1. Người bị hại rút đơn thi có được đình chỉ vụ án ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em tôi phạm phải tôi hiếp dâm nay thỏa thuân được nên người bị hại đã rú đơn. vậy em vụ án của em tôi được được đình chỉ và quy định của pháp luật về tội hiếp dâm ?

Căn cứ theo khoản 1 điều 248 bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau :

Điều 248. Đình chỉ vụ án

1. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, chỉ được đình chỉ khi bên phái bị hại rút đơn

Quy định của pháp luật về tội hiếp dâm như sau :

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Trường hợp vụ án được đình chỉ giải quyết hiện nay

Vụ án đình chỉ khi người bị hại rút đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chỉ khi người bị hại hoặc người đại diện (khi bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) có yêu cầu thì người nào phạm 10 tội sau mới bị khởi tố:

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;

– Hiếp dâm;

– Cưỡng dâm;

– Làm nhục người khác;

– Vu khống;

– Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố, vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng việc bị hại hoặc người đại diện của người này rút đơn yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng với vụ án này.

Lưu ý: Bị hại hoặc người đại diện của họ đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp bị ép buộc.

Việc người bị hại yêu cầu cũng là một trong các căn cứ để khởi tố vụ án nên việc người này rút đơn cũng được coi là một căn cứ để cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án.

Đình chỉ vụ án khi không có căn cứ để khởi tố

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền sẽ không khởi tố vụ án nếu có một trong các lý do sau:

– Sau khi điều tra, xem xét các chứng cứ hoặc người bị tình nghi (người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tình nghi) đã chứng minh được người này không thực hiện tội phạm.

– Trên thực tế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có các dấu hiệu để được coi là tội phạm (theo quy định tại Bộ luật Hình sự) thì không có căn cứ để khởi tố mà có thể chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính.

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Còn dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự bởi một số tội nhất định và không bị xử lý bằng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình (Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

– Đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật. Căn cứ tại Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, không ai bị kết án 02 lần vì 01 tội phạm. Do đó, khi đã có quyết định, bản án đình chỉ vì 01 hành vi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không ra một quyết định, bản án nữa để đình chỉ về cùng hành vi này.

– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà một người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hết thời hạn này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị truy cứu nữa.

– Tội phạm đã được đại xá.

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết, trừ khi tái thẩm với người khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể sau đây, vụ án cũng sẽ được đình chỉ:

– Một người đang thực hiện hành vi trái pháp luật thì dừng lại nửa chừng, khiến hậu quả chưa xảy ra, không đạt được mục đích phạm tội (Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015).

– Khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015.

3. Bảng phân biệt Đình chỉ điều tra và Đình chỉ vụ án hình sự

>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”

Tiêu chí Đình chỉ điều tra Đình chỉ vụ án
1. Khái niệm Đình chỉ điều tra là việc Cơ quan điều tra không tiến hành điều tra đối với vụ án đó nữa theo quy định của pháp luật. Đình chỉ vụ án là việc Cơ quan có thẩm quyền không tiến hành hoạt động tố tụng đối với vụ án đó nữa theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tố tụng này có thể là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
2. Căn cứ – Điều 230 BLTTHS: Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 BLTTHS hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 BLHS.
– Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
– Điều 292 BLTTHS: Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3,4,5,6 và 7 Điều 157 BLTTHS.
– Trường hợp Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
– Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
3. Thẩm quyền • Cơ quan điều tra
• Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
• Viện kiểm sát
• Tòa án
4. Giai đoạn ra quyết định Có 02 giai đoạn có thể ra quyết định:
• Khởi tố
• Điều tra
Có 02 giai đoạn có thể ra quyết định:
• Truy tố
• Xét xử
5. Trình tự, thủ tục Khoản 3 Điều 230 BLTTHS: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này” – Khoản 2 Điều 248 BLTTHS: “Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can”.
– Điều 282 BLTTHS: Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

 

4. Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án hình sự khác nhau như thế nào?

>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?

Tạm đình chỉ vụ án hình sự là là quyết định tạm ngừng mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự đó được ban hành dưới hình thức quyết định tạm đình chỉ. Đình chỉ vụ án hình sự là là quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự đó và được ban hành dưới hình thức là quyết định đình chỉ. Qua bài viết này đội ngũ chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin được phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về sự khác nhau giữa tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án hình sự

  • Thứ nhất, sự khác nhau về các trường hợp vụ án tạm đình chỉ hoặc đình chỉ

Trường hợp ở giai đoạn truy tố:

+ Đối với trường hợp tạm đình chỉ: Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố; Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả.

+ Đối với trường hợp đình chỉ: Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết. (Khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015); Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố (Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Trường hợp ở giai đoạn chuẩn bị xét xử:

+ Đối với trường hợp tạm đình chỉ: Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

+ Đối với trường hợp đình chỉ: Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

Trường hợpViện kiểm sát rút quyết định truy tố, Toà án có thể giải quyết bằng cách ra quyết định:

+ Đối với trường hợp tạm đình chỉ: Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

+ Đối với trường hợp đình chỉ: Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015.

  • Thứ hai, về hậu quả pháp lý và căn cứ chấm dứt

– Đối với trường hợp tạm đình chỉ: Tạm thời chấm dứt hoạt động tố tụng cho đến khi có quyết định phục hồi điều tra. Việc phục hồi điều tra là căn cứ chấm dứt trường hợp tạm đình chỉ điều tra.

– Đối với trường hợp đình chỉ: Việc ra quyết định đình chỉ điều tra sẽ chấm dứt hoạt động tố tụng. Trừ trường hợp bị đình chỉ trái pháp luật.

5. Phục hồi, đình chỉ điều tra đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra

>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường

Định kỳ (hằng tháng, 06 tháng, 01 năm) cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát phối hợp rà soát, đối chiếu, phân loại các vụ án tạm đình chỉ điều tra và tùy từng trường hợp xử lý như sau:

1. Đối với vụ án có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định phục hồi điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

2. Đối với vụ án tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải tra quyết định phục hồi điều tra;

3. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này căn cứ vào quy định tại Điều 27, Điều 38 Bộ luật Hình sự và phân loại tội theo khoản, điều của Bộ luật Hình sự ghi trong quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can chỉ ghi điều luật, không ghi khoản và quá trình điều tra chưa chứng minh làm rõ được hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật đó thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó;

4. Đối với vụ án đang tạm đình chỉ điều tra có một trong các căn cứ đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự, Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 32/1999), Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 33/2009), Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc hình hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 41/2017) mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định các căn cứ đình chỉ ra kết luật điều tra và ra quyết định đình chỉ điều tra;

5. Việc giao, gửi, thông báo quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 232 và khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, quyết định đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chậm nhất 02 ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra gửi quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát để kiểm sát theo quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chúng tôi luôn đồng hành cùng với bạn,nếu còn vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc điều tra vụ án hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

>> Xem thêm: Vướng mắc trong nhập, tách vụ án hình sự – Một số kiến nghị