1. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ?
1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ?
Luật hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải nước nào cũng gióng nhau, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở anh từ 8 tuổi, ở mỹ từ 7 tuổi, ở thụy điển từ 15 tuổi, ở nga từ 14 tuổi, ở pháp từ 13 tuổi, ở các nước đạo hồi như ai -cập, li-băng, i -rắc từ 7 tuổi. v.v…4
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham khảo luật hình sự của các nước khác trên thế giới và trong khu vực, bộ luật hình sự đã quy định:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vấn đề đặt ra về lý luận cần phải giải quyết, đó là vì sao người chưa đủ 14 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra ? khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. do đó họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. theo luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng do cố ý (khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự).
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (khoản 3 điều 8 bộ luật hình sự) . ví dụ: tội cướp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 điều 133 bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng, còn thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. việc phân biệt tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, nói chung không mấy khó khăn vì chỉ cần căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy, nhưng cũng còn không ít người nhận thức không đúng nên cho rằng phải căn cứ vào mức hình phạt cao nhất mà điều luật quy định đối với tội ấy như tội trộm cắp tài sản luôn luôn là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì mức hình phạt cao nhất mà điều luật quy định đối với tội này là tù chung thân, nhưng theo quy định tại khoản 3 điều 8 bộ luật hình sự thì tội trộm cắp tài chỉ có khoản 4 điều 138 bộ luật hình sự mới là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn khoản 1 của điều luật này là tội ít nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù, khoản 2 của điều luật la tội nghiêm trọng và khoản 3 của điều luật là tội phạm rất nghiêm trọng. như vậy, một người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi nếu phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 138 bộ luật hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì khoản 1 và khoản 2 điều 138 bộ luật hình sự không phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi lại phạm tội do vô ý thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. ví dụ: trần văn k 15 tuổi 10 tháng là học sinh lớp 9 trường phổ thông cơ sở quang trung, thành phố b. trên đường đi học về, k vô ý ném tàn thuốc lá vào đống rơm của gia đình bà h, vì trời hanh khô nên bắt lửa làm cháy đống rơm và toàn bộ ngôi nhà của gia đình bà h thiệt hại trị giá hàng 100 triệu đồng. bà h yêu cầu cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi phạm tội của k. nhưng sau khi xem xét thì thấy k chưa đủ 16 tuổi và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại điều 145 bộ luật hình sự cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật đều là tội phạm ít nghiêm trọng, nên cơ quan điều tra đã không khởi tố vụ án mà chuyển hồ sơ sang toà án giải quyết bằng vụ kiện dân sự. người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng năng lực đó bị hạn chế và họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự hạn chế, hay nói cách khác họ được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
Một người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án) phải xác định rõ tuổi của họ. cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn. ví dụ: sinh ngày 1-1-1980 thì ngày 1-1-1994 mới đủ 14 tuổi và ngày 1-1-1996 mới đủ 16 tuổi. trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh. ví dụ: chỉ biết tháng sinh của người phạm tội là tháng 4-1981 mà không biết ngày nào thì lấy ngày 30-4-1981 là ngày sinh của họ. trường hợp cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng năm sinh là ngày sinh của người phạm tội. ví dụ: chỉ biết năm sinh của người phạm tội là năm 1983 thì ngày sinh của người phạm tội là ngày 31-12-1983. các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử phải tiến hành hết các biện pháp xác minh mà không thể chứng minh được ngày tháng năm sinh thì mới lấy ngày cuối cùng trong tháng hoặc tháng cuối cùng trong năm làm ngày sinh của người phạm tội. trong hồ sơ vụ án nhất thiết phải có bản sao giấy khai sinh (nếu là trường hợp có giấy khai sinh) hoặc các biên bản xác minh có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền (nếu là trường hợp không có giấy khai sinh).
2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự, thì tình trạng không có nặng lực trách nhiệm hình sự là khi Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, tiêu chuẩn (dấu hiệu) để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc bệnh (tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển). cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại. một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh.
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 bộ luật hình sự thì người bị mắc bệnh là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. cho đến nay chưa có giải thích chính thức nào về trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình sự. tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử đã thừa nhận một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau: bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời.
Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. ở nước ta, ngành tâm thần học mới ra đời, nhưng đã đạt được những kết quả nhất định. tuy nhiên, cho đến nay, những kiến thức về tâm thần học trong nhân dân và ngay trong đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về phòng và chữa bệnh tâm thần cũng như việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự đối với người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. có nhiều trường hợp, có những kết luận trái ngược nhau về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự giữa các hội đồng giám định tâm thần làm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không chính xác. thậm chí có trường hợp kết luận của hội đồng giám định không được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận vì kết luận đó thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với trạng thái tầm thần của người phạm tội. để đáp ứng yêu cầu của việc giám định pháp y nói chung và giám định tâm thần nói riêng, vừa qua thủ tưởng chính phủ đã quyết định thành lập viện giám định pháp y trung ương trực thuộc bộ y tế.
Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).
Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự .
Luật hình sự nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. bởi vì trước đó họ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và khi họ uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích là tự họ đặt mình vào tình trạng “ say” nên họ có lỗi. say rượu là một hiện tượng không bình thường trong xã hội, là một thói xấu trong sinh hoạt, việc bắt người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn say rượu. tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu người phạm tội không có lỗi trong việc uống rượu và như vậy họ cũng không có lỗi trong việc say rượu sẽ được thừa nhận là không có năng lực trách nhiệm hình sự. ngoài trường hợp say rượu bình thường, về y học còn có trường hợp say rượu bệnh lý. thực tiễn xét xử cũng đã xảy ra trường hợp hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. đó là trường hợp phạm đình tứ ở nghệ tĩnh (cũ) sau khi uống rượu cùng với thầy giáo cũ tại nhà thầy, trong đêm hôm đó tứ đã thức dậy dùng dao chém nhiều nhát vào vợ, con và thầy giáo, nhưng chỉ có vợ con thầy giáo chết còn thầy giáo của tứ thì thoát nạn. do có hai bản giám định trái ngược nhau về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự nên bộ y tế thành lập hội đồng giám định pháp y tầm thần và két luận phạm đình tứ phạm tội do say rượu bệnh lý. căn cứ vào hành vi phạm tội của phạm đình tứ, có xem xét đến kết quả giám định của hội đồng giám định pháp y tâm thần do bộ y tế thành lập nên toà án đã phạt tù chung thân đối với phạm đình tứ về tội giết người. như vậy, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ở nước ta không thừa nhận tình trạng say rượu dù đó là say rượu bệnh lý cũng không được loại trừ trách nhiệm hình sự. ở một số nước, trong đó có các nước cộng hoà thuộc liên xô” cũ coi trường hợp say rượu bệnh lý được loại trừ trách nhiệm hình sự.5
Một người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi phạm tội họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng họ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. đối với người lúc thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh tâm thần nhưng sau khi phạm tội và trước khi toà kết án mà họ lại mắc bệnh tâm thần tới mức không nhận thức được hành vi của mình thì họ cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nhưng sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội cũng được loại trừ trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi phạm tội họ mắc một bệnh nào đó và bệnh đó đã làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. đây là trường hợp người phạm tội vẫn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vị bị bệnh nên họ không điều khiển được hành vi của mình theo ý muốn nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. thông thường những người ở trong tình trạng này là trường hợp theo quy định của pháp luật buộc họ phải hành động, nhưng vì bị bệnh nên họ không thể hành động theo ý muốn nên đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. ví dụ: một nhân viên đường sắt có nhiệm vụ bẻ ghi cho tàu hoả đi vào đúng đường ray, nhưng vì người này bị lên cơn sốt ác tính nên không thể thực hiện được nhiệm vụ được giao làm cho tàu hoả đâm vào đoàn tầu đang đỗ trong ga gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến người và tài sản.
Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được hội đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc bệnh lại rất đa dạng. ở nước ta do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại cho nên những người mắc bệnh tâm thần còn do hậu quả của chiến tranh như: bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi. tuy nhiên, thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng ít quan tâm đến đặc điểm này, nên khi sự việc xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành trưng cầu giám định tầm thần đối với người có hành vi phạm tội. ví dụ: ông vũ quốc d là bộ đội đặc công bị thương ở đầu, mảnh đạn còn nằm trong hộp sọ có tỷ lệ thương tật là 85%. khi còn ở trại diều dưỡng, thỉnh thoảng trái gió, trở trời ông d bị lên cơn rối loạn tinh thần không nhận thức được hành vi của mình. sau khi được gia đình nhận về chăm sóc, thỉnh thoảng ông d bị lên cơn rối loạn tinh thần, đánh những người thân trong gia đình. do vợ chồng ông d sinh con thứ ba, nên ubnd xã đã phạt ông 50 kg thóc và không làm giấy khai sinh cho con thứ ba của ông d. ông d đã nộp phạt 50 kg thóc, nhưng nhiều lần ông đến ubnd đề nghị khai sinh cho con thứ ba của ông nhưng ubnd vẫn từ chối. khi con ông d đến tuổi đi học, nhà trường yêu cầu phải có giấy khai sinh mới được nhập học; ông d đến ubnd xã năn nỉ xin giấy khai sinh cho con, nhưng ông đào văn t cán bộ uỷ ban chẳng những không cấp mà còn có lời lẽ lăng mạ, xúc phạm ông d, làm cho ông d bức xúc lên cơn thần kinh đã dùng chiếc ghế gỗ có sẵn ở văn phòng uỷ ban đập vào đầu, vào người ông t làm cho ông t bị thương có tỷ lệ thương tật là 18%. với hành vi này, ông vũ quốc d bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 điều 104 bộ luật hình sự, vì tỷ lệ thương tật của người bị hạnh là 18% và thuộc trường hợp gây thương tích cho người thi hành công vụ. trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không có nghi ngờ gì về trạng thái tâm thần của ông d nên toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã kết án ông d 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm. sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, hội cựu chiến binh, sở lao động-thương binh và xã hội đề nghị xem xét lại bản án đối với ông d, vì cho rằng, ông d phạm tội trong trạng thái mất năng lực hành vi do bị thương ở đầu. kết quả giám định tâm thần của hội đồng giám định pháp y tâm thần đã kết luận: khi thực hiện hành vi gây thương tích cho ông t, ông vũ quốc d không có năng lực hành vi do bị thương ở đầu.
>> Liên hệ sử dụng dịch vụ Luật sư của LVN Group:Dịch vụ Luật sư của LVN Group tranh tụng các vụ án hình sự;
2. Chưa 17 tuổi có phải đi tù về tội trộm cắp không ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội trộm cắp tài sản, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Bộ luật hình sự có phân tội phạm thành 4 loại là: tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng dựa trên cơ sở là tính chất và mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội. Đối với người từ đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm đối với cả 4 loại tội phạm này mà không phân biệt lỗi vô ý hay lỗi cố ý. Còn người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Trường hợp của bạn, em của bạn đã 17 tuổi, tức đã qua 16 tuổi thì khi thực hiện hành vi phạm tội đã phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.
Xét khoản 1 Điều 173 BLHS về hành vi trộm cắp tài sản, luật quy định:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, với độ tuổi là 17 tuổi, em của bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình đối với tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173. k
3. Người chưa thành niên có bị phạt tù hay không ?
>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Điều 12có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Do vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Do đó, đối với câu hỏi người chưa thành niên có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không sẽ còn phải tùy thuộc vào thực tế người đó bao nhiêu tuổi và đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định nào của Bộ luật Hình sự, khi đó đối chiếu với quy định trên tại Điều 12 để xác định.
4. Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm khi gây thương tích ?
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…..
3. Như thế nào là tôi phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng?
Điều 9 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về phân loại tội phạm như sau:
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy:
– Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Còn người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
– Còn người dưới 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ phạm tội những người này có thể bị bắt buộc đi trại giáo dưỡng).
5. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi quy định thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.
Theo đó, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì sẽ phải chia thành các mốc độ tuổi khác nhau:
+ Dưới 14 tuổi
+ Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Sau khi đã xác định được độ tuổi thực tế của người chưa 18 tuổi phạm tội thì sẽ đối chiếu theo quy định tại Điều 12 nêu trên để xác định xem người này có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Thứ hai: Mở rộng phạm vi không bị coi là có án tích đối với người chưa thành niên phạm tội
Bộ luật hình sự năm 2015 thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm hình sự đối với người người dưới 18 tuổi: theo khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (đối với tất cả các tội danh có loại tội phạm này), gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Theo Bộ luật hình sự năm 2015, người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự 2015, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương XII Bộ luật hình sự năm 2015: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
Thứ ba: Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Bổ sung một số biện pháp giám sát, giáo dục đối với người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự: Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp giám sát của gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú, học tập, sinh hoạt, lao động. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định các biện pháp giám sát, giáo dục là: biện pháp khiển trách (Điều 93), hòa giải tại cộng đồng (Điều 94) và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 95).
Chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thành biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và chỉ giữ lại 1 biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, đó là biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 96).
Bổ sung 3 điều luật quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án và tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Mở rộng phạm vi không bị coi là có án tích đối với người chưa thành niên phạm tội: Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ coi là không có án tích trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, ngoài trường hợp bị áp dụng biện pháp tư pháp, người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý cũng không bị coi là có án tích.
Sửa đổi quy định thời hạn xóa án tích đối với người chưa thành niên bị kết án: Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật hình sự năm 1999 (1/2 thời hạn xóa án tích của người đã thành niên).Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group