1. Đòi lại tiền đặt cọc sao cho đúng ?

Dear Luật Sư. Hiện nay tôi đang có một vụ việc cần Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Sự việc tóm tắt như sau: Vào ngày 12/11/2015 tôi và 6 người nữa có tham gia một chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường Nhật Bản tại một trung tâm xuất khẩu lao động, và mỗi người đều phải đặt cọc 1 khoản tiền là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng chẵn) (7 người tổng cộng là 70 triệu đồng) với cam kết là trong vòng 1 năm (tức là đến 12/11/2016) như sau:

– Nếu chúng tôi được đi sang Nhật thông qua trung tâm thì sẽ được hoàn lại tiền cọc (10 triệu đồng)

– Nếu chúng tôi không được đi sang Nhật và trong thời gian này cũng không đi sang Nhật thông qua các trung tâm khác thì cũng sẽ được hoàn lại tiền cọc (10 triệu đồng).

Đến nay đã hết hạn thời gian cam kết hợp đồng, tuy nhiên bên phía trung tâm không có động thái trả lại tiền cọc cho chúng tôi. Chúng tôi đã hẹn họ giải quyết, và họ giải thích là chương trình này bên phía học hợp tác với 1 đối tác bên Nhật. Tiền cọc của chúng tôi họ đã chuyển sang bên Nhật (điều này không có sự đồng ý cũng như chứng kiến của chúng tôi). Vì thế bên phía trung tâm yêu cầu chúng tôi phải ký 1 giấy yêu cầu thanh toán với bên Nhật. Vậy tôi mong muốn Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi các vấn đề sau:

1. Việc phía trung tâm tự ý chuyển tiền cọc của chúng tôi sang bên Nhật Bản là đúng hay sai và việc họ yêu cầu chúng tôi phải ký yêu cầu thanh toán với phía Nhật có hợp lý không?

2. Khi thời gian hợp đồng đã kết thúc mà phía trung tâm không có động thái liên lạc để thanh toán tiền cọc cho chúng tôi thì có phải là dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản không?

3. Trong 1 năm hợp đồng diễn ra, tôi và 1 người nữa trong số 6 người còn lại có tiến tới hôn nhân và chuẩn bị có con. Hiện nay phía trung tâm đang vin vào điều này để cáo buộc chúng tôi vi phạm hợp đồng (mặc dù trong hợp đồng không ghi điều này và họ giải thích là phải tự hiểu ??? Ngoài ra cũng không có văn bản nào xác nhận việc vi phạm này cả). Vì thế phía trung tâm có ý định không thanh toán tiền cọc cho chúng tôi.

4. Hiện nay phía trung tâm đưa ra 2 phương án:

– Phương án 1: Chúng tôi phải tiếp tục tham gia các đơn hàng phía họ và khi chúng tôi được sang Nhật thì phía trung tâm mới thanh toán tiền cọc cho chúng tôi (mặc dù thời hạn cam kết trong hợp đồng đã kết thúc)

– Phương án 2: Chúng tôi phải chờ phía họ đòi được tiền từ phía Nhật Bản thì mới thanh toán được cho chúng tôi (không chốt được thời gian khi nào đòi được) mặc dù tiền cọc chúng tôi nộp cho trung tâm tại Việt Nam chứ không phải tại Nhật

5. Tổng hợp các điều trên thì có thể coi phía trung tâm có dấu hiệu lừa đảo và chiếm đoạt tài sản được không? Hiện nay tôi đang cư trú tại quận Cầu Giấy, phía trung tâm kia thì có trụ sở tại quận Thanh Xuân. Vậy nếu chúng tôi muốn khởi kiện trung tâm thì phải ra tòa án quận Cầu Giấy hay Thanh Xuân? Thủ tục như thế nào mong Luật Sư hướng dẫn giúp chúng tôi.

Mong Luật sư của LVN Group giải thích giúp. Mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư của LVN Group. Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sư trực tuyến, gọi ngay: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Thời điểm bạn giao kết hợp đồng là vào năm 2015 do đó luật áp dụng đối với trường hợp này là Bộ luật Dân sự năm 2005 (nếu 2 bên không có thỏa thuận khác).

1. Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, có thể thấy mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận, việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc. Ở đây, theo dữ liệu bạn đưa ra có thể xác định mục đích đặt cọc là đưa bạn sang Nhật hoặc bạn không đi sang Nhật trong vòng 1 năm thì bạn sẽ được trả lại tiền cọc.

Vì vậy việc giao tiền cho đối tác công ty bên Nhật là không đúng.

2. Theo quy định của pháp luật hình sự thì lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, hành vi đó có nghĩa là việc một người dùng những thông tin không đúng để người đó tin là thật và giao tài sản cho. Việc có khẳng định công ty có chiếm đoạt tài sản hay không còn phụ thuộc vào việc công ty đó có thực sự chuyển số tiền đặt cọc cho bên đối tác hay không.

3. Khi trong hợp đồng không có giao kết về việc kết hôn có ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng hay không thì công ty lại vin vào lý do đó để buộc bạn vì đã vi phạm hợp đồng là không có cơ sở.

4. Như đã trao đổi ở phần 1 thì việc công ty đã nhận tiền đặt cọc của bạn để đảm bảo thực hiện giao dịch thì bên công ty và bạn phải làm đúng. Việc ông ty yêu cầu bạn phải thực hiện 1 trong 2 phương án là không đúng.

5. Về thẩm quyền yêu cầu khởi kiện:

Theo quy định của Mục 2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân sẽ là tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn.

Trân trọng./.

2. Quy định của pháp luật về đặt cọc và mức phạt tiền đặt cọc theo luật ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Bà Nguyên Phương A có nhận cọc của tôi số tiền 50 triệu để mua căn nhà, sau đó bà ấy không muốn bán và đòi giá cao hơn. Tôi muốn kiện có được không ? Pháp luật quy định tiền phạt cọc như thế nào ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 về đặt cọc thì

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận khác về mức phạt cọc thì có thể áp dụng theo thỏa thuận dân sự đó (cụ thể với trường hợp này là 2 lần mức đặt cọc). Như vậy với thông tin anh cung cấp thì việc anh yêu cầu bồi thường hoàn toàn hợp lý. Anh có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để đòi lại quyền lợi cho mình.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số:1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tiền đặt cọc giữa công ty và người lao động dưới hình thức vay nợ ?

Xin chào luật sư, em có sự việc như thế này rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Năm 2013, em có đăng ký chương trình đi tu nghiệp tại Nhật ở công ty A.
Sau khi em đậu đơn hàng công ty đã yêu cầu em nộp một khoản tiền đặt cọc 3000 USD dưới hình thức giấy “Nhận nợ tiền vay” và có cam kết sau 3 năm khi em hoàn thành hợp đồng về nước sẽ thành toán đầy đủ. Tuy nhiên sau khi em về nước, khi thanh lý hợp đồng thì công ty xin thanh toán làm 3 đợt, mỗi đợt 1 nghìn USD.
Đợt thứ nhất quá hạn 3 ngày công ty mới chỉ thanh toán cho em 10 triệu đồng và cho tới bây giờ đã quá hạn đợt 3 gần một tháng nhưng công ty không hề thanh toán cho em thêm đồng nào ? Em có gọi lên công ty thì kế toán công ty bảo khi nào có tiền thì bên chị thanh toán. Nếu công ty cứ không thanh toán cho em, em có đủ điều kiện để kiện công ty A không ?
Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Quy định của pháp luật về đặt cọc và mức phạt tiền đặt cọc theo luật ?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Hiện tại, theo giấy tờ mà bạn đưa, cụ thể là giấy “Nhận tiền vay nợ” thì bạn và công ty A có quan hệ hợp đồng vay tài sản. Trong đó:

+ Bạn là bên cho vay và công ty A là bên vay.

+ Số tiền vay : 3.000 USD

Như vậy, theo thỏa thuận trong hợp đồng,đã đến thời điểm mà công ty A phải thanh toán cho bạn.

Do đến hạn, công ty không trả tiền cho bạn nên sau đó công ty A có viết giấy cam kết trả nợ cho bạn vào 3 đợt và sẽ trả đủ lãi theo quy định nhưng sau 3 đợt đó, công ty mới trả cho bạn 10 triệu.

Theo điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, do hợp đồng vay tiền giữa hai bên là HĐ có kỳ hạn: Trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu bên vay tiền hoàn trả lại toàn bộ tiền gốc chưa trả còn lại. Ngoài ra, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo điều 429 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”

=> Như vậy, thời hiệu khởi kiện của bạn vẫn còn.

Bạn muốn khởi kiện đòi công ty A trả nợ cho bạn số tiền công ty vay, do đó, trường hợp của bạn được coi là vụ án dân sự. Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về khởi kiện vụ án dân sự. Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí và trả phí qua Email

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

4. Tư vấn về việc trả lại tiền đặt cọc xin việc làm ?

Em làm lái xe cho công ty vận chuyển 03 năm có đặt cọc 15 triêu,vừa rồi có việc gia đình nên em đã nghỉ,và giờ lên lấy tiền đặt cọc thì công ty yêu cầu phạt em 1 tháng lương tương đương 2.700.000 nghìn với không trả lại số tiền đặt cọc.Cho em hỏi công ty làm như thế là đúng hay sai?
Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: T.V.Đ

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về đòi tiền cọc, gọi ngay: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào điều 17Bộ luật lao động 2019có quy định:

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Căn cứ vào quy định trên thì việc người sử dụng lao động yêu cầu bạn phải nộp một khoản tiền đặt cọc là 15 triệu để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng lao động là hoàn toàn trái với quy định của bộ luật lao động vì luật quy định người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng. Biện pháp bảo đảm ở đây có thể là đặt cọc, thế chấp… bằng tiền hoặc tài sản khác của bạn để bạn có thể có được công việc đấy hoặc để được nhận vào làm việc và được ký hợp đồng. Tất cả các hành vi trên đều là trái với quy định tại khoản 2 điều 20 của Bộ luật lao động

Về trường hợp khi bạn chấm dứt hợp đồng và đòi lại tiền đặt cọc người sử dụng không trả.

Căn cứ vào điểm d, khoản 1 điều 36 Bộ luật lao động quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp :” d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”;

Điểm này được giải thích cụ thể tại khoản 2 điều 11 của Nghị định số 05/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động như sau:

“Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”.

Như vậy, căn cứ vào quy định này, nếu bạn lấy lý do gia đình để xin đơn phương chấm dứt hợp đồng thì công việc gia đình đấy phải phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 11 của nghị định 05/2015/NĐ –CP thì mới được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật và bạn phải thực hiện nghĩa vụ báo trước là 30 ngày trước khi bạn nghỉ việc theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 36 của Bộ luật lao động

Khi bạn thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo như các quy định ở trên thì bạn không phải bồi thường bất kỳ chi phí nào cho người sử dụng lao động và có quyền được hưởng trợ cấp thôi theo quy định tại điều 48 của Bộ luật lao động nếu bạn làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm được hưởng trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Còn nếu như bạn mà thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định của luật tức không tuân theo các quy định tại điều 37 của Bộ luật lao động thì bạn sẽ phải thực hiện bồi thường cho người lao động tương ứng với nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và không được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu bạn vi phạm về thời hạn báo trước (tức là không thực hiện thông báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn ) thì bạn phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước theo như quy định tại điều 43 của Bộ luật lao động Như vậy nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu bạn bồi thường tiền.

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Về khoản tiền bạn đặt cọc trước là 15 triệu bạn có thể làm đơn khiếu nại và yêu cầu họ trả lại số tiền đấy cho bạn. Nếu như họ vẫn không trả bạn có quyền làm đơn khởi kiện đòi lại tài sản và gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi người sử dụng lao động có trụ sở chính để đòi lại số tiền của mình đã đặt cọc vì người sử dụng lao động không có quyền yêu cầu bạn nạp số tiền đó nên bạn hoàn toàn có quyền đòi lại.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

5. Lấy lại tiền đặt cọc đi du nghiệp trang trại ở Úc ?

Kính chào công ty luật LVN Group !Tôi muốn nhờ các Luật sư của LVN Group tư vấn về cách trình báo cho cơ quan chức năng nào? ở đâu? về vụ việc như sau: Tháng 4/2014 Tôi nôp tiền cọc để đi du nghiệp trang trại ở Úc cho văn phòng của Ban kinh tế trang trại đóng ở BG. Nhưng sau thời gian đã lâu mà không đi được tôi đành xin rút tiền lại .Tổng số tiền đã đặt cọc là 140 triệu đồng. Và đã báo rút từ tháng 3/2015 đến nay mới rút được 40 triệu. Họ cứ lần lừa mãi. Văn phòng của họ hiện tại đã chuyển về Bắc Ninh.
Vậy bây giờ tôi phải trình báo cho cơ quan công an nào để được giúp đỡ giãi quyết?
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Vấn đề lấy lại tiền đặt cọc đi du nghiệp trang trại?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến:1900.0191

Trả lời:

Điều 328 Bộ luật Dân sự số 33/2015/QH11 của Quốc hội quy định về Đặt cọc

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Nếu bạn thấy công ty có sự vi phạm hợp đồng hoặc trường hợp 2 bên đã thỏa thuận là công ty phải trả lại tiền đặt cọc mà công ty không trả hoặc gây khó dễ không muốn trả đủ thì công ty đã vi phạm thỏa thuận. Bạn có thể khởi kiện văn phòng này ra Tòa án nhân dân cấp Huyện để đòi lại số tiền đặt cọc này.

Tuy nhiên văn phòng nhận đặt cọc của bạn đã chuyển về địa bàn khác là Tỉnh Bắc Ninh. Điểm a Điều 36 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi của Quốc hội quy định về Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Vì bạn không nói rõ thông tin về địa điểm, trụ sở văn phòng mới ở Bắc Ninh nên trong trường hợp bạn không biết rõ nơi cư trú(huyện/xã/thị trấn),trụ sở chính của văn phòng kinh tế đó, bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp Huyện của Tỉnh BG nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng để giải quyết vụ việc này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group