1. Đòi nợ khi người vay tiền bỏ trốn?

Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp như sau: Tôi cho một người bạn mượn 240 triệu từ tháng 07/2014 nhưng không có giấy tờ chứng minh việc vay tiền. Sau đó, bạn tôi đã bỏ trốn, chỉ nhắn tin cho tôi để khất nợ nhưng đến nay đã 1 năm trôi qua mà người đó không liên lạc gì với tôi. Tôi có đến hỏi mẹ và các con của bạn tôi nhưng họ nói không biết bạn tôi ở đâu ?

Vậy theo quy định của pháp luật thì tôi phải làm sao để đòi lại số tiền bạn tôi đã vay tôi ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật về việc đòi nợ, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Quy định pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hình thức hợp đồng vay tài sản. Do đó, theo quy định thì hình thức hợp đồng vay có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp của bạn là hợp đồng vay tiền được thể hiện bằng lời nói, hoàn toàn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên khi giao kết hợp đòng vay bằng miệng thì khả năng kiệ đòi tài sản gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại nếu như bạn cố gắng thuyết phục mà không thỏa thuận được về việc trả nợ, người kia có ý định không trả nợ đúng hạn như hai bên đã thỏa thuận bạn có thể yêu cầu tòa án can thiệp, theo đó bạn có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 93. Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Hiện tại nếu bạn có ý định nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp, bạn phải đưa ra những chứng cứ hợp pháp như: giấy biên nhận tiền, tin nhắn, cuộc gọi liên quan đến hoạt động vay nợ, bản ghi âm ghi hình hợp pháp. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai bên đồng thời bạn phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, bạn phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp được cuộc gọi, thời gian…). Nếu bạn không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án.

-> Theo quy định tại Điều 83, Bộ luật tố tụng dân sự về xác định chứng cứ, “chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc”. Đối với “các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”.

Ngoài ra, Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về xác định chứng cứ như sau:

Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

->Bạn tham khảo những quy định trên của pháp luật và áp dụng để giải quyết trường hợp của mình. Chúc bạn thành công.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ emailTư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

2. Hướng dẫn thủ tục khởi kiện ra tòa án để đòi nợ ?

Chào Công ty Luật LVN Group, Tháng 12 năm 2011 tôi có buôn bán làm ăn với một người quen ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Cụ thể là buôn bán sắn khô sang Trung Quốc. Qua một thời gian buôn bán (tháng 12 đến tháng 4 năm 2011) chị có nợ tôi tổng số tiền là 1.5 tỷ đồng.

Hai bên có ký kết giấy nợ có dấu của công ty tư nhân của chị ta. Sau nhiều lần đòi nợ không thành đến năm 2014 tôi có làm đơn lên toà án huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Sau một thời gian họ chuyển đơn tố cáo của tôi lên huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (vì công ty tư nhân của chị ta ở trên cửa khẩu Hà Giang) sau nhiều lần toà gọi, 2 bên cũng đã bàn và thỏa thuận việc thanh toán như sau:

Tháng 4 năm 2015 trả 200 triệu đồng, đầu năm 2016 trả 500 triệu đồng và cuối năm 2016 trả nốt số tiền còn lại. Nhưng đến tháng 4 năm 2015 chị ta đã không trả đúng như thỏa thuận, tôi lại tiếp tục kiện lần thứ 2 thoả thuận sẽ lấy lại công ty theo định giá hoặc bán lại cho người khác để trả số tiền cho tôi nhưng đến nay vẫn chần chừ thoái thác mặc dù đã có rất nhiều người muốn mua. Hết lần này đến lần khác bên toà án tỉnh Vị Xuyên – Hà Giang thoái thác hẹn lần hẹn lượt.

Tôi rất mong Luật sự giải đáp, tìm hướng đi cho tôi để tôi đòi lại được số tiền đó. Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Bạn và Chị X có hợp đồng vay mượn tài sản thì trong hợp đồng có ghi rõ thời gian trả tiền không?

Trong trường hợp bạn và CHị X không ghi rõ thời hạn trả thì đây là hợp đồng vay không kỳ hạn. Theo điều Điều 469 Bộ luật dân sự 2015. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không ky hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Do đó nếu bạn báo trước rồi mà bên kia không hoàn trả bạn có thể nhờ tòa án giải quyết.

Đối với trường hợp có ghi rõ thời hạn trả theo Điều 470 Bộ luật dân sự:

Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo đó bạn cũng có thể nhờ tòa án giải quyết

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Lệ phí:

1/ Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm

2/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 50.000 đồng.

3/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a/ Từ 1.000.000 đồng trở xuống.

50.000 đồng.

b/ Từ trên 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

5% của giá trị tài sản có tranh chấp.

c/ Từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

5.000.000 đồng + 4% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng.

d/ Từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng.

đ/ Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng.

e/ Từ trên 1.000.000.000 đồng .

28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền.

Trong trường hợp bạn đã làm đơn khởi kiện và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chị X không thi hành quyết định của bản án trên thì có thể cấu thành tội phạm theo Điều 380 Bộ luật hình sự 2015 và bạn tiếp tục làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết:

Điều 380. Tội không chấp hành án

1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Đòi nợ nhiều lần mà không trả ?

Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Tôi có ký hợp đồng xây dựng nhà với 1 công ty xây dựng với giá trị hợp đồng là 750 triệu kể cả phần nội thất. Trong 3 tuần đầu anh P (giám đốc cty xây dựng – người ký hợp đồng) tiến hành rất tốt. Rồi anh nói với tôi đưa tiếp tiền để đặt vật tư. Do không kinh nghiệm trong thi công, tôi liên tiếp đưa tiền trước tiến độ ký kết cho anh ta.
Đến khi thấy công nhân không làm việc tôi hỏi ông thầu thì ông ta bảo anh P không đưa tiền nên dừng. Tôi gọi hỏi thì anh ta nói có trục trặc với thầu này nên anh ta đổi thầu khác. Đến ông thầu thứ 2 làm được 2 tuần thì cũng dừng thi công. Tôi gọi P và thầu thứ 2 gặp mặt nói rõ thì anh ta nói không có khả năng thi công rồi viết giấy bàn giao lại công trình. Tại thời điểm đó anh ta đấu giá công trình là 360tr, nhưng tôi đã đưa 600tr, nên tôi bắt anh ta viết giấy nợ 240tr và chia thời gian ra trả là 6 tháng. Nhưng anh ta không thực hiện đúng như giấy nợ tự mình ghi, đến ngày hẹn tôi chỉ lấy được 8tr rồi 1 tuần sau 10 tr… đến nay tôi nhận được 40tr của đợt hẹn đầu tiên. rồi tới tháng thứ 2 ngày 30/2/2016 là 30 tr nhưng gọi anh ta cũng không có. Tôi đang mang bầu 7-8 tháng nên không tiện cho việc đi theo đòi nợ anh ta nên anh ta cứ lần lựa khất hẹn.
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi phải làm thế nào để đòi lại được khoản tiền còn lại?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về thủ tục khởi kiện đòi nợ, gọi :1900.0191

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì người kia có nợ của bạn số tiền là 240 triệuđồng và có giấy ghi nợ và sẽ trả trong 6 tháng. Giấy vay nợ chính là hợp đồng cho vay theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng sau khi đến hạn người này vẫn không trả tiền cho bạn.

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, người kia có nghĩa vụ phải trả nợ cho bạn theo quy định tại Điều 466 về nghĩa vụ của bên vay như sau

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện người đó ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người đó đang sinh sống yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi khởi kiện tại tòa, bạn cần cung cấp chứng cứ chứng minh về việc vay và cho vay giữa hai bên. Tòa sẽ xác minh quan hệ vay nợ đó có đúng hay không. Nếu đúng như những gì bạn trình bày, tòa sẽ yêu cầu người kia trả lại khoản tiền vay cho bạn. Trong trường hợp người đó không đủ khả năng trả tiền cho bạn thì tòa sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án buộc người đó phải trả nợ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Có đòi nợ không trong trường hợp đã làm giấy xác nhận công nợ ?

Kính gửi quý Luật sư của LVN Group, Công ty tôi có kí hợp đồng với thầu phụ nhưng trong quá trình thi công thầu phụ đã không đáp ứng được tất cả những điều khoản theo hợp đồng đã kí kết. Vì vậy, bên tôi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình chấm dứt hợp đồng, bên tôi đã làm giấy xác nhận công nợ có biên bản họp đầy đủ đủ bằng chứng chứng minh “thầu phụ”: có lãnh số tiền đó và có biên bản xác nhận kèm theo.
Công ty tôi cũng đã làm công văn yêu cầu họ lên giải trình và bàn bạc lại nhưng bên thầu phụ đã không lên. Bây giờ chúng tôi muốn khởi kiện thì đã đủ bằng chứng để khởi kiện chưa ạ?
Mong quý Luật sư của LVN Group giải đáp và cho ý kiến . Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo như thông tin bạn trình bày thì nhà thầu phụ đã vi phạm cam kết trong giấy xác nhận công nợ đã ký với công ty bạn, theo Bộ luật dân sự năm 2015

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy kể từ khi nhà thầu phụ vi phạm cam kết xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bạn đã có thể khởi kiện, về tài liệu chứng cứ chứng minh là giấy cam kết xác nhận công nợ và các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện giao dịch có liên quan của hai bên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Ngân hàng liên tục đòi nợ gây ảnh hưởng đến người vay thì giải quyết như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Tôi tên là B, hiện tại tôi có một số trình bày như sau mong Luật sư của LVN Group giúp tôi về vấn đề luật pháp. Giữa năm 2015 tôi có vay bên ngân hàng VP Bank 15 triệu đồng. Và đã thanh toán xong phần hợp đồng đó vào tháng 10/2015 tại Viễn Thông PFT và kèm theo biên lai đóng tiền, do nhân viên bên VP Bank thông báo.

Xong thời gian gần đây tháng 9, tháng 10/2016 tôi có nhận được một số tin nhắn liên tục kêu thanh toán tiền của hợp đồng tôi đã thanh toán xong, tôi đã từng liên hệ lên phía chăm sóc khách hàng để khiếu nại thì bên công ty có xác nhận rằng: “Kính gửi Quý khách, Căn cứ vào nội dung yêu cầu của Quý khách, chúng tôi xin được phúc đáp như sau: Khách hàng : NGUYỄN HOÀNG NGỌC B Số hợp đồng : 2015****-1***94-**** Số CMND : ********* Nội dung: Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của FE CREDIT. Vào ngày 07/10/ 2015, FE CREDIT đã nhận đủ khoản tiền thanh lý cho hợp đồng tín dụng số 2015****-1***94-****.

Tuy nhiên, hợp đồng chưa kết thúc vì đã phát sinh kỳ lãi của tháng mới. Chúng tôi đã chuyển tiếp thông tin đến phòng ban liên quan để ngưng nhắc nợ đến Quý khách và hỗ trợ kết thúc hợp đồng trong thời gian sớm nhất có thể. FE CREDIT kính gửi lời xin lỗi đến Quý khách về những bất tiện đã xảy ra trong quá trình Quý khách sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.” Nhưng chưa dừng lại đó, về phía công ty VP Bank liên tục gọi về cho tất cả người thân gia đình tôi để đòi nợ, khiến tôi mệt mỏi và hốt hoảng ?

Mong Luật sư của LVN Group giúp tôi, vì tôi cũng đang mang thai nên những cuộc gọi ảnh hưởng đến sức khỏe tôi rất nhiều. Mong Luật sư của LVN Group giúp tôi tìm ra giải pháp tốt nhất.

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên thì khi đến hạn trả nợ, bạn (người vay tiền) có nghĩa vụ trả lại cho ngân hàng số tiền đã vay (tiền gốc và tiền lãi – nếu có thỏa thuận), Tuy nhiên do hợp đồng giữa bạn với ngân hàng chưa kết thúc vì đã phát sinh kỳ lãi của tháng mới trong khi bạn đã thanh toán xong phần hợp đồng đó vào tháng 10/2015. Như vậy, bạn vẫn chưa thanh toán tiền lãi của tháng 10/2015, tức là bạn đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên cho vay (ngân hàng). Về vấn đề này bạn tiến hành xác nhận lại với ngân hàng vệ việc thanh toán tiền lãi của tháng 10 để kết thúc hợp đồng với ngân hàng.

Nếu sau khi thanh toán xong toàn bộ nghĩa vụ mà ngân hàng vẫn tiếp tục gọi cho bạn để đòi nợ thì bạn tiến hành khiếu nại hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng VP bank chấm dứt hành vi này.

Tuy nhiên, người vay tiền là bạn – người có đủ năng lực hành vi dân sự chứ không phải người thân gia đình bạn vì vậy việc ngân hàng VP Bank lại liên tục gọi về cho tất cả người thân gia đình bạn để đòi nợ, khiến bạn mệt mỏi và hốt hoảng là trái với quy định của pháp luật, bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn sinh sống để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group