1. Điều tra viên là gì ?

Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra hình sự.

Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 1988, Điều tra viên được gọi bằng nhiều tên khác nhau như uỷ viên tư pháp công an theo Sắc lệnh số 431 ngày 30.7.1946 tổ chức Tư pháp Công an; uỷ viên công an quân pháp theo Sắc lệnh số 230 ngày 20.8.1948 về tổ chức công an quân pháp (tổ chức điều tra trong Bộ Quốc phòng). Pháp luật chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn của những người làm công tác điều tra. Chính vì vậy, hoạt động điều tra có thể do bất kì người nào được giao nhiệm vụ trong cơ quan Công an hoặc cơ quan chấp pháp tiến hành. Thuật ngữ “Điều tra viên” được sử dụng khi Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 1988 được ban hành. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Điều tra viên là một trong những người tiến hành tố tụng.

Điều tra viên phải có đủ các tiêu chuẩn: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, liêm khiết và trung thực, có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ các tiêu chuẩn nói trên và có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên. Điều tra viên có ba bậc là Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên cao cấp. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1) Lập hồ sơ vụ án hình sự; 2) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; 3) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng; 4) Thỉ hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; 5) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thị, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; 6) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.

Trong khi tiến hành hoạt động điều tra, Điều tra viên được ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng, được miễn cước phí giao thông trong thành phố, thị xã. Trong trường hợp cấp thiết, để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn, Điều tra viên được sử dụng các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tư nhân kể cả người điều khiển phương tiện ấy, trừ các phương tiện của cơ quan ngoại giao. Điều tra viên phải hoàn trả ngay phương tiện đó khi tình huống cấp thiết không còn. Nếu phương tiện bị hư hỏng hoặc mất thì Cơ quan điều tra hữu quan có trách nhiệm bồi thường. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự có điều quy định những việc Điều tra viên không được làm.

2. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

Bình luận và phân tích nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

– Điều tra viên là một chức danh tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên.

– Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, đó là: Lập hồ sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, kê biên tài sản; tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

– Trong quá trình điều tra vụ án Điều tra viên có quyền đề nghị với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định thuộc thẩm quyền của họ. Trong trường hợp Điều tra viên không nhất trí với quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quyền đề nghị lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên, nhưng vẫn phải chấp hành. Trong trường hợp ở xa, Điều tra viên được gửi kiến nghị bằng phương tiện vô tuyến điện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên phải trả lời trong thời hạn quy định, quy định này, một mặt nhằm phát huy tính độc lập, vai trò chủ động, tính sáng tạo của Điều tra viên và mặt khác cũng nhằm bảo đảm để Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

– Những quyết định, yêu cầu của Điều tra viên phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân chấp hành. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.

3. Khái niệm việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“- Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

– Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.

Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành”.

4. Bình luận và phân tích việc thay đổi Điều tra viên

Cán bộ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

– Khi tiến hành hoạt động tố tụng hình sự, Điều tra viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật của vụ án, làm rõ những chứng cứ xác định bị can có tội hoặc không có tội, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của bị can. Do vậy, nếu có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho rằng Điều tra viên có thể không vô tư, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người có thẩm quyền

– Khoản 1 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Điều tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Toà án.

– Thủ trưởng Cơ quan điều tra là người đứng đầu Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Do vậy, khoản 2 Điều luật đang bình luận quy định việc thay đổi Điều tra viên do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ có thể quyết định thay đổi Điều tra viên khi được Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng.

– Nếu Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều luật đang bình luận thì việc Điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình”.

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)