Đường bàng quan cộng đồng (community indifference curve) là đường mà dọc theo đó mỗi cá nhân trong cộng đồng nhận được mức ích lợi không đổi. Mỗi điểm trên một đường như thế biểu thị một tập hợp hàng hoá có thể phân phối cho các cá nhân sao cho duy trì được sự phân phối ích lợi cụ thể này. Khác với đường bàng quan cá nhân, đường bàng quan cộng đồng có thể cắt nhau. Vì có nhiều đường bàng quan đi qua một điểm bất kỳ nào đó trong không gian hàng hoá, nên có nhiều cách khác nhau để phân phối tập hợp hàng hoá đó. Nếu một đường nằm hoàn toàn ở phía ngoài một đường khác, thì điều này hàm ý ít nhất có một cá nhân thu được lợi ích cao hơn và không có cá nhân nào nhận được ít ích lợi hơn.

Hình 27. Đường bàng quan.

Kết hợp OA đơn vị hàng hoá X và OB đơn vị hàng hoá Y đem lại ích lợi cho người tiêu dùng đúng bằng kết hợp hàng hoá oc và OD. Đường bàng quan dốc xuống vì người tiêu dùng luùn luôn ưa thích số lượng nhiều hơn của cả hai hàng hoá. Đặc biệt, họ chỉ từ bỏ một hàng hoá nếu nhận được hàng hoá kia nhiều hơn, và tỏ ra bàng quan khi phải lựa chọn giữa điểm E (nhiều Xvà ít 7) và điểm F (ít Xvà nhiều y), đường cầu (demand curve) Đường phản ánh mối quan hệ giữa giá sản phẩm và lượng cầu về nó trong một thời kỳ như trong hình 28. Hầu hết các đường cầu đều xuống dốc bởi vì (a) khi giá hàng hoá tăng, người tiêu dùng có xu hướng thay thế sản phẩm này (bây giờ đã trở nên tương đối đắt hơn) bằng các sản phẩm khác; (b) khi giá hàng hoá giảm, qua đó làm tăng thu nhập thực tế của người tiêu dùng, họ có khả năng mua hàng hoá đó nhiều hơn. Trong một vài trường hợp, sản phẩm có đường cầu dốc lên.

Độ dốc của đường cầu biểu thị mức phân ứng của nhu cầu đối với những thay đổi của giá sản phẩm. Ví dụ, nếu sự cắt giảm giá cả chỉ dẫn đến sự gia tăng nhỏ của lượng cầu như trong trường hợp đường cầu rất dốc, thì nhu cầu được coi là không co giãn đối với giá cả.

Đường cầu tác động qua lại với đường cung để xác định giá và lượng cân bằng thị trường.

Hình 28. a) Đường cầu.

Nhu cầu là lượng một hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định. Nói đến nhu cầu, chúng ta thường ám chỉ đó là nhu cầu thực tế, có khả năng thanh toán, chứ không phải chỉ dựa trên nguyện vọng, mong muốn, Đường cầu đặc trưng của thị trường có hướng dốc xuống từ trái sang phải. Nó cho thấy lượng cầu lớn hơn khi giá cả giảm. (b) Sự dịch chuyển của đường cầu. Sự gia tăng thu nhập làm cho đường cầu dịch chuyển từ £>) đến Dj, do đó lượng cầu tăng từ OQi lên OQ2. Quy mô của sự dịch chuyển này phụ thuộc vào hệ số co giãn thu nhập của nhu cầu về hàng hoá.