Nên tôi mới thi tuyển dụng vào một trường công lập khác huyện, cùng tỉnh và đã trúng tuyển. Tôi nộp đơn xin thôi việc đơn vị cũ nhưng đơn vị cũ không giải quyết cho tôi nghỉ theo nguyện vọng mà giải thích với tôi là:  

1/ tôi chưa đủ thời gian công tác nhưng khi tôi đi làm đâu thấy cam kết gì đâu.

2/ vì tôi xin nghỉ để giải quyết nhu cầu cá nhân quá.

3/ vì tôi âm thầm đi thi tuyển dụng huyện khác mà không báo với đơn vị cũ.

4/ vì tôi là giáo viên tốt, đủ phẩm chất, năng lực giỏi nên muốn giữ tôi lại không cho tôi nghỉ để đi nơi khác.

Nơi tôi trúng tuyển mới rất thuận lợi cho tôi về thời gian di chuyển, tiện đưa con đi học và đi lại rất thuận lợi và đặc biệt đúng chuyên môn cấp 2 của tôi. Vì vậy tôi quyết tâm ra đi để về công tác trường mới lắm. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi, Phòng giáo dục giải quyết như thế đúng không? Và họ nói nếu tôi quyết tâm tự ý bỏ việc đi thì xử lí kỉ luật và buộc thôi việc tôi. Và họ hăm dọa tôi là bị kỉ luật sẽ báo với trường mới để tôi không được công tác luôn. Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp, tôi phải làm sao?

Xin trân trọng cảm ơn!

Người gửi: Tề

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group. 

đơn-phương-chấm-dứt-hợp-đồng

Luật sư tư vấn luật lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật viên chức 2010

Bộ luật lao động 2012

Nội dung tư vấn:

Theo quy định của Luật viên chức 2010, viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng . Bạn là viên chức đang làm việc tại một trường tiểu học công lập nên bạn cũng có quyền này. Tuy nhiên, vì bạn không nêu rõ loại hợp đồng làm việc của bạn là loại hợp đồng gì vì thế chúng tôi chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp 1: hợp đồng làm việc của bạn là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đáp ứng điều kiện sau:

“Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định trên.

Trường hợp 2: hợp đồng làm việc của bạn là hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất : Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

Điều kiện thứ hai : Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều trên; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều trên.

Trong trường hợp này, nếu bạn chứng minh được rằng: ” Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;” và tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định trên thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Như vậy, khi bạn đáp ứng đủ điều kiện như đã nêu trên với từng trường hợp cụ thể như chúng tôi đã phân tích thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà bên Phòng giáo dục không có quyền xử lý kỉ luật hay buộc bạn thôi việc cũng như báo với trường mới để bạn không được công tác.

Khi chấm dứt hợp đồng làm việctheo đúng các quy định đã nêu trên, bạn sẽ được hưởng các chế độ thôi việc sau:

“Điều 45. Chế độ thôi việc

 Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội”

Cụ thể, với trường hợp của bạn, bạn đã tìm được việc làm mới, nên bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật lao động 2012:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”

Tuy nhiên, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì bạn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Do đó, bạn cần lưu ý để thực hiện việc chấm dứt hợp đồng làm việc đúng theo quy định của pháp luật để được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động