Tại đây anh K thỏa thuận với H sẽ sang toàn bộ 19 khách đi TP Hồ Chí Minh ở xe của anh Kiên sang xe của Hải, giá vé mỗi khách là 400.000đ, Hải có trách nhiệm trả khach theo đúng lộ trình mà không thu thêm tiền của khách. Hải đồng ý và đã nhận đủ số tiền mà anh Kiên giao cho. Khi Hải điều khiển xe đến địa phận tỉnh Quảng Bình thì H bảo T và S thu thêm của số khách đã sang xe mỗi người 200.000đ nữa. Khi T và S đi thu tiền thì bị mọi người phản ứng không nộp, T và S đã đe dọa nếu không nộp sẽ bị đuổi xuống xe. Hành khách do sợ bị đuổi xuống xe nên phải miễn cưỡng nộp tiền cho T và S. Tổng cộng số tiền là 3.800.000đ được giao cho H giữ. Tại bản án sơ thẩm số 07/2015/ HSST ngày 24/2/2015, Toà án nhân dân huyện V áp dụng khoản 1 điều 135 BLHS xử phạt H 18 tháng tù, T 15 tháng tù S 15 tháng tù đều về tội cưỡng đoạt tài sản.

Câu hỏi:

1. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải là đồng phạm không? Vì sao?

2. Giả sử H, T và S đều không có các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ riêng, việc Toà án phạt H 18 tháng tù (cao hơn mức 15 tháng tù của T và S) có hợp lý không? Tại sao?

3. Giả sử tính đến thời điểm phạm tội lần này, H đã bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 năm thì Toà án có tổng hợp hình phạt đối với H không? Nêu rõ căn cứ, cách thức tổng hợp và hình phạt chung nếu có.

Em cảm ơn Luật sư của LVN Group ạ. Mong sớm nhận được câu trả lời từ các Luật sư của LVN Group!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật hình sự công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009

2. Nội dung tư vấn:

2.1, Vấn đề thứ nhất: Vấn đề đồng phạm : 

Theo quy định pháp luật về vấn đề đồng phạm
” Điều 20. Đồng phạm 
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Ở đây , tuy 3 người trên không có sự bàn bạc và thông mưu trước nhưng họ đều chứng kiến giao dịch giữa anh K và anh H về việc không thu thêm tiền , khi anh H sai 2 người còn lại đi thu thêm tiền của hành khách thì cả 3 người đều ngầm hiểu với nhau đây là số tiền chặt chém thêm . Vậy về mặt hành vi , họ cùng thực hiện một tội phạm ở cùng 1 thời điểm , ( anh H là người chỉ huy , anh T và S là người thực hành ) . Về mặt ý chí , họ cùng cố ý thực hiện 1 tội phạm và biết đối phương cũng mong muốn điều đó . 

2.2. Về việc quyết định hình phạt

“Theo Điều 53 BLHS:

“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

 Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Theo đó, cần căn cứ vào các quy định bổ sung, bao gồm:

– Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm.

Bởi vì tính chất của đồng phạm có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm chung, còn tính chất và mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm là yếu tố ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người đồng phạm.

Tính chất tham gia được quyết định bởi vai trò của người đồng phạm, tác dụng của họ đến hoạt động chung của vụ đồng phạm. Thông thường, người tổ chức và người xúi giục có vai trò nguy hiểm hơn cả. Mức độ tham gia chỉ sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc gây ra tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm.

Ở đây , cả 3 người đều không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ , phạm cùng một tội nhưng vẫn có thể bị tuyên mức án khác nhau vì việc tuyên mức hình phạt còn phụ thuộc vào mức độ phạm tội của từng người trong vụ án . 

2.3. Về việc tổng hợp hình phạt

” Điều 60. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”
Trong trường hợp này , anh Hải đang trong thời gian thử thách để được hưởng án treo mà lại phạm tội mới , vì vậy anh Hải không được hưởng án treo nữa mà phải chấp hành hình phạt tù của cả bản án trước và bản án mới tuyên . Việc tổng hợp bản án được quy định tạ điều 51 BLHS như sau : 
” Điều 51. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

Trân trọng./.                           

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group