1. Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội nói chung đều có ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nhưng hướng ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng đó không giống nhau trong tất cả eác trường hợp. Do vậy, động cơ phạm tội có thể được quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ hoặc chỉ là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung.

Trong một số ít trường hợp, động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm.

Ví dụ: Động cơ cá nhân ở tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999); động cơ vụ lợi ở tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 Bộ luật hình sự năm 1999). Trong những trường hợp này, tính chất của động cơ đã làm cho hành vi nguy hiểm cho xã hội trở nên có tính nguy hiểm đáng kể. Khác với trường hợp này, động cơ phạm tội cũng có thể được quy định là dấu hiệu định tội. Đó là trường hợp luật hình sự đã tách trường hợp phạm tội có tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc tăng nặng thành tội danh độc lập. Khi đó, động cơ phạm tội thực chất là dấu hiệu định khung hình phạt trở thành dấu hiệu định tội.

Ví dụ: Động cơ phòng vệ chính đáng ở tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Trong nhiều trường hợp khác, động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ như động cơ đê hèn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người (khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999). Tính chất đặc biệt của động cơ phạm tội trong trường hợp này làm tăng một cách đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và dấu hiệu động cơ đê hèn cho phép phân biệt giữa giết người bình thường với trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng này.

Bên cạnh đó, động cơ phạm tội còn có thể được quy định là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự như phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), phạm tội vì động cơ đê hèn (Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999)… Tình tiết này được áp dụng cho trường hợp phạm tội trong đó động cơ phạm tội không được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt.

2. Động cơ phạm tội là gì ?

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

Trước hết, cần phân biệt giữa động cơ phạm tội và động cơ của xử sự. Hành vi của con người trong trạng thái tâm lí bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định. Không những trong trường hợp phạm tội cố ý mà ngay cà ttong các trường hợp phạm tội vô ý, hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ nhất định thúc đẩy. Chỉ trong một sổ trường hợp phạm tội vô ý vì cẩu thả, hành vi mới không có động cơ rõ rệt. Tuy nhiên, ở các tội phạm vô ý chỉ có thể nói đến động cơ của xử sự mà không thể nói đến động cơ phạm tội vì người phạm tội với lỗi vô ý hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm, họ hoặc không biết hành vi của mình là hành vi phạm tội hoặc tin hành vi của mình không trở thành hành vi phạm tội.

Động cơ phạm tội trong hầu hết các trường hợp đều không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm, không thể làm thay đổi hẳn tính chất của hành vi phạm tội. Do vậy, động cơ phạm tội trong hầu hết trường hợp không phải là căn cứ để phân biệt giữa tội phạm với không phải là tội phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác. Trong những trường hợp như vậy, động cơ phạm tội không được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản. Tuy nhiên, khi động cơ phạm tội có tính đặc trưng cho tội phạm nhất định và là dấu hiệu phân biệt tội này với các tội khác hoặc với trường hợp không phải là tội phạm thì nó phải được mô tả trong cấu thành tội phạm (cơ bản) của tội này như động cơ phòng vệ, động cơ bắt giữ người phạm tội ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017); động cơ vụ lợi ở tội sử dụng ưái phép tài sản (Điều 177 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)…

Động cơ phạm tội còn có thể được phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

Ví dụ: Động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội giết người (điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS).

Ngoài ra, động cơ phạm tội còn có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Trong những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 51 và 52 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội.

3. Vì sao cần xét mục đích và động cơ phạm tội

Mục đích phạm tội

– Khái niệm: là mô hình được hình thành trong ý thức người phạm tội và người phạm tội mong muốn đạt được điều đó trên thực tế bằng cách thực hiện tội phạm

– Mục đích phạm tội chỉ có với những tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp. Người phạm tội trong trường hợp cố ý nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện; thấy trước hậu quả đó xảy ra, mong muốn thực hiện tội phạm để được mục đích nhất định.

– Mục đích phạm tội là kết quả trong tương lai mà người phạm tội hình dung ra và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm

–Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm (các tội xâm phạm an ninh quốc gia – mục đích chống chính quyền nhân dân); còn phần lớn trong các cấu thành tội phạm; mục đích phạm tội không được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

– Xét theo ý nghĩa xã hội và nội dung của mục đích có thể phân loại mục đích phạm tội thành 3 loại: mục đích chống chính quyền; mục đích cá nhân (bao gồm cả mục đích tư lợi); những mục đích khác.

– Các tội phạm có mục đích phạm tội có thể chia làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất – mục đích phạm tội đạt được khi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; nhóm thứ hai – mục đích phạm tội thể hiện qua chính hành vi phạm tội.

Động cơ phạm tội

– Nhân tố tâm lý bên trong chủ thể thúc đẩy họ thực hiện hành động là động cơ của hành động.

– Động cơ phạm tội là nhân tố bên trong (các lợi ích,các nhu cầu được nhận thức) thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm.

– Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chất, tinh thần, các lợi ích sai lệch của cá nhân được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch của chủ thể, cũng có thể là những nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thỏa mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực của xã hội.

– Động cơ phạm tội chỉ có trong những trường hợp phạm tội cố ý. Những tội phạm vô ý người phạm tội không mong muốn thực hiện tội phạm; vì vậy khi thực hiện hành vi bên trong chủ thể không có động cơ phạm tội thúc đẩy; những tội vô ý có thể có động cơ hành động chứ không thể có động cơ phạm tội.

– Động cơ phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội; song không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Luật hình sự quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội như; (dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) với một số ít tội phạm; cũng có thể được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt như; (dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ). Động cơ phạm tội có thể được quy định xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; hay tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

4. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân theo quy định pháp luật

Quyền của phạm nhân

Phạm nhân cũng được pháp luật trao cho các quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019 sau đây:

– Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

– Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

– Được lao động, học tập, học nghề;

– Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

– Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

– Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

– Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

– Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của phạm nhân

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019, phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

– Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

– Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

– Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

– Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khácthì phải bồi thường;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. quyết định thi hành án phạt tù hiện nay

Quyết định thi hành án phạt tù phải có các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:

– Họ, tên, chức vụ người ra quyết định;

– Bản án, quyết định được thi hành;

– Tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án;

– Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung.

Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.

Gửi quyết định thi hành án phạt tù

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quansau đây:

– Người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;

– Viện kiểm sát cùng cấp;

– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

– Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam hoặccơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;

– Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;

– Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group