Khách hàng: Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Công ty tôi vừa rồi có ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung số tiền là 3 tỷ đồng. Số tiền này Công ty đã tiến hành chuyển khoản trực tiếp cho trưởng ban tổ chức vận động ủng hộ đồng bào miền trung theo tên viết tắt là A. Tôi đang băn khoăn không viết với số tiền lớn như thế này công ty tôi có thể đưa vào chi phí hợp lý được hay không và nếu được thì hồ sơ đưa vào bao gồm những gì ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý cần được sử dụng trong bài viết:

Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

 

1. Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. (khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020).

 

2. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2020

Quyền của doanh nghiệp (Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2020)

– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 8 Luật doanh nghiệp năm 2020)

– Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

– Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

– Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

3. Khoản chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì:

“2.25. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây: 

a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).”

Căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu tổ chức A là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc có có chức năng huy động tài trợ theo pháp luật quy định và công ty bạn có đủ hồ sơ bao gồm: biên bản xác nhận nhận tài trợ theo mẫu số 05/TNDN, chứng từ chi tiền (phiếu chi, chứng từ chuyển khoản,…) và kèm theo quyết định thành lập thì công ty bạn có thể đưa tiền chi tài trợ này vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

 

4. Thuế thu nhập Doanh nghiệp 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp, người nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Các khoản thu nhập khác

Về các khoản thu nhập khác, căn cứ vào điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế bao gồm:

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

+ Thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn

+ Các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.

Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ, bao gồm:

+ Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;

+ Thu nhập từ bán ngoại tệ;

+ Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;

+ Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;

Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;

Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;

Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;

Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ  theo quy định của pháp luật;

Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;

Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định này.

 

5. Biên bản xác nhận nhận tài trợ

Biên bản xác nhận nhận tài trợ này được quy định theo mẫu 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Mẫu số: 05/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính)
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Chúng tôi gồm có:
Doanh nghiệp [đơn vị tài trợ]:    
Địa chỉ:    Số điện thoại:    
Mã số thuế:    
Bên nhận tài trợ [Tên đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]:    
Địa chỉ:    Số điện thoại:    
Mã số thuế (nếu có):    
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [đơn vị nhận tài trợ] để khắc phục hậu quả thiên tai:    
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là    
Bằng tiền:    
Hiện vật:    quy ra trị giá VND:     
Giấy tờ có giá    quy ra trị giá VND     
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ).
[Tên đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi… tại ……… ngày … tháng… năm …. và được lập thành ….. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
 
Bên nhận tài trợ                                         Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)                                           (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Doanh nghiệp chi ủng hộ đồng bào lũ lụt thì làm sao để hợp thức hóa chi phí này ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Thuế về hạch toán chi phí ủng hộ lũ lụt, gọi:  1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật LVN Group