NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Giải pháp phòng tránh, hạn chế rủi ro trước khi ký kết hợp đồng:

1.1. Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định:

Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.

Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng luôn thận trọng, chính xác, đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc lợi dụng các sơ hở của bên đối tác để vi phạm hợp đồng.

Vì vậy việc tìm hiểu kỹ toàn diện các quy định của pháp luật về hợp đồng và có liên quan đến lĩnh vực mà mình tham gia giao dịch là điều cần làm đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

1.2Nhờ Luật sư của LVN Group, luật giahoặc người có kinh nghiệm

Nhờ Luật sư của LVN Group, luật giahoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp đồng, tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng:

Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì tổ chức Luật sư của LVN Group, luật gia cũng phát triển và vai trò của Luật sư của LVN Group, luật gia trong đời sống xã hội nói chung và trong các hoạt động kinh doanh – thương mại và giao dịch dân sự trở nên rất quan trọng (ở nước Mỹ có trên một triệu Luật sư của LVN Group).

Việc nhờ Luật sư của LVN Group, luật gia cố vấn từ khi soạn thảo, ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng, có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu.

Luật gia, Luật sư của LVN Group là những người có chuyên môn về pháp luật, có khả năng sử dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp người tham gia giao dịch dân sự, kinh doanh – thương mại soạn thảo một hợp đồng đạt được yêu cầu và khi ký kết thì các bên có thể vững tin. Tất nhiên, Luật sư của LVN Group, luật gia ấy phải là người có chuyên môn, kinh nghiệm, đáng tin cậy.

Với sự giúp đỡ của Luật sư của LVN Group, luật gia thì người tham gia giao dịch dân sự, kinh doanh – thương mại có thể yên tâm là mình đang ở trong một hành lang pháp lý an toàn.

1.3Phòng tránh rủi ro do không tìm hiểu năng lực chủ thể kí kết và thiếu thẩm định năng lực tài chính, uy tín của đối tác

Nếu doanh nghiệp không muốn “giao trứng cho ác” thì nhất thiết phải tìm hiểu kỹ đối tác mà mình đang dự định sẽ đàm phán và soạn thảo hợp đồng. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin liên quan đến hai vấn đề chính:

Thứ nhất, đối tác có năng lực chủ thể để đàm phán và soạn thảo hợp đồng hay không? Điều này đặc biệt quan trọng cho doanh nghiệp khi đặt bút kí vào hợp đồng thương mại sau khi đã đàm phán và soạn thảo thành công. Chúng ta sẽ yêu cầu phía đối tác xuất trình giấy tờ pháp lý để chứng minh rằng đối tác có thẩm quyền giao dịch với chúng ta trên cơ sở: giấy đăng kí kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền) hợp pháp. Nếu chúng ta không xem xét vấn đề này, khi các bên tận tâm và thiện chí thực hiện hợp đồng thì không có gì đáng nói, nhưng khi đối tác không có sự thiện chí, họ có thể viện lý do không đủ năng lực kí kết hợp đồng để rũ bỏ trách nhiệm sau này.

Thứ hai, khi tiến hành đàm phán và soạn thảo hợp động thương mại, phía doanh nghiệp cần thẩm định khả năng tài chính cũng như uy tín của đối tác. Chúng ta luôn phải đặt những câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau: Hiện tại đối tác của chúng ta có đủ năng lực về tài chính hay không? Nếu bị thâm hụt vốn, khả năng phục hồi của đối tác như thế nào? Đối tác có uy tín và tên tuổi gì trên thị trường hay chưa?,…; Việc trả lời các câu hỏi đó sẽ là cơ sở để đánh giá tiềm năng lợi ích sau này khi chúng ta đã kí kết hợp đồng thương mại thành công. Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho phép doanh nghiệp đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác, từ đó doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn cần thiết là có nên tiếp tục đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại hay không?

1.4 Phòng tránh rủi ro do không lường trước và tính toán được biến động thị trường và giá cả

Mục đích cuối cùng của việc đàm phán và sọn thảo hợp đồng thương mại đó là xác lập giao dịch thương mại để tìm kiếm lợi nhuận, không chỉ lợi nhuận trước mắt mà còn cả những giá trị lợi nhuận tiềm năng sau này. Đó mới là một mục đích kinh doanh thương mại bền vững. Khi tiến hành đàm phán và soạn thảo hợp đồng, điều mà các bên doanh nghiệp và đối tác đặc biệt quan tâm đó là những biến động thị trường và giá cả của sản phẩm hành hóa dịch vụ. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng ít được doanh nghiệp quan tâm, chỉ vì lo vun vén cái lợi trước mắt mà bỏ mặc những lợi ích có thể khai thác sau này. Quan niệm “Xanh nhà hơn già đồng” dường như ăn sâu vào tiềm thức của các chủ thể kinh doanh.

Thứ nhất, về giá cả, doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi: Giá cả của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa này như thế nào? So với thị trường thì mức giá này chênh lệch ra sao? Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tương thích với mức độ giá cả của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay không? Giá này có bao gồm các chi phí phát sinh và nghĩa vụ tài chính hay chưa?

Thứ hai, về sự biến động thị trường, doanh nghiệp cần định hình rằng: Loại sản phẩm, hàng hóa dịch vụ này có chịu sự tác động của thị trường hay không? Tác động đến mức độ nào? Khi có sự biến động giá cả, làm cách nào để hạn chế sự thâm hụt về tài chính cũng như có khả năng thu hồi vốn mà không bị lỗ? Nên thỏa thuận về các khoản chi phí phát sinh khi thực hiện hợp đồng như thế nào? Ví dụ, đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh, một bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất (60%) , một bên góp vốn bằng vật liệu xây dựng (40%). Khi thị trường biến động, bất động sản bị đóng băng và trì trệ trong khi đó giá nguyên vật liệu xây dựng lại leo thang thì tỷ lệ vốn góp đã có sự thay đổi. Khi đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại về vấn đề này, các bên cần dự liệu rằng, có thể điều chỉnh tỷ lệ vốn góp khi giá thị trường thay đổi hay không? Tính toán được bước đó, doanh nghiệp sẽ không bị thiệt hại về mặt tài chính cũng như hạn chế được nhưng xung đột phát sinh từ việc không điều chỉnh được tỷ lệ vốn góp.

1.5Phòng tránh rủi ro do vô hiệu hợp đồng thương mại (hình thức và nội dung)

Hợp đồng thương mại hay những hợp đồng dân sự khác, cũng bị vô hiệu do vi phạm hình thức cũng như nội dung.

Về hình thức, hợp đồng thương mại bao gồm hợp đồng miệng, hợp đồng hành vi và hợp đồng văn bản. Tuy nhiên, đối với những lĩnh vực đặc thù mà giá trị tài sản lớn hoặc dễ phát sinh tranh chấp, nhà nước bắt các bên giao kết hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung phải xác lập dưới hình thức bằng văn bản cũng như có sự chứng kiến, công chứng hoặc chứng thực theo thủ tục mà pháp luật quy định. Đặc biệt, đối với hợp đồng ngoại thương, việc phát sinh tranh chấp từ hợp đồng không chỉ trong phạm vi lãnh thổ mà còn liên quan tới các tổ chức, cá nhân nước ngoài nên hợp đồng thương mại bắt buộc phải xác lập dưới dạng văn bản (các giấy tờ, fax, telex, điện tín,…). Theo pháp luật Việt Nam, khi có sự vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng, một bên khởi kiện ra tòa, tòa sẽ không tuyên bố hợp đồng vô hiệu ngay mà để cho các bên một thời gian hợp lý để xác lập và chỉnh sửa lại mặt hình thức nếu như các bên có ý định tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, một khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” các bên mới gõ của tòa án thì câu chuyện ngồi lại với nhau để kí xác lập lại hình thức của hợp đồng thương mại là một câu chuyện không tưởng. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro pháp lý này, doanh nghiệp nên lựa chọn loại hợp đồng bằng văn bản và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của loại hợp đồng này. Ví dụ như hợp đồng đại diện thương nhân, bắt buộc phải xác lập dưới dạng văn bản.

Về nội dung hợp đồng, doanh nghiệp cần chú ý tới đối tượng của hợp đồng thương mại.

2. Phòng tránh, hạn chế rủi ro trong quá trình soạn thảo hợp đồng

Bằng việc hiểu rõ đối tác, hàng hóa – dịch vụ – công việc của hợp đồng, nắm rõ các quy định của pháp luật và sự hỗ trợ cố vấn của Luật sư, hợp đồng thương mại đã có thể bắt đầu được bắt tay vào soạn thảo. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không đáng có sau khi tất cả đã “giấy trắng mực đen”, “bút sa gà chết”, khi soạn thảo hợp đồng vẫn cần phải chú ý những điểm sau đây:

Về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng: Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với một doanh nghiệp nước ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, những người liên quan trực tiếp đến quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng còn phải rà soát, lưu ý đến toàn bộ những văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung, lĩnh vực của hợp đồng.

– Bảo đảm về mặt hình thức của hợp đồng: Trước hết về hình thức hợp đồng phải được bảo đảm đúng pháp luật. Những loại hợp đồng nào được pháp luật quy định lập thành văn bản thì phải triệt để tuân thủ. Nếu có quy định phải đăng ký (như đối với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì bắt buộc phải thực hiện. Thêm vào đó, dù luật không quy định thì cũng nên xác lập hợp đồng bằng văn bản để tăng tính đảm bảo của hợp đồng.

– Nội dung của hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác:

+ Chủ thể: các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.

+ Ngôn ngữ, văn phong: bảo đảm ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một nghĩa mà thôi.

+ Giải thích thuật ngữ: Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại, thông lệ, tập quán và pháp luật quốc tế, có nhiều nội dung hợp đồng như hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng thuê hàng hoá v.v… là những hợp đồng mang tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành đặc thù. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học là là cần thiết nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về cách hiểu của nội dung đó cũng như kiểm soát được tình trạng áp dụng tuỳ tiện các điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.

+ Để phòng tránh rủi ro ở mức tối thiểu, trong hợp đồng lúc nào cũng cần phải có Điều khoản quy định về phạt vi phạm; trường hợp bất khả kháng và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên.

Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đây là các trường hợp thường gặp làm cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình.Trên thực tế, nếu không thoả thuận rõ về bất khả kháng thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.

Điều khoản giải quyết tranh chấp: Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật.

3.Kết luận

Qua quá trình phân tích các yếu tố rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng, chúng ta có thể đề ra những biện pháp phòng tránh cụ thể cho từng loại rủi ro. Khi đó, khi tiến hành đàm phán và soạn thảo hợp đồng, chúng ta không chỉ hạn chế những rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta, mà với ý nghĩa hơn thế nữa, chúng ta cũng phải lường trước cho đối tác những rủi ro pháp lý cần phải tránh để hạn chế những tranh chấp bất đồng xảy ra sau khi kí kết hợp đồng thương mại, trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Để đạt được hiệu quả của công việc cũng như hạn chế thấp nhất những rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại, các bên phải tận tâm và thiện chí, trung thực và hòa hảo khi hợp tác làm ăn với nha., phải coi nhau cùng hội cùng thuyền để củng cố vào mối quan hệ lâu dài và bền vững sau này.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group