1. Quy định chung về đối chất trước đây
Quy định về tối chất trong luật hình sự 2003:
“Điều 138: Đối chất
1. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất.
2. Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4. Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này”
Những người có thể bị đưa ra đối chất bao gồm:
người bị tạm giữ, bị can, người làm chứng, người bị hại, giữa những người này hình thành những cặp đối chất. Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nếu có người bị hại hoặc người làm chứng tham gia đối chất thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Hỏi xong người này mới được hỏi sang người khác. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người. Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất có thể hỏi lẫn nhau nếu thấy cần thiết. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ. Các câu hỏi và các câu trả lời của những người này cũng phải được ghi vào biên bản đối chất. Biên bản đối chất phải được lập theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Quy định về đối chất theo luật tố tụng hình sự hiện nay
Khái niệm đối chất.
Đối chất là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự đồng thời là biện pháp nghiệp vụ của Cơ quan điều tra.
Trường hợp để tiến hành đối chất là khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.
So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quy định về đối chất trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chặt chẽ hơn.
Quy định này giúp giảm được tình trạng thông cung hoặc thông tin bị lộ trong quá trình đối chất.
Đối chất là hoạt động điều tra có thể được tiến hành khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật ( (Điều 189, Bộ luật hình sự 2015).
“Điều 189. Đối chất
1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.
2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này”.
Đối chất chỉ tiến hành khi những người tham gia tố tụng có lời khai mâu thuẫn nhau và mặc dù đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng không giải quyết được mâu thuẫn. Đối tượng đối chất có thể là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng.
Trước khi đối chất, điều tra viên phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, đặc biệt là các lời khai có mâu thuẫn nhau, nghiên cứu nhân thân của người được đưa ra đối chất để xác định những vấn đề cần phải đưa ra đối chất. Điều tra viên phải vạch kế hoạch đối chất, dự kiến các câu hỏi và tình huống xảy ra, cách giải quyết các tình huống đó. Điều tra viên phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết và viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia cuộc đối chất. Nếu kiểm sát viên vắng mặt phải ghi rõ vào biên bản đối chất.
Nếu đối chất có bị hại hoặc người làm chứng tham gia thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết việc cố tình khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 382BLHS, nếu từ chối khai báo thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 382 và Điều 383 BLHS. Việc giải thích này phải được ghi vào biên bản.
Khi bắt đầu đối chất, điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai ưong đối chất, điều fra viên có thể hỏi thêm từng người. Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và ưả lời của những người này được ghi vào biên bản. Trong trường hợp cần thiết phải nhắc lại lời khai trước của người tham gia đối chất thì điều tra viên chỉ được công bố lời khai đó khi họ đã khai xong. Điều này đảm bảo cho lời khai của người đối chất được khách quan. Sau khi đã công bố lời khai trước đây của người tham gia đối chất, điều tra viên có thể yêu cầu họ giải thích thêm.
Kết quả của việc đối chất có thể là người tham gia đối chất thay đổi lời khai trước của mình, khai thêm những tình tiết mới nhưng có thể họ vẫn khai như cũ. Việc đối chất có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Điều tra viên phải lập biên bản việc đối chất, biên bản đối chất được lập như quy định đối với biên bản hỏi cung bị can. Trong trường hợp cần thiết, kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất và việc này được tiến hành theo quy định chung.
Đối chất được tiến hành khi nào?
Đối chất chỉ được tiến hành khi không còn cách điều tra khác có thể kiểm tra, xác minh lời khai, giải quyết mâu thuẫn trong lời khai. Những người có thể đưa ra đối chất là bị can với bị can, bị can với người bị tạm giữ, bị can với bị hại, bị can với người làm chứng…
Sự có mặt của kiểm sát viên.
Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất.
Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất.
Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất. Đây cũng là quy định mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Sự có mặt của Kiểm sát viên sẽ đảm bảo tính khách quan, công khai của hoạt động đối chất, đồng thời giúp kiểm sát viên nắm sâu hơn về hồ sơ vụ án đang điều tra, đặc biệt đối với những tình tiết còn mâu thuẫn trong lời khai của những người đối chất.
Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
Quá trình tiến hành đối chất.
Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người. Việc hỏi thêm người nào trước, người nào sau, câu hỏi đưa ra với từng người đối chất phụ thuộc vào hồ sơ, tài liệu của vụ án, phụ thuộc vào tính toán chiến thuật và kinh nghiệm của Điều tra viên. Điều tra viên có thể sử dụng câu hỏi vạch trần lời khai gian dối, câu hỏi kiểm tra lời khai, câu hỏi gợi nhớ lại…
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan. Những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này đã được Điều tra viên nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị từ trước. Loại và thứ tự chứng cứ, tài liệu, đồ vật đưa ra phụ thuộc vào diễn biến của cuộc đối chất, vào kinh nghiệm của Điều tra viên.
Có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau, câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
Lập biên bản đối chất.
Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại điều luật này.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự, hoạt động đối chất trong điều tra, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group