Chi nhánh một ngân hàng mở một điểm giao dịch và gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Kết quả là Cơ quan đăng ký kinh doanh đã từ chối việc mở phòng giao dịch trên với lý do: “Giám đốc Chi nhảnh A kỷ tên thừa ủy quyền của người đại diện theo pháp luật Ngân hàng …
1. Giám đốc chi nhánh có quyền đại diện không?
Chi nhánh một ngân hàng mở một điểm giao dịch và gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Kết quả là Cơ quan đăng ký kinh doanh đã từ chối việc mở phòng giao dịch trên với lý do: “Giám đốc Chi nhảnh A kỷ tên thừa ủy quyền của người đại diện theo pháp luật Ngân hàng X trên văn bản thông bảo, nhưng không được đóng dấu của Chỉ nhảnh A mà phải đỏng dấu của Ngân hàng X mới bảo đảm tư cách pháp nhân, mới phù hợp tư cách nhân đanh bên ủy quyền”.
Vẩn đề đật ra:
Thực tế có phải vậy không?
Ai là người có quyền đại diện cho công ty?
Khoa học pháp lý gọi công ty là pháp nhân, một “con người” do pháp luật tạo ra. Nói một cách hình tượng thì công ty là một người vô hình. Công ty không có hình hài cụ thể, không thể nói, không thể hành động được. Mọi hoạt động của công ty được thực hiện thông qua những con người cụ thể. Nhưng sự khác biệt ở chỗ, những người thực hiện công việc của công ty lại làm phát sinh trách nhiệm của công ty. Người ta gọi đó là đại diện (theo ngôn ngữ bình dân là thay mặt). Theo quy ước chung, có những người mà khi nói hoặc làm một điều gì đó thì được coi là công ty nói hoặc làm. Ý niệm này được pháp luật về công ty gọi là “đại diện theo pháp luật”. Điều đó có nghĩa là không cần thêm bất cứ thù tục nào khác, những người này được suy đoán một cách mặc nhiên là người thay mặt hay đại diện chò công ty. Tùy theo mô hình công ty mà người đại diện theo pháp luật cỏ sự khác nhau. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn thì người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc. Trong công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc. Lựa chọn người nào làm người đại diện theo pháp luật là tùy thuộc vào quyết định của công ty và công ty phải thể hiện điều đó một cách minh thị trong Điều lệ của công ty.
Chi nhánh và chức năng của chi nhánh
Nói một cách đơn giản, công ty như một cái cây. Theo thời gian, cây ngày càng phát triển. Để có thể đón nắng trời, thực hiện việc quang hợp, “cây” công ty “đè” ra nhiều nhánh cây. Thân cây có thể phát triển theo hình thẳng đứng nhưng cành cây thì có thể tỏa ra nhiều hướng khác nhau. Trong khoa học pháp lý, luật pháp thừa nhận công ty có quyền mở chi nhánh. Trụ sở chính của công ty cũng như thân cây chi có một, nhưng nhánh cây (chi nhánh) thì nhiều. Cũng từ đó, một cách mặc nhiên, chúng ta hiểu rằng chi nhánh là một phần không tách rời của công ty, một bộ phận phụ thuộc cùa công ty. “Cây” công ty mà chết thì “nhánh cây” chi nhánh cũng không thể sống được!
Mỗi loài cây sẽ cho một loại quả nhất định. Cây cam sẽ có trái cam. Là một bộ phận của cây cam, thì nhánh cam không thể sản sinh ra quả quýt! Cũng tương tự, chi nhánh có quyền hoạt động trong phạm vi ngành, nghề công ty kinh doanh mà không được thực hiện các hoạt động khác ngoài phạm vi kinh doanh của “cây” công ty.
Các chi nhánh đều có người đứng đầu, gọi làm Giám đốc chi nhánh. Dù một “cây” công ty có bao nhiêu nhánh đi chăng nữa thì người ta cũng chỉ nhìn vào đó với tư cách là một cái cây mà thôi. Do đó, pháp luật về công ty không có sự phân biệt giữa “cây” công ty nhiều nhánh hay cây ít nhánh, tất cả đều là “cây” và đều chỉ có một người đại diện theo pháp luật mà thôi. Người đại diện đương nhiên cho công ty giống như gốc cây, có quyền điều phôi toàn bộ các vấn đề liên quan đến “cây” công ty từ thân cây cho đến các nhánh cây. Nhánh cây không thể nằm ngoài sự kiểm soát đó. Khi nhánh “ly khai” gốc cây, thì hành vi “vượt rào” ấy sẽ không được pháp luật thừa nhận. Cụ thể, nếu Giám đốc chi nhánh của công ty ký kết các hợp đồng mà chưa được sự chấp thuận của người đại diện theo pháp luật của công ty thì pháp luật về hợp đồng sẽ coi đó là hợp đồng vô hiệu vì người giao kết không có thẩm quyền đại diện.
Với những “cây” công ty nhỏ ít nhánh, thì “gốc” có thể “coi ngó” cho cả thân cây và nhánh cây. Nhưng với những “cây” công ty mà thân cây lớn với rất nhiều nhánh cây, một mình gốc cây phải “coi ngó” cho toàn bộ “cây” công ty là một việc rất khó khăn. Cũng từ đó, phát sinh khả năng san sẻ chửc năng đại diện của “gốc cây” (Giám đốc). Cách thức thực hiện là các Giám đốc (gốc cây) phải ủy quyền cho những điểm nút Giám đốc chi nhánh dửng đầu “các nhánh cây”. Lúc này, các điểm nút Giám đốc “gốc cây” sẽ có quyền “coi ngó” hay đại diện cho “nhánh cây” mà Giám đốc đó đứng đầu. Vỉệc chia sè quyền đại diện cho các Giám đốc chi nhánh thuộc về kỹ thuật quản trị mà không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Có hai điều cần lưu ý:
Một là, Giám đốc đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện của công ty.
Hai là, vì Giám đốc công ty là người duy nhất có quyền đại diện cho công ty nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do Giám đốc quyết định; đồng thời, bất cứ lúc nào Giám đốc công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh.
Cho nên mặc dù chi nhánh có quyền thực hiện toàn bộ các hoạt động của công ty cũng như nhánh cam có quyền sản sinh ra quả cam, nhưng không vì thế mà suy đoán người đứng đầu cũng đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh trong phạm vi các công việc mà chi nhánh thực hiện. Vỉệc cung cấp chất dinh dưỡng cho nhánh cam để tạo ra quà cam là chịu sự “điều phối” của gốc cam. Do vậy, nếu không có “sự cho phép” cùa gốc cam thì các điểm nút cũng không thể “đại diện” cho nhánh cam là như vậy.
Trở lại với chuyện chi nhánh ngân hàng mở phòng giao dịch. Giám đốc chi nhánh được sự ủy quyền của Giám đốc công ty trong việc đại diện cho chi nhánh trong phạm vi hoạt động của chi nhánh. Việc mở phòng giao dịch của chi nhánh cũng giống như việc nhánh cây đè ra nhánh con. Nếu đã thừa nhận Giám đốc chi nhánh có quyền đại diện cho chi nhánh, bao hàm cả những nhánh con của nhánh cây thì thiết nghĩ hầu như không có lý do gì cho việc từ chối trên.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: Giám đốc chi nhánh có quyền đại diện hay không? Thời báo Kỉnh tế Sài Gòn, ngày 23-6-2011.
2. Tranh chấp phát sinh trong doanh nghiệp?
Một vụ kiện xảy ra ở Đồng Nai, theo đó, một người được Tòa án tuyên là có quyền quản lý công ty nhưng trong bản án lại không đề cập chuyện bàn giao lại con dấu cho người đó. Do đó, Cơ quan thi hành án chi thi hành việc bàn giao lại công ty cho người quản lý mà không thực hiện việc thu hồi con dấu để bàn giao với lý do tòa án… không tuyên! Kết quả là người này không thực hiện được việc quản lý của mình vì không có con dấu.
Câu chuyện trên đề cập hai vấn đề: Một là, người đại diện công ty và hai là, con dấu của công ty. Pháp luật về công ty đã sử dụng hình ảnh pháp nhân (ở đây pháp nhân hay công ty được sử dụng với cùng một nghĩa) làm xuất phát điểm cho các vấn đề có liên quan. Công ty là một “con người” do pháp luật tạo nên, độc lập với ông chủ đã bỏ tiền để tạo ra nó. Pháp luật về công ty phải được áp dụng bởi vì các ông chủ của công ty có quá nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Các tài sản của ông chủ về cơ bản được chia làm hai nhóm: tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư. Chi ông chủ mới biết ông ta đang tiêu tiền của mình hay là tiền mà ông mang đi đầu tư. Cũng vì lẽ đó mà pháp luật về công ty mới buộc ông phải tách bạch tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư. Để bảo đảm rằng khối tài sản mà ông chủ đầu tư không bị mất mát và bị tranh đoạt bởi người khác, pháp luật về công ty đã sử dụng khái niệm “pháp nhân” nhằm giải quyết vấn đề này. Theo đó, một “con người” tưởng tượng ra đời, được quy ước rằng sẽ sở hữu phần tiền mà ông chủ đã mang đi đầu tư và chỉ chi tiêu khoản tiền này vào một mục đích duy nhất là kinh doanh. “Con người” công ty này về đại thể, khác ông chù của nó ở các điểm sau: (i) “Con người” công ty cũng có tài sản giống ông chủ nhưng tài sản này chỉ dùng vào một mục đích duy nhất là kinh doanh mà không chi tiêu vì những lý do khác như ông chủ; (ii) “Con người” công ty có nhiều mối quan hệ, nhưng các mối quan hệ này suy cho cùng cũng chi phục vụ cho mục đích kinh doanh của nó mà thôi.
Mặc dù pháp luật về công ty quy định cho công ty có quyền sở hữu, nhưng cái mà “con người” công ty sở hữu có nguồn gốc tài sản của ông chủ. Tức là, nhiệm vụ của công ty là làm cái việc “phân thân” phần kinh doanh của ông chủ ra khỏi phần sinh hoạt bình thường.
Cho nên, về mặt lý thuyết thì có thể tưởng tượng được “con người” công ty. Nhưng khi đối mặt với các hoạt động thực tế thì “con người” công ty mang tính ước lệ kia lại không đi lại, nói năng gì được. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật về công ty đã xây dựng nên khái niệm “đại diện”. Do đó, một con người (con người bằng xương bằng thịt, còn gọi là “tự nhiên nhân”, “thể nhân” để phân biệt với “người pháp lý” là pháp nhân) sẽ thay mặt cho công ty để tiến hành các hoạt động cần thiết. Nói một cách hình tượng, mối quan hệ giữa người đại diện và công ty cũng giống như mối quan hệ giữa người ngồi đồng và các vị thần. Đã gọi là thần thánh thì người trần mắt thịt không thể nhìn thấy được nên thần thánh có nói gì mình cũng không nghe được. Giải pháp là: thần sẽ nhập vào xác phàm của người ngồi đồng, mượn cái thân xác trần tục kia để phát ngôn những lời thần thánh (!).
Trên thực tế, thì mọi hoạt động của công ty đều phải thông qua người đại diện. Nhưng tới đây lại nảy sinh thêm rắc rối khác. Bởi vì, người đại diện của công ty dường như đang mang trong mình hai tư cách: Một là, chính bản thân anh ta; hai là, đại diện cho công ty. Vậy thì lúc nào anh ta phát ngôn, làm những việc với tư cách cá nhân và lúc nào là nhân danh công ty? vấn đề này cần được làm rõ. Bởi vì, biết đâu người đại diện sẽ lợi dụng sự mập mờ không rõ ràng này mà làm những việc sai trái (ngôn ngữ luật hiện đại gọi là “vượt quá phạm vi đại diện”) hoặc có thể làm cho những người có liên quan có cảm giác không tin tưởng. Đây là lúc con dấu của công ty phát huy vai trò. Mỗi công ty đêu có một con dấu. Các giấy tờ giao dịch của công ty phải đóng dấu của công ty. Con dâu của công ty giống như chiếc khăn đỏ mà người ngồi đồng đội trên đầu. Chiếc khăn này làm cho những người mê tín dị đoan đang cầu xin thần thánh kia tin rằng người ngồi đồng nếu có nói gì trong lúc này thì cũng là lời của thần thánh phán chứ không phải lời của anh ta. Pháp luật quy định: “Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức” là như vậy.
Từ đây, pháp luật vê công ty cần phải làm thêm một việc nữa để hoàn chỉnh cho ý niệm “con người” công ty là quy định mối quan hệ giữa người đại diện và con dấu. Theo đó, vai trò của người đại diện là thay mặt cho công ty. Cụ thể người này nói gì, làm gì sẽ được mặc nhiên hiểu là công ty đang nói, đang làm. Sau này công ty không được bác bỏ. Nhưng để tránh sự nhập nhằng về tư cách cá nhân và tư cách thay mặt cho công ty khi nhân danh công ty, các giấy tờ giao dịch mà người đại diện ký phải thể hiện rõ là họ đang thay mặt công ty và phải đóng dấu của công ty. Thiếu một trong hai yếu tố trên đều không được. Người không có quyền đại diện mà ký tên và đóng dấu vào văn bản thì cũng không có ý nghĩa gì. Người đại diện ký tên phát hành các văn bản mà không đóng dấu của công ty thì các bên liên quan sẽ không thừa nhận, sẽ nghi ngờ về tư cách đại diện của người đó . Cho nên, tốt nhất là phải có cả hai. Từ mối quan hệ giữa người đại diện và con dấu nên luật quy định người đại diện thì quản lý con dấu: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu ưách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luậf (Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 205).
Trở lại câu chuyện ở trên: Người được giao quyền đại diện quản lý công ty thì không có con dấu mà người không có quyền đại diện thì lại giữ con dấu. Tất nhiên, người giữ con dấu không thể làm gì được với con dấu kia, nhưng điều trái ngang là họ vẫn cứ muốn giữ. Điểm vô lý của bản án là ở chỗ, quyền quản lý, đại diện về mặt pháp lý luôn gắn liền với con dấu. Sự sai sót không đáng có này làm cho mối quan hệ bị “đứt đoạn”. Điều này cũng giống như giao cho một người cái thẻ ATM nhưng lại đưa mật khẩu cho người khác. Kết quả là cả hai đều không rút được tiền.Trong công tác thi hành án, cơ quan thi hành án đã lựa chọn một giải pháp “khôn ngoan” với lý lẽ Tòa án không tuyên nên không thi hành. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì câu trả lời này chưa đủ thuyết phục. Bởi vì, trong các quyền của người đại diện thì còn bao hàm cả quyền quản lý và sử dụng con dấu được pháp luật ghi nhận. Việc thi hành bản án về bàn giao quyền quản lý công ty mà không bao gồm cả con dấu là một việc làm phiến diện!
Người đại diện có quyền yêu cầu cấp con dấu mới khi con dấu của công ty bị mất. Nhưng vấn đề là con dấu trong trường hợp này không bị mất. Do đó, việc thông báo mất con dấu và xin cấp lại con dấu khác chưa hẳn sẽ được chấp thuận từ phía co quan công an.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: Người đại diện và con dấu của công ty, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 11-10-2011.
3. Vì sao nên bỏ tội kinh doanh trái phép?
Trả lời phóng viên Báo Tuổi trẻ về nội dung này, TS. Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự – hành chính Bộ Tư pháp, phân tích:
“Tiêu chí chung để phi tội phạm hóa là do có sự thay đổi mà hành vi nào đó không còn tính nguy hiểm cho xã hội hoặc mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm xuống, đã có biện pháp khác xử lý mà không cần thiết phải xử lý hình sự.
Với tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì chúng ta thấy rằng Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ tư tưởng tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được đầu tư, kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua năm 204 đã thể hiện rõ tư tưởng này.
Doanh nghiệp chi cần đăng ký kinh doanh rồi tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà không cần phải xin phép, ghi vào giấy phép ngành, nghề, lĩnh vực cụ thể như trước đây.
Hơn nữa, những lĩnh vực cấm kinh doanh đã được quy định tại một số điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự (buôn bán, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, chất hướng thần; buôn bán người…)”.
Như vậy, điều luật quy định về tội kinh doanh trái phép không còn cơ sở để tồn tại.
Theo nguồn: http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150404/vi-sao- bo-toi-kinh-doanh-trai-phep/729521.html, truy cập ngày 26-4-2015.
4. Bản điều lệ
Bản Điều lệ phải thâu tóm vào nó những điều khoản của Luật doanh nghiệp đã “được cắt gọt” để những người sáng lập vận hành được “cỗ xe”. Nó là sự cụ thể hóa Luật doanh nghiệp’ vào hoàn cảnh cụ thể của một doanh nghiệp. Công việc ấy đòi hỏi người sáng lập phải thực tế, hiểu biết lòng người để đừng dại dột “trói tay” mình chặt hon luật đòi hỏi.
Thí dụ, luật quy định muốn ngưng buổi họp đại hội giữa chừng cần có 51% cổ phần của những người hiện diện chấp thuận thì bản Điều lệ không nên lý tưởng hóa lòng tốt của con người để nâng lên thành “của toàn thể cổ đông hiện diện”; hoặc luật quy định cổ phần của người từ trần sẽ được chuyển sang cho người thừa kế thì các cổ đông sáng lập có thể suy nghĩ “không trái luật” rằng: “chơi với nó thì biết chứ chơi với con hay cháu nó thì biết thế nào” và vì vậy, họ sẽ bàn bạc để ghi trong bàn Điều lệ rằng “cổ phần của người từ trần sẽ được bán lại cho công ty”.
Vậy bản Điều lệ lặp lại Luật doanh nghiệp, nhưng trong một số vấn đề mà những người sáng lập quan tâm, nó đi sâu hơn, chi tiết hơn Luật doanh nghiệp. Cũng chính vì việc “đi sâu hơn” này mà các cổ đông sáng lập còn ký kết với nhau hợp đồng góp vốn trước khi ký bản Điều lệ, bởi vì có những điều họ muốn nhưng không thể ghi vào bản Điều lệ. Thí dụ A, B, c góp vốn, họ đồng ý là A sẽ luôn là Chủ tịch. Trong bản Điều lệ, theo Luật doanh nghiệp, họ chỉ có thể ghi “Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch” chứ không thể ghi một cách “thẳng mực tàu” là A được. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nữa mà các cổ đông sáng lập phải làm nhưng không thể ghi vào bản Điều lệ. Thí dụ có một số việc phải làm trước khi công ty hình thành nhưng về sau công ty lại không thành lập được. Vì những sự đa dạng phức tạp của đời
1. Luật doanh nghiệp năm 205 (BT).
sống mà Luật doanh nghiệp không thể tiên liệu hết nên một bản Điều lệ muốn đạt mục đích “quy định” và “đối kháng” của nó thường phải mở rộng luật bằng cách vận dụng luật.
Do vậy, một bản Điều lệ làm theo mẫu do cơ quan đăng ký kinh doanh đề nghị thì không bao giờ đủ, chưa kể đến việc trong đó có những điều khoản phục vụ lợi ích cùa ,cơ quan quản lý nhiều hơn là cho lợi ích của doanh nghiệp, và thậm chí là ép phải dùng bằng cách từ chối đăng ký. Một môi trường đầu tư thuận lợi nằm ở chỗ tôn trọng quyền lợi của người đầu tư khi luật pháp được áp dụng chứ không phải ở chỗ luật thông thoáng.
Theo nguồn: Nguyễn Ngọc Bích: Bản Điều lệ, Thời báo Kinh tể Sài Gòn, 3-8-2006.
5. Doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam
Trung tâm dạy nghề nhân đạo KOTO được thành lập năm 1999, bắt đầu từ một tiệm bánh mỳ kẹp, tạo công ăn việc làm cho 9 trẻ lang thang cơ nhỡ. Từ đó, KOTO lớn mạnh được trao tặng nhiều giải thưởng, cung cấp cho trẻ khuyết tật, trẻ em đường phố độ tuổi từ 16 đến 22 một chương trình đào tạo dạy nghề liên tục kéo dài 24 tháng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn (bao gồm bộ phận tiền sảnh và bộ phận hỗ trợ), các kỹ năng sống cơ bản và tiếng Anh. Học viên tốt nghiệp tại KOTO nhận chứng chỉ quốc tế từ Học viện Box Hill (Úc), từ đó có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp tại các khách sạn, khu nghỉ và nhà hàng hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện nay đang có 150 học viên tham gia chương trình. Cho đến tháng 9 năm 2016, KOTO đã đào tạo thành công gần 700 bạn trẻ, trong đó nhiều người đã tự đứng ra kinh doanh, một số doanh nghiệp này đi theo mô hình doanh nghiệp xã hội qua đó tạo thêm nhiều cơ hội cho các học viên và cựu học viên của KOTO.
Năm 2002, KOTO đăng ký kinh doanh là công ty trách nhiệm hữu hạn tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Năm 2016, KOTO trở thành doanh nghiệp xã hội được công nhận đầu tiên ở Việt Nam theo tinh thần của Điều 10 Luật doanh nghiệp năm 204 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP. Lợi nhuận: năm 2011 với 16,7 tỷ đồng, năm 2012 với 21,6 tỷ đồng, năm 2013 với 23,8 tỷ đổng, năm 2016 với 31,9 tỷ đồng.
Tầm nhìn: thông qua sức mạnh của mô hình doanh nghiệp xã hội để giúp trẻ em thiệt thòi và dễ bị tổn thương thay đổi cuộc sống, tự tin bước vào đời.
Sứ mệnh: trang bị cho trẻ em thiệt thòi và dễ bị tốn thương các kỹ năng sống, đào tạo nghề và cung cấp các cơ hội để các em có thể tiếp tục tự xây dựng tương lai.
Giá trị: công bằng, cộng đồng, tôn trọng, phối hợp, hiệu quả.
Cơ cấu và quản trị:
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của KOTO luôn hiện hữu trong cách KOTO tiếp cận và tổ chức. Vì là một doanh nghiệp phi lợi nhuận, KOTO sử dụng doanh thu trực tiếp đầu tư trở lại chương trình đào tạo thay vì trả cổ tức cho cổ đông như hình thức kinh doanh truyền thống. Hoạt động kinh doanh của KOTO bao gồm các lĩnh vực: dịch vụ khách hàng, du lịch, nhà hàng, dịch vụ quản lý hoạt động ẩm thực, dịch vụ đào tạo hướng nghiệp…
Định hướng hoạt động được phản ánh trong cơ cấu tổ chức của KOTO gồm hai bộ phận. Thứ nhất là doanh nghiệp xã hội KOTO, chịu trách nhiệm quản lý mảng dịch vụ ẩm thực và đào tạo tại nhà hàng. Thứ hai là Quỹ KOTO, quản lý hoạt động đào tạo, trung tâm đào tạo và khu ký túc xá trên toàn quốc. Trong đó, doanh thu tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp xã hội KOTO sẽ bù đắp cho chi vận hành của Quỹ KOTO.
Hoạt động của KOTO tại Việt Nam được giám sát bởi Hội đồng quàn trị (không nhận lương) tại úc và được yêu cầu báo cáo tới Cục thuế của úc. Chín thành viên trong Hội đồng quản trị được phân chia thành các tiểu ban, trong đó có tiểu ban quản lý quỹ cộng đồng, nhằm bảo đảm các yêu cầu về thuế, có thể phát hành được hóa đơn thuế. Đây chính là vị trí pháp lý của KOTO tại úc, tạo điều kiện cho KOTO gây quỹ hỗ ượ tại Việt Nam.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Điển hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, nguồn tại: https://www.brỉtishcouncil.vn/sites/default/files/sach-dien-hinh-doanh-nghiep-xa-hoi-tai- viet-nam.pdf, tr.28.