Số tiền bán hàng cho nợ đến giờ đã được 2 năm rồi mà người ta vẫn chưa trả, đi đòi thì hẹn ngày này ngày nọ. Bên B có viết giấy nợ cho em và có người làm chứng nhưng không có công chứng pháp luật. Hiện tại bên B đang trốn tránh và không chịu gặp mặt để giải quyết nợ. Xin hỏi Luật sư của LVN Group nếu bây giờ em kiện bên B ra toàn thì giấy nợ đó có hợp pháp không và số tiền bên B mua hàng nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào?
Kính mong công ty luật LVN Group xem xét trả lời thư giúp em sớm nhất có thể. em xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của Công ty luật LVN Group.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005 (Văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, theo thông tin mà bạn cung cấp đó là bên B có viết giấy nợ cho bạn và có người làm chứng nhưng không có công chứng pháp luật, trong trường hợp này khi bạn muốn kiện bên B ra tòa thì xét theo quy định tại  Điều 401 bộ luật dân sự 2005 quy định về hình thức của hợp đồng:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Và theo quy định tại Điều Điều 428 về hợp đồng mua bán tài sản: 

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.

Điều 429. Đối tượng của hợp đồng mua bán: 

1. Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch.

2. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.

3. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán

Trường hợp của bạn đối tượng của hợp đồng là hàng hóa do đó không cần phải công chứng, chứng thực, chỉ cần giao kết bằng văn bản hai bên ký hoặc bằng hành vi mà bên cạnh đó khi viết giấy vay nợ có thêm người làm chứng đương nhiên sẽ có hiệu lực pháp luật và bắt buộc bên B phải chấp hành. Giấy ghi nhận nợ cũng không yêu cầu các bên phải công chứng, chứng thực, do đó khi viết tay thì vẫn có hiệu lực pháp lý. Nếu một bên vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện tới tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. 

Thứ hai, Số tiền bán hàng cho nợ đến giờ đã được 2 năm và bên B  vẫn chưa trả cho bạn vì vậy bên B đã vi phạm hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận từ trước, khi bạn khởi kiện ra tòa án cùng với các giấy tờ chứng cứ kèm theo như trên thì số tiền bên B mua hàng nợ đó tòa án sẽ giải quyết như sau căn cứ như sau

Căn cứ Điều 26 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có quy định tại khoản 3 như sau:

“3.  Tranh chấp về giao dịch dân sự, Tranh chấp về hợp đồng dân sự”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có quyền khởi kiện tại tại tòa án nơi mà người nợ tiền bạn đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán giữa hai bên, yêu cầu bên mua hàng phải thanh toán tiền hàng cho bạn. Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện (Lấy mẫu tại Tòa án).

– Giấy tờ ghi nhận nợ.

– Chứng minh thư nhân dân của hai bên(bản sao có chứng thực).

– Sổ hộ khẩu của hai bên (bản sao có chứng thực).

Bên tòa án sẽ giải quyếtc cho bạn  theo những căn cứ sau đây của bộ luật dân sự 2005:

Thứ nhất, theo Điều438 về nghĩa vụ trả tiền như sau: 

1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.

2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Thứ hai, Điều 305quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự:

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy bên B phải có nghĩa vụ phải trả lại số tiền là 400 triệu đồng và tiến hành trả lãi đối với số tiền trả chậm theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán cho bạn.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật trực tuyến về khởi kiện giải quyết tranh chấp nợ, gọi:  1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê