thể hiện được đúng ý chí của nhà nước, đồng thời pháp luật phải được thực hiện đúng, thống nhất trong phạm vi cả nước. Thực tiễn cho thấy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau.
1. Khái niệm giải thích pháp luật
Tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp giữa các văn bản quy phạm pháp luật đã xảy ra, nhiều trường hợp có những quy định pháp luật trừu tượng, chung chung, mập mờ, không rõ nghĩa, gây khó khăn cho các chủ thể trong việc thực hiện, nhất là trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải có hoạt động giải thích pháp luật, nhằm làm sáng tỏ về nội dung, tư tưởng, mục đích, hoàn cảnh, ý nghĩa của các quy định trong pháp luật, làm rõ mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một văn bản cũng như trong các văn bản khác nhau, đảm bảo cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật được đúng đắn, chính xác, thống nhất trong cả nước.
Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của quy phạm pháp luật; bảo đảm cho pháp luật được nhận thức và thực hiện đủng đắn, thống nhất.
2. Các hình thức giải thích pháp luật
Giải thích pháp luật là hoạt động được tiến hành thường xuyên. Với mục đích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của pháp luật, giải thích pháp luật được thể hiện bằng nhiều phương thức đa dạng và phong phú. Nó có thể được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau thông qua một văn bản của chủ thể có thẩm quyền, một bài viết, bài nói chuyện, lời giảng… Từ sự đa dạng trên, giải thích pháp luật được chia thành hai hình thức như sau:
– Giải thích pháp luật chính thức
Đây là hoạt động giải thích pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền.
Chủ thể có thẩm quyền là cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước được pháp luật trao quyền giải thích. Giải thích pháp luật chính thức có thể được tiến hành bởi chính cơ quan đã ban hành ra văn bản pháp luật cũng có thể hao quyền giải thích cho những cơ quan khác…
Giải thích pháp luật chính thức thường được thể hiện dưới hình thức vãn bản và gọi là văn bản giải thích pháp luật. Khi giải thích chính thức, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do luật định.
Nội dung giải thích pháp luật chính thức có thể có tính quy phạm hoặc có tính cụ thể. Trong giải thích có tính quy phạm, nội dung lời giải thích là khuôn mẫu để thực hiện nhiều lần trong thực tế. Giải thích có tính cụ thể chỉ được áp dụng một lần trong một vụ việc cụ thể. Khi giải thích về một quy định nào đó, chủ thể giải thích chính thức đưa ra các tình huống thực tế có thể xảy ra và hướng dẫn giải quyết sự việc theo quy phạm cụ thể nào trong văn bản. Nội dung giải thích pháp luật chính thức có giá trị bắt buộc phải thực hiện như chính quy định được giải thích. Đương nhiên văn bản giải thích chính thức sẽ hết hiệu lực khi văn bản được giải thích hết hiệu lực trong thực tế.
– Giải thích pháp luật không chính thức
Đây là hoạt động giải thích pháp luật của bất kì cá nhân, tổ chức nào trong xã hội. Hình thức giải thích pháp luật này rất phổ biến trong thực tế, mang tính quảng đại quần chúng. Người giải thích pháp luật có thể là các nhà hoạt động khoa học, người làm chính trị, người nghiên cúru và giảng dạy pháp luật, người làm công tác áp dụng pháp luật, các cá nhân công dân tự trao đổi, giảng giải cho nhau… Giải thích pháp luật không chính thức thường được thể hiện trong các bài viết, bài bình luận hay bài phân tích về pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng… Vì thế giải thích không chính thức thường mang tính chủ quan, có thể không chính xác và chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với người được giải thích. Mặc dù vậy, giải thích pháp luật của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí, các luật gia có uy tín… có ảnh hưởng lớn tới nhận thức và hành vi của người dân.
3. Các phương pháp giải thích pháp luật
Khi giải thích pháp luật, chủ thể giải thích dùng các cách thức khác nhau để tiến hành. Tùy thuộc vào nội dung, mục đích giải thích pháp luật, chủ thể giải thích pháp luật có thể dựa vào cấu tạo ngữ pháp của điều luật, đặt quy phạm trong mối liên hệ tổng thể để tìm hiểu, dùng sự suy đoán họp lí hay xem xét hoàn cảnh, điều kiện ra đời của quy phạm, văn bản quy phạm pháp luật để giải thích pháp luật… Nói cách khác, giải thích pháp luật được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, đó là:
– Phương pháp giải thích theo văn phạm
Đây là phưong pháp được sử dụng khá phổ biến trong giải thích pháp luật. Phương pháp này dùng cách phân tích cấu tạo ngữ pháp của quy phạm, xác định các thành phần của câu, các dấu câu và các từ nối để từ đó xác định mối liên hệ giữa các bộ phận của quy phạm. Bên cạnh đó, phương pháp này phải làm sáng tỏ ý nghĩa của ngôn từ. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc dùng để làm phương tiện giao tiếp và nhiều khi được hiểu theo những nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Vì vậy, phải xác định ngôn từ trong văn bản quy phạm pháp luật đang được giải thích cần được hiểu thống nhất theo một nghĩa nào đó sao cho bảo đảm thể hiện đúng ý chí của nhà nước.
về nguyên tắc, pháp luật phải được giải thích nguyên văn. Giải thích nguyên văn là cách giải thích mà nội dung của ngồn từ trong pháp luật được hiểu theo nghĩa phổ thông nhất, không có sự mở rộng hay hạn chế ý nghĩa của ngôn từ. Trong quá trình xây dựng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền đã cân nhắc rất kĩ việc sử dụng từ ngữ trong quy phạm. Tuy nhiên, ngôn ngữ của từng dân tộc không tránh khỏi có những ngôn từ đa nghĩa hoặc có thể làm cho cách hiểu chưa đủng với ý định của cơ quan xây dựng pháp luật. Trường hợp này cần phải giải thích theo cách phát triển mở rộng hay hạn chế thì mới đúng với ý nghĩa đích thực mà quy phạm định thể hiện. Đây là giải thích mở rộng hoặc hạn chế. Giải thích mở rộng là cách diễn đạt nghĩa của ngôn từ rộng hơn so với từ ngữ được thể hiện trong văn bản. Giải thích hạn chế là cách diễn đạt nghĩa của ngôn từ hẹp hơn so với từ ngữ được thể hiện trong văn bản. Các cách giải thích này là những trường hợp ngoại lệ, nó không phải là sự tùy tiện làm sai lệch ý nghĩa của câu văn mà là sự bổ khuyết cho hạn chế của hoạt động xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, chỉ khi nào nhận thấy lời văn của quy phạm thật sự chưa biểu đạt đúng ý chí của nhà nước thì mới giải thích mở rộng hoặc hạn chế.
– Phương pháp giải thích hệ thống
Đây là phương pháp đặt quy phạm pháp luật cần giải thích trong mối liên hệ với các quy phạm khác để giải thích. Bằng việc xác định vị trí của quy phạm trong hệ thống pháp luật cũng như việc đối chiếu chúng với nhau, chủ thể giải thích pháp luật có căn cứ để làm sáng tỏ vấn đề mà mình định giải thích.
– Phương pháp giải thích logỉc
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lời văn của quy phạm pháp luật không trực tiếp thể hiện rõ ý chí nhà nước. Bằng việc sử dụng những quy luật của logíc hình thức, người giải thích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy định.
– Phương pháp giải thích chính trị, lịch sử
Đây là phương pháp làm sáng tỏ nội dung của quy định thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh chính trị, lịch sử dẫn đến việc ban hành chúng. Dựa vào việc phân tích các điều kiện kinh tế – xã hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng thời kì, chủ thể giải thích pháp luật có căn cứ làm sáng tỏ nội dung cần giải thích, lí giải tại sao lại có quy định khác nhau với cùng một vấn đề trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)