làm thì người ta đổ tội do em đốt rẫy chiều 26/3 làm cháy lan ra. Và cháy dọc theo khe suối đi xa. Rồi nói bắt em bồi thường những cây cà phê gần đấy bị lửa táp héo lá. Và những nơi ngọn lửa đi qua gây thiệt hại. Cho em hỏi giờ em phải làm thế nào với sự việc này với cơ quan chức năng. Những hộ dân ấy cũng không phát dọn cỏ ở đuôi rẫy để cỏ dày, khô dễ bắt lửa vào vườn ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hình sựcủa Công ty Luật LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến (24/7) gọi số1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

1.Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

2. Luật sư tư vấn:

– Trong trường hợp này, trước hết phải xem xét đến các khía cạnh sau:

Thứ nhất, khi đốt rẫy vào ngày 26 tháng 3 thì bạn có chắc chắn là các vết cháy đã cháy hết hay chưa, đã dập hết lửa hay chưa. Thứ hai, khi bạn lên rẫy vào sáng hôm sau thì lửa có còn cháy nữa hay không. Thứ ba, bạn cần  nhớ lại xem có vết cháy ở gần bờ suối đó có phải là do cháy do bạn đốt hôm qua hay là vết cháy mới, các chi tiết này càng chi tiết cụ thể càng tốt. Bạn nên đến cơ quan chức năng để khai báo, trong trường hợp này là công an quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh nơi bạn cư trú. Khi đến cơ quan chức năng, việc bạn cần làm là thành thật khai báo cho cơ quan chức năng tất cả các tính tiết, sự việc có liên quan, cần nhớ chính xác thời điểm cụ thể, rõ ràng (các hành vi bạn thực hiện nếu có người làm chứng thì càng tốt) để cơ quan chức năng có thể tiến hành điều tra, xác minh lại vụ việc để có thể xác định được vấn đề bồi thường thiệt hại cho nhà bên cạnh. 

– Trong trường hợp này, hành vi của bạn có thể cấu thành tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Điều 240 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

– Tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Theo khoản 5.2 Mục IV quy định:

“Các hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây cháy rừng bao gồm:

a) Ở những khu rừng tập trung mà chủ rừng không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng;

b) Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu;

c) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô;

d) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V;

đ) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;

e) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng;

g) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng;

h) Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng”.

Trường hợp của bạn là đốt rẫy trái phép không đúng quy định của pháp luật theo đó bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về vấn đề này, hoặc có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này, cũng như phải bồi thường thiệt hại cho nhà bên cạnh nếu cơ quan chức năng chứng minh được hành vi của bạn gây nên hậu quả đã nói như trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quýkhách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư​ Hình sự – Công ty luật LVN Group