1. Vài nét về Edward Hastings Chamberlin

Edward Hastings Chamberlin (18 tháng 5 năm 1899 – 16 tháng 7 năm 1967) là một nhà kinh tế học người Mỹ. Ông sinh ra ở La Conner, Washington và mất ở Cambridge, Massachusetts.

Đầu tiền, Edward Hastings Chamberlin học tại Đại học Iowa (nơi ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Frank H. Knight), sau đó theo đuổi các nghiên cứu sau đại học tại Đại học Michigan, cuối cùng nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Harvard vào năm 1927.

Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Edward Chamberlin dạy kinh tế tại Đại học Harvard (1937–1967). Ông đã có những đóng góp đáng kể cho kinh tế vi mô, đặc biệt là về lý thuyết cạnh tranh, sự lựa chọn của người tiêu dùng và mối liên hệ của chúng với giá cả. Edward Chamberlin đã đặt ra thuật ngữ ” sự khác biệt của sản phẩm ” để mô tả cách một nhà cung cấp có thể tính một số tiền lớn hơn cho một sản phẩm so với mức cạnh tranh hoàn hảo cho phép.

Đóng góp đáng kể nhất của ông là lý thuyết cạnh tranh độc quyền của Chamberlinian. Chamberlin xuất bản cuốn sách Lý thuyết về cạnh tranh độc quyền vào năm 1933, cùng năm Joan Robinson xuất bản cuốn sách của cô về chủ đề tương tự: Kinh tế học của cạnh tranh không hoàn hảo , vì vậy hai nhà kinh tế học này có thể được coi là cha đẻ của nghiên cứu hiện đại về cạnh tranh không hoàn hảo. Cuốn sách của Chamberlain thường được so sánh với cuốn sách Kinh tế học của sự cạnh tranh không hoàn hảo của Robinson, trong đó Robinson đã đặt ra thuật ngữ ” độc quyền, “được sử dụng để mô tả người mua liên quan đến độc quyền người bán. Độc quyền thường được áp dụng cho người mua sức lao động, nơi người sử dụng lao động có quyền ấn định tiền lương cho phép họ thực hiện bóc lột Pigouvian và trả cho người lao động thấp hơn năng suất biên của họ. Robinson đã sử dụng phép đơn điệu để mô tả khoảng cách tiền lương giữa lao động nữ và nam giới có năng suất ngang nhau.

Chamberlin cũng được coi là một trong những lý thuyết gia đầu tiên áp dụng ý tưởng doanh thu cận biên, vốn nằm trong lý thuyết độc quyền của Cournot vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Chamberlin được cho là đã tiến hành “không chỉ thí nghiệm thị trường đầu tiên mà còn là thí nghiệm kinh tế đầu tiên dưới mọi hình thức”, với các thí nghiệm mà ông sử dụng trong lớp học để minh họa cách giá cả không nhất thiết phải đạt đến trạng thái cân bằng. Chamberlin kết luận rằng hầu hết giá cả thị trường được xác định bởi các khía cạnh độc quyền và cạnh tranh.

Lý thuyết của Chamberlin về cạnh tranh độc quyền được nhà xã hội học Harrison White sử dụng trong mô hình “thị trường từ mạng lưới” của ông về cấu trúc thị trường và cạnh tranh.

Các tác phẩm của Chamberlin, Robinson và những người đóng góp khác cho Mô hình Cấu trúc-Ứng xử-Hiệu suất đã bị các nhà lý thuyết trò chơi giảm giá mạnh vào những năm 1960, nhưng người đoạt giải Nobel Paul Krugman và những người khác đã xây dựng nền tảng của Lý thuyết Mới về Thương mại Quốc tế bằng cách kết hợp lý thuyết về cơ cấu công nghiệp với các chức năng sản xuất giả định tính kinh tế đáng kể theo quy mô và phạm vi.

2. Dị biệt hóa sản phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong lý thuyết cạnh tranh độc quyền mới của Chamberlin là hầu hết doanh nghiệp đều tham gia không những cạnh tranh về giá mà còn cạnh tranh phi giá cả. Mặc dù phần lớn doanh nghiệp tồn tại trên thị trường (yếu tố cạnh tranh trong cạnh tranh độc quyền), mỗi doanh nghiệp theo Chamberlin đều có một sản phẩm hay thuận lợi độc đáo khiến cho doanh nghiệp ấy có một số kiểm soát về giá (yếu tố độc quyền trong cạnh tranh độc quyền). Mỗi người bán vì yếu tố độc quyền này, đều có khả năng thay đổi giá.

Thế những yếu tố độc quyền này là yếu tố gì? Sraffa mô tả một số theo cách chung, như chúng ta chứng kiến, nhưng Chamberlin lưu ý đặc biệt đến những khoản như bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu và không gian kinh tế (nghĩa là nơi sản phẩm giống hệt nhau nhưng là nơi người mua, vì khoảng cách liên quan, sẽ là những là những người địa phương trung thành). Chamberlin giải thích rõ ràng tính chất kép trong hầu hết thị trường:

“Trong lĩnh vực “sản phẩm” dị biệt hóa bằng tình huống vây quanh việc kinh doanh của họ, chúng ta nói rằng, như trong trường hợp giấy chứng nhận độc quyền và thương hiệu, rằng cả yếu tố độc quyền lẫn cạnh tranh đều có mặt. Lĩnh vực thường được xem mang tính cạnh tranh, tuy nhiên khác nhau về mức độ với các yếu tố khác ngay lập tức được xếp loại như độc quyền. Trong bán lẻ, mỗi “sản phẩm” mang lại tính độc đáo bằng tính chất cá nhân của việc hình thành trong đó sản phẩm bán ra kể cả địa điểm của nó (cũng như bằng thương hiệu, khác biệt về chất lượng, v.v…), đáy chính là khía cạnh độc quyền của nó. Mỗi sản phẩm là đối tượng cạnh tranh của “sản phẩm” khác được bán ra trong những điều kiện khác nhau và ở các địa điểm khác nhau, đây là khía cạnh độc quyền của nó. đây, và nơi khác trong lĩnh vực dị biệt hóa sản phẩm, cả độc quyền lẫn cạnh tranh luôn có mặt (The Theory of Monopolistic Competition, trang 63).

3. Ví dụ minh họa

Có nhiều ví dụ minh họa cho lý thuyết của Chamberlin. Như khi uống thuốc aspirin (không xét vấn đề liệu tất cả viên thuốc aspirin có như nhau hay không). Hiện có vô số nhãn hiệu: Advil, Empirin, Bufferin, Cope, Bayer và rất nhiều nhãn hiệu khác nữa. Qua quảng cáo và đóng gói, mỗi nhãn hiệu hình thành và dị biệt hóa, vì thế tạo ra một thị trường gồm những người mua có nhu cầu một sản phẩm đặc biệt. Tùy theo khuôn khổ và cường độ nhu cầu trong một trường hợp đặc biệt bất kỳ, người bán định giá độc quyền khác với giá của đối thủ mình. Mặc dù nhiều thuốc thay thế cạnh tranh với số tiền bỏ ra mua thuốc của người tiêu dùng, dị biệt giá vẫn tồn tại.

Những dị biệt này dĩ nhiên có thể tồn tại cho dù tất cả các viên aspirin có giống nhau hay không. Dị biệt hóa sản phẩm, nói cách khác thuyết phục người tiêu dùng rằng sự dị biệt đang tồn tại, thậm chí trong thực tế không có. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng thêm sự trung thành của người mua và số lượng người mua sản phẩm. Bằng cách này, lợi nhuận gia tăng (ít nhất trong ngắn hạn).

4. Dị biệt hóa sản phẩm có thể ở dạng khác – không gian kinh tế

Dị biệt hóa sản phẩm, như Chamberlin đưa ra trong trích dẫn trên, có thể ở dạng khác – không gian kinh tế. Địa điểm cũng góp phần tạo nên sự khác biệt sản phẩm của người bán. Giả sử năm hiệu thuốc tồn tại trong một thành phố lớn và cứ cho rằng đều có cách phục vụ và dải sản phẩm như nhau. Mặc dù sản phẩm – hiệu thuốc – có vẻ như nhau trong mọi phương diện, Chamberlin chỉ rõ rằng chúng đều dị biệt địa điểm. Mức độ độc quyền và mức độ tự do mà bất kỳ hiệu thuốc có thể định giá tùy thuộc số lượng và mức độ phân tán của những người có nhu cầu mua thuốc, cũng như đối với địa điểm của những người bán cạnh tranh. Lúc ấy địa điểm là bộ phận khăng khít của dị biệt hóa sản phẩm.

Có thể viện dẫn vô số ví dụ dị biệt hóa khác. Ô tô dị biệt hóa, nhưng khả năng thay thế vẫn tồn tại. Đồ gỗ gia dụng, kem đánh răng, các nhà cung cấp nguyên liệu thô giống hệt nhau nhưng dị biệt về địa điểm, gốm sứ mỹ nghệ, tiệm tạp hóa ở hàng xóm, quần áo, v.v… tất cả đều là những thị trường dị biệt hóa. Quan điểm của Chamberlin được hình thành và tóm tắt như sau: Trong thực tế không hề có thị trường mà không mang đặc điểm yếu tố độc quyền. Những yếu tố độc quyền này được biểu thị bằng một số hình thức dị biệt: sản phẩm, địa điểm, hay dịch vụ. Thực tế này có nghĩa mỗi người bán có một sự kiểm soát nào đó đối với giá, cho dù nhỏ đi nữa. Khi khả năng thay thế nhiều (ít) tồn tại, nhu cầu về sản phẩm co dãn nhiều sản phẩm cạnh tranh thay thế khác) xem tình hình như thế nào? Dựa vào tất cả doanh nghiệp trong nhóm sản phẩm của mình sản xuất hàng hóa có thể thay thế, người bán nghĩ anh ta có thể tăng doanh số đáng kể bằng cách giảm giá Ptf Người bạn cũng nghĩ rằng sự giảm doanh số đáng kể sẽ sinh ra từ việc anh ta nâng giá cao hơn PM, thế nhưng vì anh ta nghĩ không có đối thủ nào theo sau. Vì thế, cứ cho rằng người bán nghĩ rằng hành động của anh ta đối thủ không để ý, đường cong cầu của doanh nghiệp sẽ là dd.

Tuy nhiên, vấn đề không đáng kể làm cho giả định của cá nhân người bán không có lý do xác đáng. Nếu người bán điển hình của chúng ta thu lợi từ giảm giá, thì đối thủ của anh ta cũng như thế, cứ cho rằng như Chamberlin đã làm, rằng phí tổn đối với mọi doanh nghiệp đều như nhau. Vì thế hy vọng hợp lý là các đối thủ độc quyền sẽ có động cơ để giảm giá. Nếu tất cả giá giảm so với sự giảm giá của người bán điển hình của chúng ta, thì doanh số sẽ mở rộng đến doanh nghiệp chỉ từ sự giảm giá chung chứ không phải bằng phí tổn mà đối thủ của anh ta phải trả. DD mô tả đường cong cầu, dựa vào các doanh nghiệp cạnh tranh theo sau hành động giá của bất cứ doanh nghiệp khác.

Cả hai đường cong ddDD vẽ ra trong giả định rằng chi phí quảng cáo mức không đổi đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang nghiên cứu gia tăng số lượng quảng cáo cạnh tranh của mình, dựa vào tình hình các doanh nghiệp khác không phản ứng tương tự , hàm số nhu cầu của doanh nghiệp trong Hình 18-1 sẽ chuyển sang phải, lợi nhuận sẽ gia tăng. Chi phí quảng cáo đối với doanh nghiệp sẽ tối ưu khi 1 đô-la giá bán bổ sung cộng thêm đúng 1 đô-la thu nhập của doanh nghiệp.

5. Mốt số tác phẩm chính của Edward Chamberlin

“Duopoly: Giá trị mà ít người bán”, 1929, QJE

“Lý thuyết về cạnh tranh độc quyền: Định hướng lại của lý thuyết giá trị”, Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1933 lần đầu xuất bản. & Năm 1962 xuất bản lần thứ 8.

“Tỷ lệ, tính phân chia và tính kinh tế của quy mô”, 1948, QJE

“Một thị trường không hoàn hảo thử nghiệm”, 1948, JPE

“Tính không đồng nhất của sản phẩm và chính sách công”, 1950, AER

Cạnh tranh độc quyền được xem xét lại , 1951

“Tác động của lý thuyết độc quyền gần đây đối với hệ thống Schumpeterian”, 1951, REStat

“Chi phí đầy đủ và Cạnh tranh độc quyền”, 1952, EJ

“Sản phẩm như một biến số kinh tế”, 1953, QJE

“Một số khía cạnh của cạnh tranh phi giá”, 1954, tại Huegy, chủ biên, Vai trò và bản chất của cạnh tranh

“Đo lường mức độ độc quyền và cạnh tranh”, 1954, trong Chamberlin, chủ biên, Độc quyền và cạnh tranh và quy định của chúng

“Sức mạnh độc quyền của lao động”, 1957, ở Wright, chủ biên, Impact of the Union

“Về nguồn gốc của độc quyền”, 1957, EJ

Hướng tới một lý thuyết tổng quát hơn về giá trị , 1957

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)