Xin tư vấn dùm nội dung:

1. Theo quy định thì năm nào tôi được đi giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi?

2. Tôi xin ngừng đóng BHXH để chờ đủ thời gian đi giám định sức khỏe có được không? Và nếu được xin chỉ dùm tôi thủ tục để xin ngưng đóng BHXH.

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Quyết định 959/QĐ-BHXH thu bảo hiểm xã hội y tế thất nghiệp quản lý sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm y tế 2015

– Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

2. Nội dung phân tích:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không quy định đến năm bao nhieu tuổi bạn được đi giám định sức khỏe để hưởng chế độ hưu trí.

Căn cứ theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội thì điều kiện được hưởng lương hưu được quy định như sau:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”

Và điều 55 có quy định về việc được hưởng lương hưu trước tuổi nhưng phải đi giám định khả năng lao động.

Tính đến năm 2016, bạn đã có hơn 20 năm đóng BHXH và bạn được 50 tuổi, nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Lúc này bạn có thể xin bảo lưu thời gian đóng BHXH theo quy định tại Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

Căn cứ vào Điều 33 Quyết định số 959/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 33. Người tham gia

1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

1.1. Kê khai và nộp hồ sơ:

Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN kêkhai lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này, nộp hồ sơ như sau:

b) Các trường hợp cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT;điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưngkhông phải đóng BHXH:

– Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quanBHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.

– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, ngườiđã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH

Và Điều 22 quyết định 959/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 22. Điều chỉnhđóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người lao động: như quy định tại Điểm1.1 Khoản 1 Điều 21;

Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻBHYT còn hạn sử dụng.

1.2. Đơn vị:

a) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu D02-TS);

b) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợiBHYT cao hơn (Mục II Phụlục 03).

Trường hợp thay đổi thông tin tham giaBHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị thamgia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                              

Bộ phận Luật sư lao động – Công ty luật LVN Group