Hiện tại tiền lương củabạn tôi từ tháng 08/2015 đến nay công ty không thanh toán, đến nay bạn tôi vẫn đang làm việc cho công ty, anh ấy nghe nói là vì anh ấy thu công nợ không hết nên công ty giữ lại tiền lương). Có 1 điều cũng nói rõ là bạn tôi chưa hề làm gì sai hay bị kỷ luật xử phạt. Nay bạn tôi còn nghe thông tin là công ty đang ngầm sa thả anh ấy. Kế toán công ty goi điện thoại thông báo đến khách hàng báo là anh ấy đã ngưng làm việc nhưng bạn tôi thì chưa nhận được thông báo từ công ty. Bạn tôi có thu tiền hàng và giữ lại 39,200,000đ đã làm tờ trình gửi về công ty và báo cáo công an tại nơi cư trú công an nói chỉ nhận tờ trình nếu sau này có xác minh thì báo anh ấy. Cho tôi hỏi bạn tôi làm thế có vi phạm pháp luật không? Làm cách nào để bạn tôi vẫn nhận đủ thù lao của mình? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty Luật LVN Group

Doanh nghiệp có được giữ tiền lương của người lao động khi không thu hồi được công nợ ?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.0191

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới Công ty Luật LVN Group chúng tôi. Vứi những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2012

Nội dung tư vấn

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì cả phía bạn của bạn và công ty đều vi phạm những quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể như sau:

– Về phía bạn của bạn: Vì công ty không trả lương nên anh ấy đã tự ý giữ lại số tiền 39.200.000 của công ty. Đây là việc làm vi phạm đến quyền lợi của người sử dụng lao động. Khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động như sau: 

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

“…………………………………..

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế” 

Như vậy, việc bạn của bạn không bàn giao lại số tiền công nợ đã thu được là vi phạm nội dung của hợp đồng lao động, xâm phạm đến quyền của người lao động, làm tổn thất đến lợi ích của công ty nên anh ấy buộc phải trả lại số tiền công nợ đã thu hồi được cho công ty.

– Về phía công ty: Công ty đã giữ lương của anh ấy ba tháng. Đây là việc làm trái quy định cảu pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Bộ luật lao động quy định về tiền lương và nguyên tắc trả lương như sau: 

Điều 90. Tiền lương

“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”

Như vậy, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Công ty không được giữ lại 20% tiền thường hàng tháng của anh ấy và phải trả lương đầy đủ, trực tiếp, đúng hạn cho anh ấy. Bộ luật lao động cho phép người lao động trong trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài thời hạn trả lương nhưng không được quá một tháng. Trong trường hợp này, công ty còn giữ lại ba tháng lương của anh ấy. Nếu là một người lao động có tiền lương này là thu nhập duy nhất nuôi sống bản thân và gia đình thì việc công ty giữ lương như vậy thì họ lấy gì để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. 

Để đòi lại được tiền lương bạn của bạn có thể làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty về việc giữ lại ba tháng lương để ban giám đốc trực tiếp xem xét lại quyết định của mình. Nếu không nhận được kết quả giải quyết hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì anh ấy có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động là: Hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. 

Trên đât là nội dung tư vấn của chúng tôi dành cho quý khách hàng, ý kiến tư vấn dựa trên những quy định cảu pháp luật và thông tin mà quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra sự tư vấn là để cá nhân, tổ chức tham khảo. Nếu có vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.0191 để được tư vấn pháp luật trực tiếp.

TRÂN TRỌNG./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG.