Edward Hastings Chamberlin (18 tháng 5 năm 1899 – 16 tháng 7 năm 1967) là một nhà kinh tế học người Mỹ. Ông sinh ra ở La Conner, Washington và mất ở Cambridge, Massachusetts.
Chamberlin học đầu tiên tại Đại học Iowa (nơi ông chịu ảnh hưởng của Frank H. Knight), sau đó theo đuổi các nghiên cứu sau đại học tại Đại học Michigan, cuối cùng nhận bằng Tiến sĩ. từ Đại học Harvard vào năm 1927.
1. Giải pháp tiếp tuyến
Hãy cùng thỏa luận “giải pháp tiếp tuyến” nổi tiếng của Chamberlin đối với mô thức thị trường cạnh tranh độc quyền. Một khi mô tả giải pháp của ông thì lúc đó đồng nghĩa với việc kết luận tương phản với kết luận cạnh tranh hoàn toàn theo mô thức Marshall.
Chamberlin tập trung vào doanh nghiệp đơn nhất trong công nghiệp gồm nhiều người bán đang sản xuất và bán các sản phẩm liên quan mật thiết và có thể thay thế. Mỗi người bán đều có kiểm soát nhất định đối với giá cả.
Quảng cáo rất quen thuộc với khán giả truyền hình và luôn bị khán giả than phiền rằng không hấp dẫn, thú vị, thiếu tính thông tin. Nội dung của những quảng cáo như thế là nhằm chuyển đường cong cầu của hàng hóa quảng cáo sang phải, bằng chi phí phải trả của hàng hóa thay thế nhóm sản phẩm. Quảng cáo như thế phân phối nhu cầu trong số những người bán cạnh tranh, nhưng trừ phi tiết kiệm tiêu dùng giảm thì không làm tăng tổng nhu cầu. Tóm lại, quảng cáo đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và duy trì sự dị biệt hóa sản phẩm trong doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền.
2. Hai đường cong cầu của Chamberlin
Lúc này phải xét tình hình nhu cầu thực sự mà doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền đang đối mặt. Chamberlin mô tả doanh nghiệp đang thực sự đối mặt với nhau đường cong cầu, mặc dù ông xử lý như thể chỉ có liên quan đến một đường. Đồ thị giải thích phát biểu khó hiểu của ông. Đồ thị mô tả hai hàm số cầu DD và dd, giao nhau ở điểm c. Cả hai hàm này đều dốc âm vì doanh nghiệp được cho rằng có một số kiểm soát giá cả. Giả sử doanh nghiệp ấy nằm trong thị trường cạnh tranh độc quyền, ấn định giá PM và số lượng bán QM. Doanh nghiệp (sản phẩm của nó đối mặt với nhiều (ít) hơn, tạo cho cá nhân người bán có sự kiểm soát nhiều (ít) hơn đối với giá. Trong khi Marshall xem giá cả như một biến số duy nhất phân tích trong lý thuyết giá trị, thì Chamberlin xét cả giá lẫn bản thân sản phẩm như các biến số nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp trong thị trường mang yếu tố cạnh tranh lẫn độc quyền.
3. Quảng cáo: Phương pháp của sự dị biệt hóa
Phân tích sau đây sẽ tiết lộ quảng cáo cạnh tranh phần lớn là không cần thiết trong cạnh tranh thuần túy hay độc quyền thuần túy (một người bán đơn nhất không có sự thay thế). Người bán cạnh tranh thuần túy được cho là tạo ra sản phẩm đồng nhất và có khả năng bán đầu ra của doanh nghiệp ở giá thị trường nhất định. Không cần phải quảng cáo, nếu làm thế, doanh nghiệp, bằng cách tăng phí tổn, sẽ rời bỏ kinh doanh. Thực ra, trong phát biểu có hệ thống nhất, nhu cầu được đưa ra, và kiến thức hoàn hảo được xem là thắng thế. Qua định nghĩa, thì một nhà độc quyền thuần túy không đối mặt với đối thủ hay người thay thế, không cần quảng cáo và giảm lợi nhuận khi làm như thế.
Tuy nhiên, Chamberlin thừa nhận quảng cáo là cách làm của sự cạnh tranh độc quyền, ông gộp vô số thứ vào cái ông gọi là “giá bán”. Theo ông:
“Việc quảng cáo tất cả hàng hóa, lương của nhân viên bán hàng và chi phí cho bộ phận kinh doanh, biên tế dành cho người bán (lẻ và sỉ) để gia tăng cố gắng của họ ủng hộ hàng hóa cụ thể, trưng bày hàng trong tủ kính, trưng bày hàng mới, v.v… là tất cả phí tổn thuộc loại này” (The Theory of Monopolistic Competition, trang 117). Mục đích của tất cả các giá bán này đã rõ: nhằm thay đổi vị trí và/hoặc tính co dãn của hàm cầu trong doanh nghiệp.
Lý lẽ của cá nhân doanh nghiệp đối với quảng cáo rất hiển nhiên:
“Chuyển sang bên phải đường cong cầu dành cho sản phẩm được quảng cáo bằng cách phát triển kiến thức về việc sản phẩm đang tồn tại, bằng cách mô tả nó, và bằng cách đề xuất hiệu dụng mà nó cung cấp cho người mua” (The Theory of Monopolistic Competition, trang 119).
Ngoài ra, Chamberlin khẳng định quảng cáo ảnh hưởng đến nhu cầu bằng cách sử dụng nhu cầu. Một số quảng cáo không đơn thuần là mang tính thông tin mà còn mang tính cạnh tranh trong cố gắng sắp xếp lại nhu cầu.
4. Phân tích đồ thị
Ở giá P1 và đầu ra Q, mỗi người bán sẽ có lợi nhuận ABC Pr. Nếu một người bán hạ giá thấp hơn p và người bán đối thủ hạ giá tiếp theo sau, hàm số dd sẽ trượt xuống hàm DD cho đến khi giao nhau (sơ đồ mới d’d’) DD ở điểm E.
Nhóm có nhiều người bán nên giả định rằng hành động giá của anh ta không gợi ra bất cứ phản ứng nào từ lĩnh vực cạnh tranh. Tóm lại, anh ta xem đường cong cầu như dd hay d’d’ và giả định rằng mức độ dị biệt hóa sản phẩm được xác định, anh sẽ vận dụng giá để tăng lợi nhuận. Chamberlin cho rằng sự tồn tại của doanh nghiệp điển hình, không giống như Marshall, sao cho phí tổn và nhu cầu của mọi doanh nghiệp được xử lý như nhau.
Mô thức tái tạo đường cong cầu, như mô thức (dd, d’ d’ và DD) cũng như phí tổn trung bình dài hạn LRAC. Cứ để cho người bán điển hình của chúng ta (nghĩa là 100 người bán) tự tìm thấy chính mình ở điểm giao nhau của các đường cong dd và DD (điểm C), tính giá Pj và số lượng sản xuất Qr Mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất cùng một giá và số lượng, và thu lợi nhuận ABCPj. Lúc này hãy xét biện pháp trong đó bất cứ doanh nghiệp cũng xem xét tình hình. Người bán nghĩ rằng, hóa ra là sai lầm, khi doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận của mình bằng cách hạ giá, nghĩa là doanh nghiệp cho rằng đường cong cầu dd liên quan với việc đối thủ của mình không giảm giá như mình. Nhưng mỗi doanh nghiệp thực ra giảm giá, và thay vì mở rộng dọc theo đường cong dd, doanh nghiệp lại mở rộng dọc theo DD.
Mỗi người bán tiếp tục cho rằng anh ta sẽ gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm giá, và mỗi người đều làm như thế. Hàm d’d’ tiếp tục trượt xuống hàm DD cho đến khi nó (lúc này là d’d’ chấm chấm) giao nhau với DD ở điểm E. Đây là đường cong cầu của doanh nghiệp tiếp tuyến với phí tổn trung bình dài hạn và lợi nhuận kinh tế bị loại trừ. Nếu hàm d’d’ chấm chấm rơi xuống bên dưới vị trí của nó thì lỗ lãi tiếp theo sau và giá cả tăng cao. Tóm lại, cân bằng tiếp tuyến ổn định, số lượng lớn hơn Q2 sẽ tạo ra lỗ lã cho doanh nghiệp vì phí tổn bình quân dài hạn lớn hơn thu nhập hay nhu cầu bình quân dài hạn. Cân bằng của Chamberlin tồn tại độc đáo ở tiếp tuyến d’d’ với LRAC đồng thời ở điểm giao nhau giữa d’d’ và DD.
5. Cạnh tranh độc quyền: Lãng phí tài nguyên?
Phí tổn thường tăng cao trong cạnh tranh độc quyền là do ảnh hưởng kinh tế của nó không hiệu quả so với ảnh hưởng của cạnh tranh hoàn toàn hoặc thuần túy. Nhất là, người ta cho rằng vốn dư thừa tồn tại trong cân bằng cạnh tranh độc quyền. Chúng ta hãy xét tính chất của phí tổn.
Hàm LRAC thường gọi là đường cong “bao” hay khúc tuyến “kế hoạch”, bao gồm một loạt các tiếp tuyến điểm nằm trên đường cong phí tổn bình quân ngắn hạn. SRAC1 và SRAC2 là hai đường cong ngắn hạn như thế, và để đơn giản hóa cứ cho rằng giữa hai đường cong hình chữ u ngắn hạn bất kỳ có thể vẽ đường cong khác với mức độ không đáng kể trong quy mô nhà máy. Doanh nghiệp đang sản xuất tỉ lệ đầu ra tối ưu khi nó sử dụng quy mô nhà máy hiện hữu (nghĩa là tài nguyên hiện có đã đầu tư) để sản xuất với phí tổn sản xuất bình quân thấp hơn. Dựa vào quy mô nhà máy được tượng trưng bằng SRACp tỉ lệ đầu ra tối ưu này sẽ là Do đó, từ quan điểm doanh nghiệp này, đầu ra Qm là tình trạng cân bằng tối đa hóa lợi nhuận, từ quan điểm xã hội, nhà máy đang được sử dụng quá thấp trong đó không sản xuất ra QmQm2.
Lý do thứ hai cho rằng tính không hiệu quả của sự cạnh tranh độc quyền là nó không tạo ra tỉ lệ đầu ra tối ưu, nghĩa là, sự cạnh tranh đạt đến quy mô tối ưu của nhà máy từ quan điểm xã hội. Đường cong cầu của doanh nghiệp, nhắc lại, là nằm ngang hay co dãn vô định, dựa vào sự cạnh tranh không hoàn toàn. Đường cong cầu như thế miêu tả trong Hình 18-3 là Pdc nằm ngang. Đầu ra dài hạn đối với doanh nghiệp cạnh tranh thuần túy sẽ là Qc, tương ứng với cả hai tỉ lệ đầu ra tối ưu và quy mô tối ưu của nhà máy xét từ quan điểm xã hội. Vì thế, có thể cho rằng, sự lãng phí tồn tại vì hai lý do: (1) vì doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền không sử dụng tài nguyên hiện có của nó để sản xuất một tỉ lệ đầu ra tối ưu cho xã hội và (2) vì quy mô tối ưu của nhà máy từ quan điểm xã hội là không thể mang lại kết quả dị biệt hóa sản phẩm, tạo ra một hàm cầu dốc âm. “Khả năng xã hội quá mức” lúc ấy tính bằng QmQc.
Tuy nhiên, Chamberlin không đồng ý với kết luận này. Dị biệt hóa sản phẩm tạo ra tính đa dạng và mở rộng sự liên tục lựa chọn của người tiêu dùng. Chắc chắn sự so sánh lợi ích xã hội trong cạnh tranh thuần túy và cạnh tranh độc quyền phải tính đến sự khác biệt quyết định này. Tính đa dạng cũng đáng mong muốn, nghĩa là có hiệu dụng vì lợi ích của riêng nó, và sự đa dạng như thế không thể là đầu ra đồng nhất trong cạnh tranh hoàn toàn. Phúc lợi xã hội gia tăng từ tính đa dạng mà cạnh tranh độc quyền tượng trưng sẽ lớn hơn tổn thất dưới dạng khả năng xã hội quá mức mà mô hình xã hội cần phải có. Lý thuyết gia chỉ có thể tự biện.
6. Các tác phẩm chính của
– “Duopoly: Giá trị mà ít người bán”, 1929, QJE
– “Lý thuyết về cạnh tranh độc quyền: Định hướng lại của lý thuyết giá trị”, Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1933 lần đầu xuất bản. & Năm 1962 xuất bản lần thứ 8.
– “Tỷ lệ, tính phân chia và tính kinh tế của quy mô”, 1948, QJE
– “Một thị trường không hoàn hảo thử nghiệm”, 1948, JPE
– “Tính không đồng nhất của sản phẩm và chính sách công”, 1950, AER
– Cạnh tranh độc quyền được xem xét lại , 1951
– “Tác động của lý thuyết độc quyền gần đây đối với hệ thống Schumpeterian”, 1951, REStat
– “Chi phí đầy đủ và Cạnh tranh độc quyền”, 1952, EJ
– “Sản phẩm như một biến số kinh tế”, 1953, QJE
– “Một số khía cạnh của cạnh tranh phi giá”, 1954, tại Huegy, chủ biên, Vai trò và bản chất của cạnh tranh
– “Đo lường mức độ độc quyền và cạnh tranh”, 1954, trong Chamberlin, chủ biên, Độc quyền và cạnh tranh và quy định của chúng
– “Sức mạnh độc quyền của lao động”, 1957, ở Wright, chủ biên, Impact of the Union
– “Về nguồn gốc của độc quyền”, 1957, EJ
– Hướng tới một lý thuyết tổng quát hơn về giá trị , 1957
LUẬT MINH kHUÊ (Sưu tầm)