Đường cầu dốc lên (upward-sloping demand curve) là đường cầu biểu thị mối quan hệ tỷ lệ thuận, chứ không phải tỷ lệ nghịch, giữa giá một sản phẩm và lượng cầu trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Hầu hết các đường cầu đều được thiết lập trên cơ sở giả định là người tiêu dùng hành động hợp lý khi mua sản phẩm và có hiểu biết hoàn hảo về giá cả và các đặc tính của sản phẩm. Nếu một trong những giả định này không đúng, đường cầu có thể dốc lên (và có thể ngả về phía sau) như trong hình 29b, chứ không dốc xuống một cách bình thường như trong hình 29a.

Trong hình 29a, khi giá tăng từ OPt đến OP2, lượng cầu sẽ giảm từ OQị xuống OQ2. Trong hình 29b, khi giá cả tăng từ OPị đến OP2. lượng cầu tăng từ OQS lên OQị. Nguyên nhân ở đây có thể là (1) tiêu dùng phô trương (hiệu ứng Veblen); (2) mọi người tin rằng khi giá cả tăng, chất lượng cũng tăng theo (tiền nào của ấy); (3) sản phẩm là hàng hoá Giffen.