Đường tổng cung (aggregate supply curve) là đường mô tả mối quan hệ giữa tổng cung và các nhân tố quyết định nó. Có 4 dạng đường tổng cung (AS) cơ bản sau đây:

1. Đường tổng cung của Keynes (ASK – hình 50a), tức đường tổng cung được xác định theo quan điểm của Keynes cho rằng tổng cung bị quy định bởi tổng cầu và giá cả không thay đổi. Trong mô hình xác định sản lượng cân bằng, dỏ là đường 451’, vì mọi điểm trên đường này đều có tính chất là tổng cung bằng tổng cầu và sản lượng cân bằng được xác định lại điểm đường tổng cầu cắt đường 45″. Trong mô hình tổng cung – tổng cầu (AS-AD). Đường tổng “cung là đường nằm ngang lại mức giá không đổi (P). Như vậy, dạng đường tổng cung này hàm ý khi có sự thay đổi của tổng cầu, san hạmg cân bằng thay đổi mà không ảnh hưởng gì tới mức giá.

Đường tổng cung cổ điển (ASị- hình 50a) hay còn gọi là (lường tổng cung dài hạn (LRAS – hình 50b). tức đường tổng cung được xác định iheo quan điểm cố điẻn cho rằng các thị trường luôn luôn cân bằng và sản lượng luôn luôn bằng mức tiềm năng. Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung được vẽ thẳng đứng lại mức sản lượng tiềm năng (Kp) hay sản lượng tự nhiên (K*). Như vậy, nếu giả định không có tăng trưởng kinh tế (sản lượng tiềm năng, tự nhiên không đổi), dạng đường tổng cung này hàm ý sự thay đổi của tổng cầu chỉ làm tăng mức giá, chứ không làm thay đổi sản lượng, vì sản lượng cân bằng phải luôn luôn bằng sản lượng tiềm năng, tự nhiên,

Đường tổng cung clìiêt trung (ASị: – hình 50a), tức đường tổng cung của những người theo quan điểm chiêi Irung, vừa chấp nhận quan điểm cổ điển, vừa chấp nhận quan điểm của Keynes. Họ cho rằng các quan điểm này quá cực đoan và không đúng với thực tế. Theo họ thì khi tổng cầu thay đổi, cả mức giá và sản lượng đều thay đổi, vì vậy họ chấp nhận đường tổng cung dốc lên.

-I. Đường tổng cung ngắn hạn (SPAS – hình 50b), tức đường tổng cung được thiết lập trên cơ sở giả định rằng khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng, giả cả sẽ tăng, khi sản lượng ỏ dưới mức sản lượng tiềm năng, giá cả sẽ giảm và giá cả không tăng mà cũng không giảm (bằng mức giá tự nhiên – p*) khi sản lượng bằng mức sản lượng tự nhiên. Dạng đường tổng cung này dịch chuyển theo thời gian, vì vậy nó được sử dụng để nghiên cứu quá trình điều chỉnh của nền kinh tế khi kết hợp với đường tổng cầu.

Hình 50. Các dạng đường tổng cung.