1. Đổi tên con sang tên tiếng nước ngoài được không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin Luật sư cho tôi hỏi: tôi chưa kết hôn có con với người nước ngoài, con tôi đã có tên Việt Nam, bây giờ bạn trai tôi muốn nhận con và đổi tên con tôi sang tên tiếng nước ngoài, tôi cần phải làm những thủ tục gì ?
Xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật LVN Group. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Vì bạn không cung cấp thông tin là bạn sẽ để quốc tịch cho con là quốc tịch Việt Nam hay có quốc tịch nước ngoài của chồng bạn. Nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo 2 trường hợp như sau:

1. Trường hợp quốc tịch Việt Nam

Việc đặt tên của con bạn phải được đối chiếu theo pháp luật dân sự năm 2015, cụ thể tại Điều 26 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về Quyền có họ, tên như sau:

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy, theo quy định trên, bạn không được phép đặt tên con bằng tiếng nước ngoài nếu con có quốc tịch Việt Nam.

2. Trường hợp quốc tịch nước ngoài

– Về đăng kí nhận cha, mẹ, con

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;

c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

– Về thay đổi họ, tên cho con

Theo Điều 27, 28 Bộ luật dân sự 2015 về quyền thay đổi họ, tên thì sau khi hoàn thành việc đăng kí nhận cha, mẹ, con, bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho con thay đổi họ cho con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

2. Thủ tục thay đổi tên bố mẹ trong giấy khai sinh ?

Kính gửi Luật sư! Tôi có vấn đề mong được tư vấn: Chị Hai tôi có nhận làm thủ tục giấy khai sinh đứng tên cha mẹ cho cháu trai con của chị Ba tôi, nhưng giờ chị muốn không cho cháu trai tôi lấy tên trong khai sinh là tên vợ chồng chị hai tôi nữa thì thủ tục làm như thế nào? Cháu tôi giờ học lớp 3.
Rất mong được tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thủ tục thay đổi tên bố mẹ trong giấy khai sinh ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn cần làm thủ tục cải chính hộ tịch theo như quy định của pháp luật về hộ tich hiện hành.

Về thẩm quyền cải chính hộ tịch, Điều 7 Luật hộ tịch 2014 quy định:”

Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;

d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;

c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.

3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Về thủ tục cải chính hộ tịch :

– Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp:

+ Tờ khai (theo mẫu quy định);

+ Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

– Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung. Tham khảo bài viết liên quan:Bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Người dân tộc ít người muốn đổi tên thủ tục thế nào ?

Thưa Luật sư, tôi đã học xong đại học. Do là người dân tộc ít người nên tên và họ hơi khó đọc chút, nay tôi muốn thay đổi cả họ và tên theo nghĩa tiếng việt. Vậy việc thay đổi đó cần những thủ tục như thế nào? Nộp đơn yêu cầu chuyển đổi tại đâu ? các giấy tờ như :Bằng tiểu học, Bằng trung học cơ sở, Trung học phổ Thông và Bằng tốt nghiệp Đại Học cũng như Chứng minh thư của tôi có cần phải thay đổi theo không?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Người dân tộc ít người muốn đổi tên thủ tục thế nào ?

Luật sư tư vấn Luật dân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị đinh số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì một trong những phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch là “Thay đổi họ, tên, chữ đêm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

Những “lý do chính đáng” để thay đổi họ, tên, chữ đệm được quy định tại Điều 27, 28 Bộ luật dân sự năm 2015 gồm:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu việc sử dụng tên hiện tại của bạn làm cho tên gọi của bạn “gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp” của bạn thì bạn có thể tiến hành việc thay đổi tên đệm (thực hiện các thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch) tại “Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây”.

Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai (theo mẫu quy định),

– Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch;

– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Cũng theo quy định tại Bộ luật dân sự thì “Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”. Do vậy, những bằng cấp trước đây của bạn vẫn còn giá trị.

Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Theo đó, giấy tờ hộ tịch được cấp cho đương sự sau khi thay đổi, cải chính hộ tịch là căn cứ xác nhận sự kiện thay đổi họ tên của đương sự và đương sự có quyền sử dụng tên họ của mình sau khi thay đổi. Tham khảo bài viết liên quan: Thay đổi họ tên, thủ tục và ảnh hưởng của nó là gì ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Điều kiện đổi tên cho con dưới 14 tuổi thực hiện như thế nào ?

Việc thay đổi tên cho con được pháp luật công nhận và quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Công dân có quyền thay đổi tên và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận điều đó. Tuy nhiên, việc thay đổi tên phải đáp ứng các quy định của pháp luật. Có rất nhiều trường hợp, chỉ vì lý do thay đổi cho hợp phong thủy, do thích tên khác… mà nhiều bố mẹ muốn đổi tên cho con.

a) Căn cứ điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp được đổi tên cho con như sau:

– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

Tên của con trong giấy khai sinh bị trùng với tên người khác gây nhầm lẫn, khiến gia đình xảy ra mẫu thuẫn về việc sử dụng tên đó, hoặc việc sử dụng tên ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự của con cái.

Ví dụ: Con có tên trùng với tên ông cố, theo quy định trong gia phả việc đó là cấm kị. Việc sử dụng tên đó gây tranh cãi trong dòng tộc, được cho là bất hiếu, khiến tình cảm gia đình bị ảnh hưởng.

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

Khi thay đổi người giám hộ, việc được nhận nuôi con nuôi hoặc về sống với cha mẹ đẻ có thể dẫn đến việc yêu cầu đổi tên con, điều đó được pháp luật thừa nhận.

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

Sau khi sinh ra con bị lưu lạc, không xác định được cha mẹ ruột. Khi tìm lại được cha mẹ, có thể yêu cầu đổi tên.

– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

Căn cứ điều 36, 37 BLDS 2015 thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, cá nhân sau khi chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định. Do đó, họ có quyền thay đổi tên sao cho phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

b) Đổi tên phải được sự đồng ý của người con: Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Vì vậy, muốn thay đổi tên cho con dưới 14 tuổi, bố mẹ cần xem xét các điều kiện nêu trên để có căn cứ phù hợp yêu càu đổi tên. Liên hệ tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc về đổi tên cho con. Trân trọng cảm ơn!

5. Tư vấn thay đổi tên đệm cho con trong giấy khai sinh ?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi và chồng tôi đã ly hôn, con tôi được 2 tuổi, nay tôi có nhu cầu đổi chữ đệm trong tên khai sinh của con tôi từ Thảo Vy thành Minh Vy. Tôi và chồng tôi có bàn về vấn đề này và chồng tôi cũng đồng ý.
Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi cần phải có đủ những hồ sơ nào để xin đổi chữ đệm cho con tôi ? Và tôi phải nêu lý do gì khi đổi để bộ phận tư pháp dễ chấp nhận ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: T.H

Điều kiện đổi tên cho con dưới 14 tuổi thực hiện như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2005 về quyền thay đổi tên thì:

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Như vậy, bạn có quyền thay đổi tên cho con trong các trường hợp đã quy định ở trên.

Thủ tục tiến hành việc thay đổi tên cho con bạn được quy định tại Nghị Định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo đó, bạn chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Tờ khai (theo mẫu quy định)

– Bản chính Giấy khai sinh của cháu

– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi tên (như giấy xác nhận lý do thay đổi tên).

Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Để được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng gọi vào tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.0191.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group