Tư vấn thủ tục nhập khẩu về nhà mẹ đẻ khi vợ bỏ đi  ?

Thưa Luật sư của LVN Group: Em kết hôn năm 2009, 2 năm sau do vợ chồng em không sinh được con, cuộc sống ngột ngạt nên em đi khỏi nhà chồng. Khoảng 1 năm sau đó, huyện nhà chồng em đổi từ huyện Mộc Châu thành huyện Vân Hồ. Khi kê khai lại hộ khẩu, nhân khẩu thì em không còn có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình chồng em nữa (vì thời điểm ấy em đã mất tích >1 năm rồi). Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi giờ em muốn nhập khẩu về nhà mẹ đẻ em thì em phải làm thế nào ạ, vì hộ khẩu của em bây giờ không thuộc địa phương nào quản lý ?
Em rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ!
-Lê Phương Thảo

Khoản 2 điều 20 Luật cư trú quy định:  Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; 

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; 

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; 

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu của cha mẹ đẻ. Để thực hiện nhập hộ khẩu thì bạn cần đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn để làm hồ sơ xin nhập hộ khẩu. 

Hồ sơ bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Giấy khai sinh.

– Văn bản đồng ý của chủ hộ khẩu

– Các giấy tờ khác nếu có yêu cầu.

Xin xác nhận về việc không có mặt tại địa phương ?

Kính gửi công ty Luật LVN Group, tôi đang làm thủ tục xin tuyên bố người mất tích (chị gái tôi). Nhưng bên Toà yêu cầu phải có xác nhận của công an về việc chị gái tôi bỏ nhà đi từ năm 1991. Nhưng tôi ra công an phường mà công an phường không xác nhận cho tôi. Vậy tôi muốn hỏi phải có căn cứ nào để xác nhận nội dung trên hay?
Trân trọng cám ơn!
-Vũ Hào Hiệp

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, để xin tòa án tuyên bố chị gái bạn mất tích thì trước hết bạn bạn cần phải có các tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc gia đình bạn đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Như vậy, bạn cần phải có xác nhận chị gái bạn đã rời khỏi nơi cư trú( chẳng hạn như lời khai của hàng xóm, tổ trường dân phố,…), đã thực hiện các biện pháp tìm kiếm và chứng minh chị gái bạn sau khi đi đã không có bất kỳ liên lạc nào với gia đình. Sau đó, bạn có thể làm hồ sơ để yêu cầu tòa án tuyên bố chị gái bạn mất tích. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Trong 10 ngày kể từ khi hết thời hạn tìm kiếm thì Tòa án sẽ mở phiên họp xét xử đối với yêu cầu của bạn.

Xin mẫu đơn tuyên bố mất tích ?

Anh ( chị ) có thể gửi cho em mẫu đơn tuyên mất tích được không ạ? Em muốn viết đơn yêu cầu tuyên bố mất tích mà không biết viết như thế nào. Em xin cam ơn.
-Anh Ngọc

Trả lời:

Về mẫu đơn xin tuyên bố mất tích, bạn có thể tham khảo mẫu tại công ty Luật LVN Group như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–***———

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/V: Tuyên bố mất tích)
                    Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN …………………, HÀ NỘI
Họ và tên người yêu cầu:……………………………………………………………. Sinh năm:………………….
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………….
Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………….
Họ và tên người liên quan:……………………………………………………………. Sinh năm:………………..
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………….
Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này, kính đề nghị Quí tòa xem xét và tuyên bố ông/bà ……………………….. mất tích. 

Cụ thể như sau:……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………….
1………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

Tài liệu kèm theo đơn:
–         ………………….(bản chính)
–         ………………….(bản sao)
–        …………………… (phô tô công chứng)
Hà Nội, ngày……tháng……năm 20…
Người yêu cầu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Yêu cầu công bố một người mất tích ?

Tôi có người chồng tên Trần Ngọc H bỏ nhà ra đi từ năm 1999, nay tôi yêu cầu hỗ trợ cho tôi về trường hợp công bố mất tích.
-Ngô Thị Thiên Hoa

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng của bạn đã bỏ nhà đi từ năm 1999 nay bạn muốn làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích.

Trước hết, để tòa án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố 1 người mất tích thì bạn cần có những tài liệu, chứng cứ để chứng minh chồng bạn mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm..

Sau khi đã có các tài liệu, chứng cứ chứng minh thì bạn tiến hành nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất tích tại tòa án nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để được giải quyết theo quy định của pháp luật. 

XIN HỎI VỀ LẬP CHỨNG CỨ ĐỂ XÁC NHẬN 1 NGƯỜI ĐÃ MẤT TÍCH ?

Xin hỏi văn phòng Luật sư của LVN Group, tôi hiện đang sống tại TPHCM, hiện tôi có bán 1 thửa đất nhưng đang thuộc quyền sở hữu của bố tôi. Nhưng ông đã bỏ nhà đi cách đây khoảng 2 năm, trong 2 năm vừa rồi tôi có đi tìm kiếm nhưng không thấy. Tôi không đăng báo hay đăng lên truyền hình tìm kiếm. Tôi có đọc trên trang web của văn phòng Luật sư của LVN Group thì thấy phải cần chứng cứ xác minh 1 một người đã mất tích nếu muốn sở hữu thửa đất đó. Vậy nếu bây giờ tôi muốn sở hữu thửa đất đó thì phải làm thế nào? Hồ sơ của tôi phải cần những gì?. Xin cám ơn !!!
-Le Phong Luu

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bố của bạn đã mất tích được 2 năm, bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố bố của bạn đã mất tích theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản được quy định như sau:

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Như vậy, nếu bạn được tòa án chỉ định là người quản lí tài sản của người bố đã mất tích thì bạn cũng chỉ được phép ” quản lí” mà không được quyền sở hữu mảnh đất do bố bạn đứng tên. Do đó, bạn sẽ không có quyền bán mảnh đất trên.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến hoạt động tuyên bố người mất tíchHãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn và giải đáp pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group