy phép đăng ký kinh doanh – vốn tối thiểu – loại hình doanh nghiệp – chủ doanh nghiệp (nếu là người Trung Quốc hoặc người Việt Nam đứng tên thì sẽ có những yêu cầu gì) ?
Em xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn bên trung quốc đang ở trung quốc, do đó, công ty của bạn là thương nhân nước ngoài. Khi muốn thành lập chi nhánh, thì chi nhánh đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang ở trung quốc. Với vấn đề bạn nêu:

– người Việt nam hay người Trung quốc đứng tên. Đây là đứng tên ở công ty ở trung quốc hay đứng tên ở chi nhánh. Thứ nhất về đứng tên ở công ty cổ phần, dù người Việt Nam hay người Trung quốc đứng tên thì công ty của bạn đều là thương nhân nước ngoài. thứ hai, về đứng tên ở chi nhanh, việc người việt Nam hay người Trung quốc đứng tên do quyết định bỏ nhiệm của thương nhân nước ngoài (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết văn phòng đại diện chi nhánh thương nhân nước ngoài).

– Về loại hình doanh nghiệp, bản thân nó chi nhánh của một doanh nghiệp và không phải là một loại hình doanh nghiệp.

– Vốn tối thiểu: hiện nay, vốn tối thiểu mới chỉ quy định áp dụng cho doanh nghiệp, chưa có quy định pháp luật quy định mức vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp.

– Cấp giấy phép đăng kí kinh doanh. Vì công ty bạn muốn thành lập chi nhánh, do đó, để được kinh doanh thì phải được cấp giấy phép thành lập chi nhánh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì không tồn tại giấy phép đăng kí kinh doanh thay vào đó là giấy phép đăng kí doanh nghiệp, khi được cấp giấy phép đăng kí thành lập doanh nghiệp tức doanh nghiệp đó có quyền kinh doanh.

Do đó: để có thể thành lập chi nhánh của công ty bạn, bạn cần thực hiện như sau:

Nghị định 07/2016/NĐ-CP và Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

“Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.”

Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
“1. Hồ sơ 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
đ) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
e) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
g) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:
– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
“1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.”

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn ở Trung Quốc muốn mở chi nhánh tại Việt Nam. Như vậy, bạn phải xem xét công ty của bạn có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP hay không? Nếu thuộc trường hợp được cấp thì bạn thực hiện hồ sơ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định.

5. Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Dịch vụ tư vấn thành lập lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài/ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính của Công ty TNHH 01 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu :

1

Trình tự thực hiện

– Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận giấy hẹn trả kết quả.

– Sở KH&ĐT: Phòng ĐKKD nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa (BPMC), thụ lý hồ sơ, sau đó chuyển lại kết quả giải quyết cho BPMC.

– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.

2

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại các Bộ phận “một cửa” của Sở KH&ĐT tương ứng theo địa bàn của các quận /huyện nơi đăng ký doanh nghiệp như sau:

+ Tại trụ sở số 16 phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội (đối với các quận, huyện: Đống Đa, Cầu Giấy, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Gia Lâm)

+ Tại 52 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội (đối với các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Mê Linh, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai)

+ Tại 01 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội (đối với các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Xuân, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Trì, Sơn Tây, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng).

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài/ở tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính.

2. Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của CN, VPDĐ đã được cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc

5

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

6

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.

c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)

7

Kết quả giải quyết TTHC

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

8

Phí, lệ phí

20.000 đ

9

Yêu cầu khác trong giải quyết TTHC

Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả.

10

Thông tin hỗ trợ thực hiện TTHC

– Tra cứu, hướng dẫn thực hiện TTHC:

+ Tại các trụ sở của Bộ phận “một cửa” của Sở KH&ĐT Hà Nội.

+ Trên Website của Sở KH&ĐT Hà Nội: www.hapi.gov.vn.

– Điện thoại:

+ Bộ phận tư vấn, hướng dẫn thực hiện TTHC (miễn phí) của Sở KH&ĐT:

ĐT: 043.715.1050 – Fax: 043.775.9522

+ Bộ phận một cửa:

* Số 16 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội: 043.7347.511.

* Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội: 043.7151.082.

* Số 01 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội: 043.3523.840

11

SĐT yêu cầu dịch vụ tư vấn:

1900.0191

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Mnh Khuê