Định luật Say (Say’s law) là quan điểm cho rằng tổng cung tạo ra tổng cầu cho chính nó. Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất ra một mức sản lượng quốc dân nhất định đồng nghĩa với việc tạo ra mức thu nhập (tiền lương, lợi nhuận …) đúng bằng chi phí để sản xuất ra sản lượng đó. Nếu thu nhập được đem ra chi tiêu, thì nó chỉ vừa đủ để mua sắm sản lượng đã sản xuất ra. Định luật Say hàm ý cung luôn luôn bằng cầu và không có tình trạng sản xuất thừa.

Giả định chủ yếu của định luật Say là hệ thống kinh tế bị chi phối bởi mật cung và toàn bộ thu nhập, bao gồm cả tiết kiệm, phải được chỉ tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế một số thu nhập bị rò rỉ khỏi vòng chu chuyển dưới hình thức tiết kiệm, thuế … và không có gì đảm bảo rằng toàn bộ số thu nhập cuối cùng sẽ được sử dụng dưới hình thức chỉ tiêu. Vì vậy ngược lại với ý kiến trên đây, quan điểm của trường phái Keynes cho rằng hệ thống kinh tế bị chi phối bởi mặt cầu và sự suy giảm tổng cầu dẫn đến sự suy giảm gấp bội của thu nhập và sản lượng quốc dân.