1. Khái niệm

Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp xử lí hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng đối với người thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đưa vào cơ sở giáo dục được áp dụng đối với các đối tượng có hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Không đưa vào cơ sớ giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục được lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lí của cơ sở giáo dục. Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong quyết định về việc đưa vào cơ sở giáo dục thì giám đốc cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục Quản lí trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Đưa vào trường giáo dưỡng (đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc) là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường. Đặc điểm của biện pháp đưa vào cơ sở giao dưỡng như sau:

Vì cũng là một biện pháp xử lý hành chính nên biện pháp đưa vào cơ sở giáo dưỡng mang đầy đủ đặc điểm của một biện pháp xử lý hành chính: là biện pháp áp dụng đối với những cá nhân vi phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Được áp dụng với những người trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi.

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính. Và người bị áp dụng biệp pháp xử lý hành chính có quyền thông qua người đại diện của mình hoặc chính mình để chứng minh mình không vi phạm quy định cảu pháp luật

Căn cư vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm của hành vi, nhân thân của người vi phạm có tình tiết tăng năng hay giảm nhẹ để quyết định thời hạn áp dụng biên pháp xử lý hành chính này.

Biện pháp xử lý hành chính đưa cá nhân vào cơ sở giáo dưỡng chỉ áp dụng với chủ thể là cá nhân, không áp dung với tổ chức hoặc người nước ngoài.

2. Đối tượng đưa (dưới 18) vào trường giáo dưỡng

Các đối tượng phải đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 gồm

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu tháng đến hai năm. Người bị đưa vào trường giáo dưỡng được học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lí, giáo dục của trường. Khi người bị đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định về việc đưa vào trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục Quản lí trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và gia đình người đó.

Sẽ không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

3, Thời hạn đưa người chưa thành niên vào cơ sở giao dưỡng là bao lâu

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.

4, Điều kiện áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng với người dưới 18 tuổi phạm tội ?

Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định “giáo dục tại trường giáo dưỡng” là biện pháp tư pháp duy nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy cần phải có kỉ luật chặt chẽ và cách li họ khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo thành công dân có ích cho xã hội.

Biện pháp “giáo dục tại trường giáo dưỡng” buộc người phạm tội phải chịu sự quản lí chặt chẽ và phải cách li khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hoá và nghề nghiệp. Tại đây, họ rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thửc pháp luật đầy đủ trong tương lai. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp bị áp dụng hình phạt tù.

4.1 Điều kiện áp dụng

Biện pháp này được áp dụng khi thấy môi trường cũ không có điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội; trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị hoặc em là người có tiền án hoặc người thường xuyên vi phạm pháp luật; bạn bè của người dưới 18 tuổi là người có nhân thân không tốt, đã ảnh hưởng xấu đến lối sống của họ; bản thân người dưới 18 tuổi không có chỗ học tập, lao động, sinh sống ổn định, đã sớm có lối sống không lành mạnh.

4.2 Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Khi đã chấp hành được ít nhất 1/2 thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của nhà trường, toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.

4.3 Những hành vi bị cấm trong việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính:

Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính, mà không theo tính chất, mức độ, nhân thân của người có hành vi vi phạm.

Không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với những trường hợp vi phạm cần phải áp dụng biện pháp này.

Giả mạo, làm sai lệnh hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục theo quy định.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản cuả người vi phạm, dung túng,bao che, hạn chế quyền của người vi phạm khi bi áp dụng biện pháp xử phạt hành chính.

Người vi phạm có hành vi chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định cua pháp luật hiện hành

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với những đối tượng có đầy đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự, có dấu hiệu hành vi che dấu tội phạm.

5, Trình tự thủ tục đưa người chưa thành niên có hành vi vi phạm vào cơ sở giáo dưỡng

Thứ nhất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định

Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng người chưa thành niên theo quy định bao gồm:

+có bản tóm tắt lý lịch;

+tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm;

+biện pháp giáo dục đã áp dụng;

+bản tường trình của người vi phạm,

+ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ,

+ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có)

+các tài liệu khác có liên quan;

Thứ hai, Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định

Lưu ý: Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó. (Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.)
Thứ ba, Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định phần thứ nhất và phần thứ hai này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp, trong 05 ngày.
Thứ tư, xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấ huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dưỡng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ hợp lệ
Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 99 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
(Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ).

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về trách nhiệm hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.